1. Góp sức … chuyển giao quyền lực giữa hai triều Lý – Trần
Mặc dù Trần Thị Dung - hoàng hậu cuối cùng nhà Lý - là vợ của Trần Thủ Độ nhưng trước khi chính thức làm vợ làm chồng, hai người đã có một thời gian dài qua lại với nhau ngay khi Trần Thị Dung còn là vợ của vua Lý Huệ Tông.
Việc Trần Thị Dung tái giá với Trần Thủ Độ - người đã bức hại Lý Huệ Tông - chồng cũ của mình đã khiến bà bị các sử gia theo quan niệm trung thần bất sự nhị quân, gái chính chuyên chỉ thờ một chồng đánh giá là "thất tiết". Thực ra, khi còn ở Thiên Trường, Trần Thủ Độ vốn là người tướng mạo, thông minh, ông đã đem lòng yêu mến Trần Thị Dung từ thuở thiếu thời. Đến khi được phong làm Điện tiền chỉ huy sứ triều Lý, ông càng có điều kiện ra vào cung để tiếp cận Trần Thị Dung.
Sau khi sinh hạ được hai công chúa, vào cuối đời, vua Lý Huệ Tông lâm bệnh, nên có lẽ đã không hoàn thành nhiệm vụ gối chăn với hoàng hậu. Trần Thị Dung lúc ấy dù đã 30 tuổi, gái 2 con nhưng lại phải chịu cảnh phòng the lạnh lẽo. Trong khi ấy, Thủ Độ đang tuổi trai tráng đầy sức sống và quyền lực, nên chuyện họ có mối tình ngoài luồng xét cho cùng cũng không phải là to tát, khó hiểu.
Đến năm 1225, nhà Trần nắm quyền và Trần Thị Dung chính thức làm vợ của Trần Thủ Độ. Xung quanh vai trò của Trần Thị Dung cũng có nhiều ý kiến khác nhau, song nhiều người cho rằng không có sự chung tay của bà thì Trần Thủ Độ khó thực hiện trót lọt việc chuyển đổi ngôi từ Lý sang Trần nhanh chóng như vậy. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng, trong cuộc chống quân Mông Cổ xâm lược lần thứ nhất năm 1258, chính Trần Thị Dung đã góp công lớn trong việc chỉ huy hậu cung rút lui để bảo toàn lực lượng. Điểm dựa vững chắc ấy giúp cho tướng sĩ chắc tay gươm cùng ba quân đánh đuổi kẻ thù hung bạo.
2. Nghi án lịch sử
Câu chuyện tình tai tiếng này liên quan đến bà Nguyễn Thị Hương - vợ vua Tự Đức (Hoàng đế thứ 4 nhà Nguyễn), và đại thần phụ chính Nguyễn Văn Tường.
Nguyên cớ của mối tình ngoài luồng này bắt nguồn từ việc bà Nguyễn Thị Hương nghe lệnh vua Tự Đức nhận Ưng Đăng - cháu vua làm con nuôi vào năm 1870. Bà đã nuôi dưỡng, chăm sóc Ưng Đăng từ lúc 2 tuổi cho đến khi lên ngôi, lấy niên hiệu là Kiến Phúc.
Do vua Kiến Phúc lên ngôi lúc mới 15 tuổi nên bà Nguyễn Thị Hương ngày càng có thế lực và ảnh hưởng lớn trong triều. Thấy vậy, quan đại thần Nguyễn Văn Tường tỏ ra rất quan tâm, thân thiện với bà hòng lấy cảm tình.
Chẳng may, vua Kiến Phúc bị bệnh đậu mùa. Bà Nguyễn Thị Hương ngày ngày túc trực bên cạnh vua từ mờ sáng sớm đến nửa đêm để săn sóc.
Thấy đây là cơ hội tốt, Nguyễn Văn Tường ngày nào cũng vào chầu vua, có khi đến nửa đêm mới về. Ông cố tình thể hiện những cử chỉ lả lơi của mình với bà Nguyễn Thị Hương. Điều này không qua được mắt vua Kiến Phúc. Đến một hôm, vua giả vờ say ngủ thì đã nghe được hai người to nhỏ chuyện dan díu với nhau. Quá tức giận, vua Kiến Phúc dọa sẽ chặt đầu cả hai khi nào lành bệnh.
Có giai thoại kể rằng khi chuyện bị bại lộ, Nguyễn Văn Tường đã tự tay pha chế thuốc cho nhà vua nhưng thực ra đây là chén thuốc độc. Và sau khi uống thuốc, vua Kiến Phúc đã qua đời khi mới tại vị được 8 tháng.
Sử sách không chép sự kiện này, nhưng bia miệng dân gian vẫn còn đó. Vì thế, việc ai giết vua Kiến Phúc đến nay vẫn còn là một "nghi án" của lịch sử.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét