Mỗi lần có dịp đi qua Cầu Đất, Trạm Hành
(TP.Đà Lạt) tôi cố nán lại để tận hưởng không khí trong lành và ngắm
nhìn những ngôi nhà “bậc thang” xếp lớp theo triền núi đầy kỳ thú.
Cầu Đất, Trạm Hành nằm trên đoạn cuối quốc lộ 20 nối liền Đà Lạt và thị trấn Dran, H.Đơn Dương, Lâm Đồng. Với độ cao trên 1.600 m, khi màn đêm buông xuống hoặc lúc sáng sớm ở Cầu Đất nhiệt độ có thể xuống 4-5 độ C. Cái lạnh ở Cầu Đất, Trạm Hành thật tinh khiết, trong lành và thoang thoảng hương chè tỏa lan núi đồi.
Ban đầu Cầu Đất chỉ rộng khoảng 3,5 ha, nhưng do cư dân khắp nơi đến lập nghiệp ngày càng nhiều, nên cuối năm 1927 ông Nguyễn Đình Sung cùng với 10 người khác ký đơn gửi lên cơ quan chức năng xin thành lập làng đầu tiên với tên gọi Trường Xuân. Do năm 1925, người dân Cầu Đất đã được vua Khải Định ban sắc phong, nhờ đó mà người Pháp mới công nhận làng Trường Xuân vào ngày 23.4.1929. Cũng vào năm 1927, ông Nguyễn Khoa Đài cùng 4 người khác đứng ra xin lập làng Trạm Hành. Giữa Trạm Hành và Cầu Đất có một sự nối kết thú vị, hai làng được nối với nhau bằng một đường hầm xe lửa dài hơn 650 m, đây là một phần tuyến đường xe lửa răng cưa độc đáo do người Thụy Sĩ thiết kế nối liền Phan Rang-Tháp Chàm với TP.Đà Lạt. Tuyến đường sắt này chính thức thông tuyến vào năm 1932 với chiều dài 84 km; bị ngưng trệ và bỏ hoang phế từ năm 1972 nhưng tại Cầu Đất và Trạm Hành vẫn còn đó những nhà ga và trạm sửa chữa đầu máy xe lửa.
Một lần khám phá cung đường uốn lượn rợp bóng thông xanh phía đông TP.Đà Lạt sẽ giúp du khách cảm nhận được những điều kỳ thú về thiên nhiên, con người, kiến trúc và nơi khai sinh ra ngành chè ở Lâm Đồng.
Cầu Đất, Trạm Hành nằm trên đoạn cuối quốc lộ 20 nối liền Đà Lạt và thị trấn Dran, H.Đơn Dương, Lâm Đồng. Với độ cao trên 1.600 m, khi màn đêm buông xuống hoặc lúc sáng sớm ở Cầu Đất nhiệt độ có thể xuống 4-5 độ C. Cái lạnh ở Cầu Đất, Trạm Hành thật tinh khiết, trong lành và thoang thoảng hương chè tỏa lan núi đồi.
Những ngôi nhà san sát xếp lớp theo triền núi - Ảnh: Lâm Viên
Đầu thế kỷ 20, người Pháp đã chọn vùng đất này để trồng chè và cà
phê. Trước khi người Pháp lập Sở trà Cầu Đất (năm 1927), họ chiêu mộ
hàng trăm lao động từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú
Yên… đến đây khai khẩn đất hoang để trồng chè. Người có công du nhập cây
chè và khởi nghiệp trồng chè, làm trà ở Cầu Đất là ông Romoeville
(người Pháp). Với môi trường thiên nhiên trong lành, nhiệt độ mát lạnh,
quanh năm sương mù, cây chè Cầu Đất hấp thụ được tinh khí của trời đất
nên lá trà có những tố chất vượt trội so với các loại trà trồng ở những
vùng khác. Chè Cầu Đất được người Pháp chế biến đưa về chính quốc và
xuất khẩu sang một số nước châu Âu cách đây gần 90 năm.Ban đầu Cầu Đất chỉ rộng khoảng 3,5 ha, nhưng do cư dân khắp nơi đến lập nghiệp ngày càng nhiều, nên cuối năm 1927 ông Nguyễn Đình Sung cùng với 10 người khác ký đơn gửi lên cơ quan chức năng xin thành lập làng đầu tiên với tên gọi Trường Xuân. Do năm 1925, người dân Cầu Đất đã được vua Khải Định ban sắc phong, nhờ đó mà người Pháp mới công nhận làng Trường Xuân vào ngày 23.4.1929. Cũng vào năm 1927, ông Nguyễn Khoa Đài cùng 4 người khác đứng ra xin lập làng Trạm Hành. Giữa Trạm Hành và Cầu Đất có một sự nối kết thú vị, hai làng được nối với nhau bằng một đường hầm xe lửa dài hơn 650 m, đây là một phần tuyến đường xe lửa răng cưa độc đáo do người Thụy Sĩ thiết kế nối liền Phan Rang-Tháp Chàm với TP.Đà Lạt. Tuyến đường sắt này chính thức thông tuyến vào năm 1932 với chiều dài 84 km; bị ngưng trệ và bỏ hoang phế từ năm 1972 nhưng tại Cầu Đất và Trạm Hành vẫn còn đó những nhà ga và trạm sửa chữa đầu máy xe lửa.
Một lần khám phá cung đường uốn lượn rợp bóng thông xanh phía đông TP.Đà Lạt sẽ giúp du khách cảm nhận được những điều kỳ thú về thiên nhiên, con người, kiến trúc và nơi khai sinh ra ngành chè ở Lâm Đồng.
Lâm Viên (TPO)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét