Dù bây giờ đã là tháng 8 – mùa thu – nhưng không khí chơi hè vẫn còn náo nhiệt. Đâu đó trên các trang mạng xã hội, những chuyến du ngoạn vẫn rộn ràng, nhộn nhịp... Cũng trong không khí “tiếc rẻ” mùa hè đó, chúng tôi đã vô tình nghe được về một điểm du lịch khá hay ho nhưng còn nguyên sơ và ít người biết ở Long An, với “đặc sản” là "con đường tình yêu" xuyên rừng tràm dài 5km. Thế là a lê hấp, bỏ qua những lời mời chào đi biển hấp dẫn, chúng tôi đã quyết định chạy xe máy một quãng đường dài về miền Tây với tâm trạng vô cùng hứng khởi. 
Doc dao con duong dai 5km xuyen rung tram o Long An-hinh-anh-1
Doc dao con duong dai 5km xuyen rung tram o Long An-hinh-anh-2
Doc dao con duong dai 5km xuyen rung tram o Long An-hinh-anh-3
Doc dao con duong dai 5km xuyen rung tram o Long An-hinh-anh-4
Nơi đây được gọi là Khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập, thuộc huyện Mộc Hóa (tỉnh Long An). Đường đi rất dễ, từ Sài Gòn, bạn đi Quốc lộ 1 xuống Tân An (Long An), rồi rẽ phải sang quốc lộ 62 đi Mộc Hóa. Tới Mộc Hóa, hãy hỏi người dân về làng nổi, ai cũng sẽ nhiệt tình chỉ cho bạn. 
Vượt khoảng hơn 2 tiếng rưỡi chạy xe máy, cổng khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập hiện ra. Trước khi đi, tôi từng đọc đâu đó trên mạng bảo rằng, khu bảo tồn này được đầu tư khoảng 100 tỉ đồng, với diện tích 135 ha và vùng đệm rộng 500 ha, nên háo hức lắm. Nhưng khi vào bên trong cái cổng hoành tráng, thì khung cảnh vắng vẻ và đìu hiu của nó khiến sự háo hức của tôi bị sụt giảm một chút. Quả thật, chúng tôi là những vị khách đầu tiên trong ngày hôm nay. 
Doc dao con duong dai 5km xuyen rung tram o Long An-hinh-anh-5
Doc dao con duong dai 5km xuyen rung tram o Long An-hinh-anh-6

Doc dao con duong dai 5km xuyen rung tram o Long An-hinh-anh-7
Doc dao con duong dai 5km xuyen rung tram o Long An-hinh-anh-8
Doc dao con duong dai 5km xuyen rung tram o Long An-hinh-anh-9
Sau khi mua vé tham quan (50k/người) , chúng tôi bắt đầu lên xuồng để “thám hiểm” vùng đầm lầy khổng lồ này cùng với một hướng dẫn viên (phòng trường hợp bạn bị lạc). Rừng tràm hiện ra trước mắt, với khung cảnh quen thuộc của miền Tây sông nước. Rừng tràm lớn đến mức, người ta đã cho xây hẳn một tháp canh cao 38m và nhiệm vụ của bạn chỉ là: Chịu khó leo gần mười tầng cầu thang, rồi phóng tầm mắt ra một dải xanh ngát khổng lồ, hít lấy hít để mùi hương tràm thơm mát cùng những ngọn gió mùa hè. Đúng nghĩa “hòa cùng thiên nhiên”.
Và lúc ấy, con đường độc đáo trong rừng tràm hiện ra. Đây rồi, thứ mà khiến tôi bỏ công sức chạy xuống đây. Đó là một cây cầu bằng xi măng, được xây dựng xuyên rừng, để du khách có thể tham quan. Trên đường đi, hai bên là vùng đầm lầy với vô số tràm cùng các loài thực vật khác đang sinh sôi nảy nở. Vào mùa nước nổi, bạn không thể đi trên con đường này vì nước sẽ ngập qua cầu.
Doc dao con duong dai 5km xuyen rung tram o Long An-hinh-anh-10
Doc dao con duong dai 5km xuyen rung tram o Long An-hinh-anh-11
Doc dao con duong dai 5km xuyen rung tram o Long An-hinh-anh-12
Doc dao con duong dai 5km xuyen rung tram o Long An-hinh-anh-13
Với chiều dài 5km cùng vô số nhánh rẽ dẫn tới nhiều khu vực khác nhau của rừng, bạn bắt buộc phải đi theo người hướng dẫn nếu không muốn lạc đường. Xuồng tham quan sẽ đón bạn ở một trong các ngã rẽ để tiếp tục hành trình của mình. 
Sau đó, chúng tôi được tham quan vùng đầm lầy với đầm sen. Tuy nhiên, thật không may mắn khi đây không phải mùa sen, nên trên mặt đầm chỉ lác đác bông súng, bèo dạt cùng rong rêu. Đâu đó, một vài chú chim sà xuống rồi tung cánh bay. Không khí vẫn hữu tình, thơ mộng, nhưng nếu có thêm một vài bông sen nữa thì tốt quá.
Mặc dù rừng tràm Tân Lập rất đẹp, tôi cũng rất là ưng cái cây cầu "thần thánh" đó, nhưng giá như đi vào mùa sen và khi khu du lịch đã được xây hoàn chỉnh thì tốt hơn rất nhiều. Được biết, trong tương lai, đây sẽ trở thành một khu du lịch đặc trưng của Long An và vùng Đồng Tháp Mười, với 11 khu chức năng như khu bảo tồn tự nhiên, khu nhà nổi trên cọc, khu di trú động vật hoang dã.... sẽ được hình thành và đón khách. 
Doc dao con duong dai 5km xuyen rung tram o Long An-hinh-anh-14
Doc dao con duong dai 5km xuyen rung tram o Long An-hinh-anh-15
Dù vậy, tôi xin cam đoan với các bạn, đây vẫn là một địa chỉ bỏ túi cho những ai thích trải nghiệm du lịch hoang sơ, gần gũi với thiên nhiên. Nhưng nhớ, đi vào mùa sen nở rộ nhé. 
Theo Pat/ Ảnh: Hữu Dương/ Tri Thức Trẻ

Con đường xuyên rừng tràm dài nhất Việt Nam

Con đường lát bê tông xuyên rừng tràm dài 5 km, nằm tại khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập thuộc xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An.

Với diện tích 135 ha và vùng đệm rộng 500 ha, làng nổi Tân Lập được đầu tư để trở thành khu du lịch đặc trưng của Long An và vùng trũng Đồng Tháp Mười.
 
Du khách có thể chọn ngồi thuyền chèo hoặc vỏ lãi (loại thuyền máy hình thoi) để đi sâu vào bên trong rừng tràm, sau đó lên bờ để bắt đầu theo con đường lát bê tông tham quan ngắm cảnh rừng tràm.
 
Tháp quan sát được xây trong rừng tràm có chiều cao 38 mét. Đây cũng là những chòi canh đề phòng cháy rừng, hoặc nhanh chóng định hướng khu vực cháy cho các nhân viên bảo vệ.
 
Từ trên tháp quan sát, du khách có thể thấy rừng tràm chạy dài đến ngút ngàn tầm mắt. Vào lúc sáng sớm hay chiều về, du khách sẽ chứng kiến từng đàn cò trắng muốt, cồng cộc đen huyền bay ngợp một phía rừng. Đó là lúc chúng túa ra đi tìm thức ăn hoặc trở về sau một ngày vất vả.
Đứng từ tháp này, bạn có thể thấy những tháp khác vươn cao lên khỏi tán rừng.
 
Từ tháp quan sát nhìn xuống, con đường lát bê tông chạy thẳng vào bên trong rừng tràm. Vì đây là rừng tràm ngập nước quanh năm nên để vào sâu bên trong không còn cách nào khác là phải làm cầu bê tông.
 
Nó không phải lúc nào cũng thẳng mà uốn lượn theo cánh rừng, hoặc để tránh những vùng nước sâu.
 
Vào mùa khô, lá tràm rụng đầy trên con đường bê tông này. Đi trong rừng tràm, chỉ có tiếng lá khua xào xạc và tiếng sột soạt của bàn chân đạp trên lá khô. Lòng du khách cảm thấy yên bình đến lạ.
 
Cũng có những ngã rẻ để đi sâu vào bên trong. Nếu không có hướng dẫn viên đi cùng thì không nên rẽ vì dễ bị lạc đường.
 
Những chiếc cầu bắc qua con kênh được xây dựng thật chắc chắn và có tính thẩm mỹ. 
 
Dĩ nhiên là không thiếu những cây điên điển. Chúng dùng để ăn như rau sống, hoặc nấu canh.
 
Sau khi tham quan, du khách có thể thưởng thức các món ăn đặc sản tại nhà hàng trong làng nổi.
 
Bạn cũng có thể mua ít món quà lưu niệm, đặc biệt mật ong nguyên chất của rừng tràm rất tốt cho sức khỏe.
Khu du lịch sinh thái – làng nổi Tân Lập đang ngày càng trở nên hấp dẫn và là một địa điểm không thể bỏ qua với những người yêu thích thiên nhiên.
 
Nguyễn Tuấn Quyền