(BG)-Nằm cách trung tâm đồn Phồn Xương khoảng 2km về hướng tây
bắc theo đường 265 lên Mỏ Trạng là cụm di tích đền Cầu Khoai và chùa
Hoài Âm. Di tích đền Cầu Khoai còn được gọi là đền Cô, một cách gọi dân
gian để tưởng nhớ tới người được thờ ở đền là hai cô Đàm Thị hiệu Dung
Hoa và Đàm Thị hiệu Quế Hoa.
Chùa Hoài Âm trong khu di tích đền Cầu Khoai.
|
Theo gia phả họ Đàm và các tư liệu ở địa
phương, Đàm Thị hiệu Dung Hoa (sinh năm 1507) và Đàm Thị hiệu Quế Hoa
(sinh năm 1510) quê ở làng Ông Mạc, huyện Đông Ngàn, tỉnh Kinh Bắc (nay
là xã Hương Mạc, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Hai cô là con gái của
Đàm Thận Huy, vị quan lớn dưới triều Lê- Mạc (thế kỷ XVI) đã có nhiều
công lao với dân, với nước, được sử sách ghi nhận. Khi Mạc Đăng Dung
cướp ngôi nhà Lê. Vua Lê Chiêu Tông phải trốn ra Mộng Sơn (một xã vùng
Sơn Tây) để cầu quân Cần Vương. Khi đó, nhận được huyết chiếu, Đàm Thận
Huy cùng một số người đứng lên tập hợp được 6.000 nghĩa binh ở vùng Bắc
Giang chống lại nhà Mạc để phù Lê. Nhưng nhà Mạc đang mạnh, thế trận
không cân sức. Biết không thắng nổi nhà Mạc, để thể hiện lòng trung
thành với triều Lê, Đàm Thận Huy đã uống thuốc độc tuẫn tiết trên chiến
trường Cầu Vồng - Tân Yên ngày nay. Đàm Thận Huy có vợ cùng hai người
con gái là Đàm Thị hiệu Dung Hoa và Đàm Thị hiệu Quế Hoa cùng 38 người
làng Hương Mặc theo ông lên vùng Yên Thế (Bắc Giang) chống lại nhà Mạc
rồi mất ở thôn Cầu Khoai (nay thuộc xã Tam Hiệp, huyện Yên Thế) được dân
địa phương lập đền tôn thờ. Sau này, nhân dân địa phương lại dựng thêm
một ngôi chùa phía sau đền thờ gọi là chùa Hoài Âm để cầu báo ân đức và
lưu giữ tiếng thơm của hai cô con gái họ Đàm đã hy sinh ở vùng đất này.
Quần thể di tích đền Cầu Khoai hiện nay gồm các hạng
mục công trình: Cổng đền, khuôn viên, khu đền chính và chùa Hoài Âm, tất
cả tọa lạc trong khu đất rộng đẹp bên cạnh trục đường 265. Đền Cầu
Khoai được xây dựng năm 1524 và đã được tu sửa qua nhiều giai đoạn. Ngôi
đền hiện nay có bình đồ kiến trúc kiểu chữ đinh gồm tòa tiền tế và hậu
cung. Kiến trúc vì mái đơn giản không chạm khắc cầu kỳ. Trong hậu cung
bài trí tượng thờ hai Cô và các thị nữ hầu cận. Phía sau ngôi đền là
chùa Hoài Âm được nhân dân địa phương xây dựng sau này với ý nghĩa cầu
báo ân đức siêu thoát cho linh hồn hai cô con gái họ Đàm. Ngôi chùa có
bình đồ kiến trúc hình chữ đinh gồm tòa tiền đường và tòa thượng điện.
Phần kiến trúc gỗ, liên kết vì mái đơn giản không chạm khắc. Tòa thượng
điện bài trí hệ thống tượng Phật đầy đủ.
Khu di tích đền Cầu Khoai không chỉ là nơi tôn thờ
những nhân vật lịch sử có nhiều công lao với dân, với nước mà cụm di
tích này còn là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử gắn liền với cuộc khởi
nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Quần thể di tích còn nằm
trong số đất đai do nghĩa quân Yên Thế cai quản trong thời kỳ khởi
nghĩa, xung quanh khu vực đền là cả một hệ thống đồn lũy của nghĩa quân
Yên Thế. Đền Cầu Khoai là một trong số nhiều điểm căn cứ của nghĩa quân
Yên Thế trong thời kỳ khởi nghĩa. Cũng tại khu di tích này, nghĩa quân
Yên Thế và thực dân Pháp đã nhiều phen ở thế giằng co rất quyết liệt,
nghĩa quân tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, tiêu biểu như trận đánh
đồn Hom bên cạnh đền Cầu Khoai. Quần thể di tích đền Cầu Khoai- chùa
Hoài Âm là trung tâm sinh hoạt văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng, nơi tổ chức
lễ hội truyền thống của nhân dân địa phương. Hội lệ hàng năm được tổ
chức vào các ngày 23, 24, 25 tháng Giêng âm lịch với nhiều nghi lễ và
các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Với giá trị lịch sử văn hóa và là nơi ghi dấu sự kiện
lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Thế, khu di tích đền Cầu Khoai là một
trong 23 điểm di tích khởi nghĩa Yên Thế ở Bắc Giang đã được xếp hạng là
di tích cấp quốc gia đặc biệt.
Đồng Ngọc Dưỡng
Tham quan quần thể di tích đền Cầu Khoai – Bắc Giang
|
Nguồn: website vanhoabacgiang
|
Di
tích đền Cầu Khoai nằm cách thành phố Bắc Giang khoảng 30km, cách trung
tâm đồn Phồn Xương khoảng 3km về hướng Tây Bắc. Từ thành phố Bắc Giang
theo đường tỉnh lộ 398 hướng đi Cầu Gồ -Yên Thế khoảng 28km đến thị trấn
Cầu Gồ, rẽ trái theo đường tỉnh lộ 265 hướng đi Mỏ Trạng khoảng 3km nữa
là tới di tích đền Cầu Khoai.
Cách
thứ hai từ thành phố Bắc Giang, ngược theo trục đường quốc lộ 1A đến
thị trấn Kép (Lạng Giang), rẽ trái theo đường tỉnh lộ 292 khoảng 15km
đến thị trấn Cầu Gồ, rẽ phải theo đường tỉnh lộ 265 hướng đi Mỏ Trạng
khoảng 3km nữa là tới di tích.
Chùa Hoài Âm
Di
tích đền Cầu Khoai còn được gọi là đền Cô, một cách gọi dân gian để
tưởng nhớ tới người được thờ ở đền là hai cô Đàm Thị hiệu Dung Hoa và
Đàm Thị hiệu Quế Hoa. Ngôi đền nhìn ra đường 265 bên kia là khu căn cứ
Đồn Hom của nghĩa quân Yên Thế. Thời kỳ nghĩa quân Yên Thế do Hoàng Hoa
Thám lãnh đạo, đền Cầu Khoai là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử gắn
liền với hình ảnh của nghĩa quân, là điểm tập kết của nghĩa quân Yên Thế
bên căn cứ Đồn Hom.
Quần
thể di tích đền Cầu Khoai hiện nay gồm các hạng mục công trình: Cổng
đền, khuôn viên, khu đền chính và chùa Hoài Âm tất cả tọa lạc trong khu
đất rộng đẹp bên cạnh trục đường 265. Đền Cầu Khoai được xây dựng năm
1524 và đã được tu sửa qua nhiều giai đoạn. Ngôi đền hiện nay có bình đồ
kiến trúc kiểu chữ đinh gồm tòa tiền tế và hậu cung. Kiến trúc vì mái
đơn giản không chạm khắc cầu kỳ. Trong hậu cung bài trí tượng thờ hai Cô
và các thị nữ hầu cận. Phía sau ngôi đền là chùa Hoài Âm được nhân dân
địa phương xây dựng sau này với ý nghĩa cầu báo ân đức siêu thoát cho
linh hồn hai cô con gái họ Đàm. Ngôi chùa có bình đồ kiến trúc hình chữ
đinh gồm tòa tiền đường và tòa thượng điện. Phần kiến trúc gỗ, liên kết
vì mái đơn giản không chạm khắc. Tòa thượng điện bài trí hệ thống tượng
Phật đầy đủ.
Khu
di tích đền Cầu Khoai không chỉ là nơi tôn thờ những nhân vật lịch sử
có nhiều công lao với dân với nước mà cụm di tích này còn là nơi ghi dấu
nhiều sự kiện lịch sử gắn liền với cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa
Thám lãnh đạo. Quần thể di tích còn nằm trong số đất đai do nghĩa quân
Yên Thế cai quản trong thời kỳ khởi nghĩa, xung quanh khu vực đền là cả
một hệ thống đồn lũy của nghĩa quân Yên Thế. Đền Cầu Khoai là một trong
số nhiều điểm căn cứ của nghĩa quân Yên Thế trong thời kỳ khởi nghĩa.
Cũng tại khu di tích này, nghĩa quân Yên Thế và thực dân Pháp đã nhiều
phen ở thế giằng co rất quyết liệt, nghĩa quân tiêu duyệt được nhiều
sinh lực địch tiêu biểu như trận đánh Đồn Hom bên cạnh đền Cầu Khoai.
Vùng đất Tam Hiệp, nơi có di tích đền Cầu Khoai là địa phận hoạt động
mạnh mẽ của nghĩa quân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám chỉ huy cùng các tướng
lãnh của ông như Cả Trọng, Cả Dinh, Cả Huỳnh, Đốc Kế…
Đồng
thời nơi đây cũng xảy ra những trận đánh quân Pháp ác liệt, như trận
Đồn Hòn, Trại Tre vào tháng 3 năm 1892 và tháng 2 năm 1909. Đồn Hom, đồn
Hang Sọ (còn gọi là đồn Cầu Khoai). Vùng đất và con người nơi đây đã
cung cấp lương thực, thực phẩm và nhân lực cho căn cứ Đồn Hom, góp phần
không nhỏ trong việc đẩy lui cuộc tấn công với quy mô lớn của thực dân
Pháp lên Yên Thế ngày 25/3/1892.
Lễ hội đền Cầu Khoai năm 2013
Quần
thể di tích đền Cầu Khoai - chùa Hoài Âm là trung tâm sinh hoạt văn hóa
tôn giáo, tín ngưỡng nơi tổ chức lễ hội truyền thống của nhân dân địa
phương. Hội lệ hàng năm được tổ chức vào các ngày 23, 24, 25 tháng Giêng
âm lịch. Lễ hội có nhiều nghi lễ và các trò chơi dân gian mang đậm bản
sắc văn hóa dân tộc. Buổi sáng ngày 23 nhân dân địa phương rước kiệu từ
đền Cầu Khoai lên chùa Diễn, rồi lại rước xuống chùa Lèo. Các trò chơi
dân gian trong lễ hội như: đánh đu, ném còn, đua ngựa, đấu võ, hát
lượn…thể hiện tinh thần thượng võ và khát vọng tự do của người dân địa
phương. Buổi tối có các gánh hát về diễn trò, bày tỏ lòng tôn kính
ngưỡng vọng các vị thánh được tôn thờ ở đây.
Với
giá trị lịch sử văn hóa và là nơi ghi dấu sự kiện lịch sử của cuộc khởi
nghĩa Yên Thế. Di tích đền Cầu Khoai là một trong 23 di tích và cụm di
tích thuộc Hệ
thống di tích lịch sử Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế ở Bắc Giang được
Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 10/5/2012 xếp hạng
là Di tích quốc gia đặc biệt./.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét