(ĐSPL) - Gợi ý lịch trình và chi phí du lịch đảo Lý Sơn 3 ngày dưới đây sẽ giúp bạn có một kỳ nghỉ tiết kiệm và thú vị.
Nên chuẩn bị gì khi du lịch đảo Lý Sơn?
Nên mang quần áo thoáng mát, gọn gàng, giày thể thao để leo núi và dép thấp để tiện di chuyển trên bãi biển.
Hành lý nên gọn nhẹ hoặc các loại ba lô du lịch cỡ lớn để tiện di chuyển.
Thuốc chống muỗi và côn trùng, thuốc dị ứng…
Kem chống nắng, mũ, ô dù là vật không thể thiểu để tránh cái nắng cháy ngoài biển đảo.
Mang theo phao, áo phao, đồ bơi, kính và mũ bơi đầy đủ nếu bạn muốn thỏa sức ngụp lặn trong làn nước xanh màu ngọc bởi trên đảo không có dịch vụ cho thuê đồ bơi lặn.
Nếu thích cắm trại nhớ mang theo lều, mền hay áo khoác.
Chuẩn bị dụng cụ sạc dự trữ, đèn pin tích điện đề phòng những lúc mất điện trên đảo.
Mua chút đồ ăn dự trữ, thực phẩm khô, bánh kẹo nếu có ý định cắm trại hoặc mang cho trẻ em trên đảo làm quà.
Thuê xe máy ở đảo Lý Sơn
Bạn có thể thuê xe lôi với giá 400.000 - 500.000 đồng/đoàn (tối đã 6 người)/ ngày hoặc xe máy tại nhà nghỉ với giá 150.000 đồng/ ngày, xe ga mỗi loại tăng thêm 50.000 đồng. Khi nhận xe nhớ kiểm tra phanh, ga cho chuẩn chứ xe ở ngoài đó nhiều xe cà tang đi rất nguy hiểm.
Nếu đi xe lôi, các chú lái xe sẽ kiêm hướng dẫn địa phương đưa bạn đi thăm tất cả những điểm tham quan nổi tiếng trên đảo và sẵn sàng dừng lại dọc đường để các bạn ngắm cảnh và chụp ảnh lưu niệm theo yêu cầu.
Địa chỉ, số điện thoại nhà nghỉ ở Lý Sơn
Theo kinh nghiệm du lịch của nhiều người thì bạn nên chọn các nhà nghỉ mặt biển, view biển, phía đông của đảo thì chắc chắn sẽ mát, thoáng vì mùa biển lặng thường có gió Đông. Các nhà nghỉ, khách sạn gần cầu cảng thường nóng hơn ở phía Đông.
Tham khảo một số nhà nghỉ:
Nhà Hàng, nhà nghỉ Hoa Biển: 055.3867522, 0983867522. Giá khoảng 250.000 đồng/phòng đôi, 200.000 đồng/phòng đơn. Nhà nghỉ có xe đưa đón, thoáng mát, sạch sẽ. Đặc biệt có hai cây bàng vuông ở khuôn viên sân hoa nở quanh năm rất đẹp.
- Khách sạn Lý Sơn (055.3867888). Giá: không điện, không điều hòa: 250.000 đồng/phòng, có điện, điều hòa những lúc cao điểm thì 450.000 đồng/phòng.
- Nhà hàng, nhà nghỉ Viễn Đông: 0977405507 (chú Thanh) - 0166.7537.351 (cô Lệ)
- Nhà nghỉ, cafe Đại Dương: 0977205818 gặp Minh Khánh.
- Ngoài ra còn có một số nhà nghỉ mới xây như Thành Phát, Mỹ Phụng (0934782324) phía đông đảo gần Hoa Biển, Thành Lợi gần cầu cảng, Song Bình gần núi Thới Lới.
- Nhà nghỉ Minh Vy đảo bé: 01658768790, 01688313631 (chị Đảnh). Giá phòng đơn khoảng 200.000 đồng, phòng đôi 250.000 đồng. Có thể phục vụ điện máy nổ cả ngày đêm nhưng giá mắc. Để thuê tàu đi đảo bé bạn có thể hỏi luôn chủ nhà nghỉ.
Ngoài ra bạn có thể hỏi thăm người dân nhà nghỉ cộng đồng, một dạng homestay khá thú vị với giá khoảng 50.000 đồng /người/ đêm hoặc phòng riêng là 150.000 đồng /phòng/ đêm.
Lịch trình, chi phí du lịch đảo Lý Sơn
Ngày 1: Hà Nội (hoặc Sài Gòn) - Chu Lai (hoặc Đà Nẵng)
Nếu đi bằng máy bay từ Hà Nội/ Sài Gòn đến sân bay Chu Lai: Nếu may mắn săn được vé giá rẻ thì bạn chỉ mất hơn 2 triệu khứ hồi.
Từ sân bay Chu Lai có xe đưa đón miễn phí về TP. Quảng Ngãi (xe 29 chỗ). Vào thành phố bạn nghỉ đêm tại cảng Sa Kỳ (cách cảng 200 mét có một số nhà nghỉ, nhà trọ khá sạch sẽ). Gợi ý: Nhà trọ Hương Biển có 5 phòng dạng nhà trọ đơn giản, giá là 50.000 đồng/người. Nhà trọ Phương Đông giá mỗi phòng 120.000 đồng.
Nếu cảng Sa Kỳ mà cảm thấy không ưng ý thì có thể ra khu bãi biển Mỹ Khê. Nhà khách thì phòng đơn khoảng 300.000 đồng, phòng đôi 450.000 đồng. Nhà nghỉ bình dân giá cũng tầm 200.000 đồng/phòng đơn.
Nếu đi bằng xe giường nằm: Từ Hà Nội xuất phát ở Bến xe Nước Ngầm, giá vé khoảng 450k – 500k/người/lượt. Từ Sài Gòn thì đi xe Chín Nghĩa hoặc Sao Vàng khoảng 1h chiều. Sáng sớm hôm sau 6h có mặt tại thành phố, bắt xe trung chuyển đến cảng Sa Kỳ, khoảng 7h mua vé tàu cao tốc là vừa.
Tàu cao tốc
Bạn có thể đến trực tiếp cảng hoặc địa chỉ: 379 Nguyễn Nghiêm (bán từ 13h30 - 15h30). Số điện thoại đặt vé tàu cao tốc cảng Sa Kỳ: 055.3626431 hoặc Fax 055.3626.138 và cung cấp thông tin họ tên, năm sinh, nơi ở.
Giá vé chiều từ Sa Kỳ ra đảo là 105.000 đồng/lượt và lượt về từ Lý Sơn về Sa Kỳ là 100.000 đồng.
Có hai chuyến buổi sáng xuất cảng lúc 7h30 và 8h từ Sa Kỳ và một chuyến buổi chiều vào 13h hoặc 13h30. Chiều về từ Lý Sơn về đất liền duy trì một chuyến buổi sáng vào 7h30 hoặc 8h tùy tàu và buổi chiều một chuyến lúc 14h.
Ngày 2: Quảng Ngãi - Sa Kỳ - đảo Lý Sơn
Dậy sớm trả phòng và di chuyển ra cảng trước 6h30 để mua vé tàu cao tốc. Cảng Sa Kỳ cách TP Quảng Ngãi khoảng gần 20km. Đi xe buýt từ bến xe khách Quảng Ngãi tới cảng mất 1 tiếng, xe khởi hành từ bến lúc 5h25 sáng, giá 14.000 đồng.
7h - 7h30: Lên tàu cao tốc, đến đảo Lý Sơn
9h: Nhận phòng, nghỉ ngơi một chút sau đó thuê xe máy đi tham quan, ăn uống.
Gợi ý cung đường: nhà nghỉ - nhà lưu niệm (tượng đài luôn) - giếng vua - chùa Hang - hải đăng lớn - đình làng An Hải - về khách sạn ăn trưa. Buổi chiều: hồ đập nước (núi Thới Lới) - hang Câu - đình làng An Vĩnh, Âm Linh Tự, chùa Đục - cổng Tò Vò (ngắm hoàng hôn xuống biển ở chùa Đục) - khu mộ gió - về khách sạn ăn tối. Giá chỉ khoảng 70.000 đồng/người.
Ngày 3: Lý Sơn - đảo bé An Bình
Thức dậy sớm, ngắm bình minh ở Hải đăng lớn, Vịnh Mù Cu hoặc đỉnh Thới Lới. Ăn sáng, sau đó lên tàu thăm quan Đảo An Bình hay còn gọi là đảo Bé Lý Sơn.
Tàu đi đảo bé hiện có một chuyến chạy cố định lúc 8h sáng hàng ngày và về tầm 14h30 chiều. Giá chung một lượt là 30.000 đồng/người và khứ hồi là 50.000 đồng/người. Ngoài ra có thể liên hệ thuê nguyên tàu nếu đoàn đông thì sẽ đi về theo giờ của mình cho chủ động. Giá thuê nguyên tàu khoảng 1,2 - 1,4 triệu.
9h: đặt chân lên đảo Bé, lấy phòng, tắm biển, lặn san hô, nghỉ ngơi tự do. Khi đi tắm biển, nên gửi tất đồ ở nhà trọ, nhà dân mình tá túc, điện thoại cũng không mang đi vì ra bãi tắm không có sóng điện thoại.
Ăn trưa, nghỉ ngơi. Chiều: thăm quan ruộng hành tỏi, ngắm bãi cát trắng mịn với những khối đá muôn vạn hình thù kỳ bí, chụp ảnh, tắm biển tại Hang sau. Tối: dựng lều tại bãi Tiên, BBQ hải sản giao lưu hát hò.
Ngày 4: Lý Sơn - Quảng Ngãi.
5h: dậy đón bình minh, tắm biển, dọn dẹp, ăn sáng và trở về đảo Lớn.
7h30: lên tàu trở về đất liền. Kết thúc hành trình khám phá Lý Sơn.
9h30: đoàn về đến cảng Sa Kỳ. Bạn có thể tiếp tục đến dạo chơi bãi biển Mỹ Khê - Quảng Ngãi sau đó thăm quan khu chứng tích Sơn Mỹ.
Kết thúc hành trình.
LINH AN (Tổng hợp)
Vẻ đẹp mê hồn của ngọn núi lửa lớn nhất đảo Lý Sơn
(Kiến Thức) - Núi Thới Lới là một thắng cảnh tuyệt vời mà du khách không thể không ghé thăm khi đặt chân đến đảo Lý Sơn.
Đảo Lý Sơn, tỉnh Quãng Ngãi được hình thành từ thời tiền sử với sự phun trào của 5 ngọn núi lửa. Trong đó, núi Thới Lới cao 170m nằm ở phía Đông của đảo là ngọn núi lửa lớn và độc đáo nhất. Đây cũng là một thắng cảnh tuyệt vời mà du khách không thể không ghé thăm ghi đặt chân đến đảo Lý Sơn.
Nằm dưới chân núi ở hướng Đông Bắc có Hang Câu - một cảnh đẹp nổi tiếng của đảo Lý Sơn. Hang ăn sâu vào lòng núi, được hình thành cách nay hàng nghìn năm từ nham thạch cùng với sự tác động của gió và sóng biển. Đến thăm hang, du khách không khỏi choáng ngợp trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ giữa một bên là biển xanh, một bên là vách núi dựng đứng.
Chếch về hướng Tây Bắc của núi Thới Lới có chùa Hang - ngôi chùa độc đáo nằm trong một hang đá lớn của trong hệ thống hang động nham thạch ở đảo Lý Sơn. Chùa được lập ra dưới triều vua Lê Kính Tông (1599 - 1619)
Con đường này sẽ dẫn đến cột cờ Tổ quốc - một công trình biểu thị chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Việt Nam.
Cột cờ được xây dựng năm 2013 theo thiết kế cột mốc chủ quyền biển đảo Việt Nam với chiều cao 20m, diện tích lá cờ 4 x 6 mét, hướng ra Hoàng Sa. Mặt chính trên đài ghi rõ chủ quyền, kinh độ, vĩ độ của đảo Lý Sơn.Phần thân màu trắng được bọc ngang mang sắc đỏ của Quốc kỳ, như biểu tượng xương máu cha ông ôm lấy và bảo vệ từng tấc đất, từng dấu mốc ngoài đảo xa.
Từ sườn núi có thể quan sát toàn cảnh những ruộng tỏi nổi tiếng của Lý Sơn trải rộng trước tầm mắt.
Vách đá dựng đứng án ngữ mặt biển xanh ngắt.
Đàn bò rảo bước giữa khung cảnh hùng vĩ của đảo Lý Sơn
Hải đăng Lý Sơn sừng sững bên bờ Biển Đông.
Màu xanh quyến rũ của thiên nhiên trên núi Thới Lới.
Quốc Lê
Con đường này sẽ dẫn đến cột cờ Tổ quốc - một công trình biểu thị chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Việt Nam.
Cột cờ được xây dựng năm 2013 theo thiết kế cột mốc chủ quyền biển đảo Việt Nam với chiều cao 20m, diện tích lá cờ 4 x 6 mét, hướng ra Hoàng Sa. Mặt chính trên đài ghi rõ chủ quyền, kinh độ, vĩ độ của đảo Lý Sơn.Phần thân màu trắng được bọc ngang mang sắc đỏ của Quốc kỳ, như biểu tượng xương máu cha ông ôm lấy và bảo vệ từng tấc đất, từng dấu mốc ngoài đảo xa.
Từ sườn núi có thể quan sát toàn cảnh những ruộng tỏi nổi tiếng của Lý Sơn trải rộng trước tầm mắt.
Vách đá dựng đứng án ngữ mặt biển xanh ngắt.
Đàn bò rảo bước giữa khung cảnh hùng vĩ của đảo Lý Sơn
Hải đăng Lý Sơn sừng sững bên bờ Biển Đông.
Màu xanh quyến rũ của thiên nhiên trên núi Thới Lới.
Quốc Lê
Lý Sơn, "ốc đảo thần tiên" giữa biển khơi
Không chỉ nổi tiếng với các đặc sản từ nông, ngư nghiệp, đảo Lý Sơn được biết đến như một bảo tàng sống động về kho tàng truyền thuyết, dân ca. Đặc biệt, là nơi lưu trữ những tài liệu quan trọng, chứng minh quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Theo VTV
Đảo Lý Sơn sau 70 năm đất nước độc lập
Đảo Lý Sơn sau 70 năm đất nước độc lập
Lý Sơn, hòn đảo của nắng gió và biển khơi. Cuộc sống của cư dân nơi đây là những câu chuyện về hành trình chinh phục và bảo vệ biên cả.
Theo VTV
Lý Sơn - thiên đường giữa đại dương
Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho tỉnh Quảng Ngãi một tuyệt tác, mà có lẽ “thiên đường” là từ thích hợp nhất để miêu tả hòn đảo Lý Sơn.
Đảo Lý Sơn, hay còn gọi là Cù Lao Ré, vốn là một miệng núi lửa đã tắt, có sức hút vô cùng mãnh liệt đối với bất cứ ai đam mê du lịch và thích khám phá. Trong hình là tàu bè của ngư dân neo đậu ở cảng, phía dưới là làn nước trong veo.
|
Một góc đê biển ở đảo Lý Sơn. Cách Quảng Ngãi 40 km đường biển, đảo Lý Sơn không chỉ nổi tiếng là “vương quốc hành tỏi”, mà còn là một địa chỉ du lịch bỏ túi cho các tín đồ mê xê dịch.
|
Khung cảnh hùng vĩ với những rạn san hô và tảo biển nhìn từ đỉnh Thới Lới.
|
Con đường quanh co dẫn đến cột cờ chủ quyền mang một nét riêng rất đặc trưng.
|
Cột cờ chủ quyền tung bay trong gió thể hiện khát vọng vươn mình ra biển lớn
. |
Hang Câu là một trong những địa điểm check-in được giới trẻ yêu thích
|
Những cánh đồng hành bạt ngàn xen lẫn những ngôi nhà nhỏ bé của cư dân thôn Đông.
|
Trên đỉnh Thới Lới là miệng núi lửa đã tắt, nay là hồ Thới Lới thuộc khu vực quản lý của công viên địa chất Lý Sơn.
|
Cổng Tò Vò là nơi thích hợp nhất để ngắm hoàng hôn và chụp ảnh.
|
Những vò sò, vỏ ốc đầy màu sắc chính là món quà tuyệt vời nhất mà khách du lịch thường chọn mua.
|
Làn nước trong xanh như pha lê ở đảo Bé (đảo An Bình) đã hớp hồn biết bao nhiêu tín đồ du lịch.
|
Được đắm mình trong dòng nước trong vắt và mát lạnh ở “thiên đường” bãi Ngang - đảo Bé luôn là niềm mơ ước của dân du lịch.
|
Bãi Tây cũng không kém phần hấp dẫn.
|
Những con sóng nhẹ tênh như không mang chút vướng bận của cuộc đời
. |
Con đường độc nhất ở đảo Bé với những hàng dừa xanh mát.
|
Đến với Lý Sơn, bạn sẽ đem về cho mình không chỉ là trải nghiệm hay cảm xúc, mà còn là niềm tự hào và lòng tin yêu khi được đứng trên mảnh đất Việt Nam thân yêu.
|
Với cảnh đẹp tuyệt sắc, con người thân thiện và những sản vật tươi ngon, Lý Sơn đã và đang chứng minh vị thế của mình trong công cuộc phát triển tiềm năng du lịch của Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng.
. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét