TP
HCM hiện có hơn 200 cây cầu lớn nhỏ. Ngắm Sài Gòn qua những cây cầu là
một trải nghiệm du lịch mới mẻ đối với những du khách đã quen thuộc với
thành phố nhộn nhịp bậc nhất Việt Nam này.
Cầu Ánh Sao
Cầu Ánh Sao tọa lạc ở khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, quận 7, bắc qua rạch Thầy Tiêu nối khu Hồ Bán Nguyệt với khu kênh Đào. Đây được coi là cây cầu đẹp nhất Sài Gòn với hệ thống đèn chiếu sáng lung linh, huyền ảo ở sàn, bậc, gầm cầu cùng hệ thống phun nước hai bên hông rất bắt mắt. Thêm vào đó, hai quảng trường rộng ở hai đầu cầu được thiết kế lạ mắt mô phỏng cung trăng và mặt trời khiến người đi lại có cảm giác như bước trên muôn ngàn trăng sao lấp lánh.
Cầu Ánh Sao chỉ dành cho người đi bộ để ngắm cảnh nên du khách có thể
thong dong thả bộ. Đây cũng là nơi lý tưởng để chụp hình và lưu giữ
khoảnh khắc tuyệt đẹp của thành phố phồn hoa hơn 300 tuổi.
Cầu Thủ Thiêm
Cầu Thủ Thiêm là cây cầu dài 1.250 m nối hai bờ sông Sài Gòn thuộc quận 2 và quận Bình Thạnh. Là cây cầu hiện đại với 6 làn xe lưu thông từ khu đô thị mới Thủ Thiêm vào trung tâm thành phố và ngược lại, có thể nói cầu Thủ Thiêm đã trở thành một trong những biểu tượng về sức sống tràn đầy của một thành phố trẻ đang “thay da đổi thịt” từng ngày.
Nếu trước đây cà phê bệt ở nhà thờ Đức Bà thu hút khách du lịch và giới
trẻ Sài thành bởi vị trí đắc địa ở trung tâm thành phố thì từ khi khánh
thành đến nay, cầu Thủ Thiêm đã dần trở thành điểm đến yêu thích bởi
cảnh quan tuyệt đẹp cùng không gian khoáng đạt. Khi đến đây vào lúc xế
chiều hay chập tối, bạn sẽ bắt gặp nhiều nhóm bạn trẻ rủ nhau lên cầu
hóng gió. Đây còn là một điểm câu cá lý tưởng.
Cầu Sài Gòn
Cầu Sài Gòn là một trong những cây cầu bắc qua sông Sài Gòn nối đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh với xa lộ Hà Nội, quận 2. Đây là cửa ngõ chính để vào nội ô TP HCM từ các tỉnh miền Trung và miền Bắc Việt Nam.
Với chiều dài gần 1.000 m, thay vì đi ôtô hay xe máy, bạn có thể đạp xe
hóng gió và ngắm sông Sài Gòn lững lờ trôi từ trên cao. Ngoài ra, gần
chân cầu phía quận Bình Thạnh có hai khu du lịch Văn Thánh và Tân Cảng.
Bạn có thể dừng chân tại đây để nghỉ ngơi, thư giãn trong không gian mát
rượi của cây xanh.
Cầu Phú Mỹ
Cầu Phú Mỹ là cây cầu dây văng đầu tiên và có quy mô lớn nhất ở Sài Gòn với chiều dài hơn 2.000 m. Cầu bắc qua sông Sài Gòn nối liền quận 7 với quận 2, được xem là cửa ngõ mới vào thành phố nhằm giảm tải trọng cho lượng xe lưu thông trên cầu Sài Gòn.
Từ khi lưu thông đến nay, cầu Phú Mỹ đã trở thành một trong những địa
điểm tuyệt đẹp để ngắm thành phố được nhiều bạn trẻ rỉ tai nhau. Đến đây
bạn sẽ có cảm giác như đang ở một khúc sông quê với mênh mông sông nước
cùng những ốc đảo trải dài. Thấp thoáng dưới hàng dừa xanh mướt là mái
lá nghiêng che, đâu đó ngược xuôi chiếc ghe thuyền trái chín. Buổi tối
dọc hành lang cầu ríu rít tiếng cười nói của các đôi bạn trẻ với những
chiếc khóa tình yêu treo khắp các lan can.
Cầu Ông Lớn
Cầu Ông Lớn nằm trên đại lộ Nguyễn Văn Linh thuộc quận 7, bắc qua rạch Ông Lớn. Cầu có kết cấu vòm ống thép nhồi bê tông lần đầu tiên sử dụng ở Việt Nam. Từ xa bạn có thể nhanh chóng nhận ra cầu Ông Lớn với chiếc áo khoác màu đỏ đặc trưng.
Nằm trên tuyến đường đô thị lớn nhất và hiện đại nhất Sài Gòn, đại lộ
Nguyễn Văn Linh, cầu Ông Lớn mang nét hối hả của một thành phố sôi động
nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp dịu dàng, nhã nhặn nhờ cảnh quan sông nước và
cây cối xung quanh.
Cầu Khánh Hội
Cầu Khánh Hội bắc qua kênh Bến Nghé, nối liền giữa đường Tôn Đức Thắng thuộc quận 1 với đường Nguyễn Tất Thành thuộc địa phận quận 4. Cầu Khánh Hội xưa là cây cầu có một không hai ở Việt Nam với tên gọi cầu Quay, bởi cầu có thể quay lên khi có tàu thuyền qua lại.
Cầu Khánh Hội với chiều dài gần 167 m được xem là một trong số 11 cây
cầu trọng yếu trên toàn tuyến Đại lộ Đông - Tây. Dù bắc qua kênh Bến
Nghé nhưng từ trên cầu, bạn cũng có thể ngắm được sông Sài Gòn với góc
nhìn hoàn toàn mới lạ.
Cầu Mống
Là chiếc cầu nhỏ bắc qua kênh Tàu Hủ nhưng cầu Mống là điểm rất đáng
dừng chân để chụp hình làm kỷ niệm khi đến với Sài Gòn. Cầu có cấu trúc
đặc biệt với thiết kế cong như cầu vồng. Dù đã xuất hiện và tồn tại hơn
100 năm nhưng khi được khoác lên mình một lớp “áo” mới màu xanh bạc hà
thời thượng, cầu Mống mới thực sự được mọi người biết đến. Vì là cầu đi
bộ và có thiết kế khá cổ điển cùng màu sắc lạ mắt, cầu trở thành địa
điểm chụp ảnh lý tưởng với người dân và du khách.
Cầu Ánh Sao tọa lạc ở khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, quận 7, bắc qua rạch Thầy Tiêu nối khu Hồ Bán Nguyệt với khu kênh Đào. Đây được coi là cây cầu đẹp nhất Sài Gòn với hệ thống đèn chiếu sáng lung linh, huyền ảo ở sàn, bậc, gầm cầu cùng hệ thống phun nước hai bên hông rất bắt mắt. Thêm vào đó, hai quảng trường rộng ở hai đầu cầu được thiết kế lạ mắt mô phỏng cung trăng và mặt trời khiến người đi lại có cảm giác như bước trên muôn ngàn trăng sao lấp lánh.
Đi giữa ngân hà trên cầu Ánh Sao: Ảnh: blogspot |
Cầu Thủ Thiêm
Cầu Thủ Thiêm là cây cầu dài 1.250 m nối hai bờ sông Sài Gòn thuộc quận 2 và quận Bình Thạnh. Là cây cầu hiện đại với 6 làn xe lưu thông từ khu đô thị mới Thủ Thiêm vào trung tâm thành phố và ngược lại, có thể nói cầu Thủ Thiêm đã trở thành một trong những biểu tượng về sức sống tràn đầy của một thành phố trẻ đang “thay da đổi thịt” từng ngày.
Cầu Thủ Thiêm là điểm hóng gió yêu thích của giới trẻ Sài thành. Ảnh: yume |
Cầu Sài Gòn
Cầu Sài Gòn là một trong những cây cầu bắc qua sông Sài Gòn nối đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh với xa lộ Hà Nội, quận 2. Đây là cửa ngõ chính để vào nội ô TP HCM từ các tỉnh miền Trung và miền Bắc Việt Nam.
Cầu Sài Gòn - một trong những cửa ngõ chính vào nội ô thành phố. Ảnh: hoangtien1986 |
Cầu Phú Mỹ
Cầu Phú Mỹ là cây cầu dây văng đầu tiên và có quy mô lớn nhất ở Sài Gòn với chiều dài hơn 2.000 m. Cầu bắc qua sông Sài Gòn nối liền quận 7 với quận 2, được xem là cửa ngõ mới vào thành phố nhằm giảm tải trọng cho lượng xe lưu thông trên cầu Sài Gòn.
Cầu Phú Mỹ - cây cầu dây văng đầu tiên ở Sài Gòn. Ảnh: chieusang |
Cầu Ông Lớn
Cầu Ông Lớn nằm trên đại lộ Nguyễn Văn Linh thuộc quận 7, bắc qua rạch Ông Lớn. Cầu có kết cấu vòm ống thép nhồi bê tông lần đầu tiên sử dụng ở Việt Nam. Từ xa bạn có thể nhanh chóng nhận ra cầu Ông Lớn với chiếc áo khoác màu đỏ đặc trưng.
Cầu Ông Lớn khoác lên mình chiếc áo đỏ đặc trưng. Ảnh: vnphoto |
Cầu Khánh Hội
Cầu Khánh Hội bắc qua kênh Bến Nghé, nối liền giữa đường Tôn Đức Thắng thuộc quận 1 với đường Nguyễn Tất Thành thuộc địa phận quận 4. Cầu Khánh Hội xưa là cây cầu có một không hai ở Việt Nam với tên gọi cầu Quay, bởi cầu có thể quay lên khi có tàu thuyền qua lại.
Cây cầu Quay đầu tiên ở Sài Gòn. Ảnh: flickr |
Cầu Mống
Cầu Mống với chiếc áo màu bạc hà nổi bật. Ảnh: flickr |
Kim Anh
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét