Depplus.vn -
Dù có ở đâu đi chăng nữa, thì 55 điều này cũng sẽ khiến bạn cảm thấy thật nhớ và không đâu có ngoại trừ Sài Gòn. Nó là sự đan xen giữa những thứ thật hoa lệ, kiều diễm và rất nhiều thứ khác đơn sơ, gần gũi.Tôi nghĩ, khi đến thăm một thành phố mới và muốn thực sự hiểu nó, bạn không thể chỉ đi ngắm các danh lam thắng cảnh ở nơi đó. Những danh lam đó, dẫu cho đều là những điểm nhấn phải ngắm nghĩa khi khám phá một nơi xa lạ, nhưng chúng chẳng thể cho bạn những cảm giác trọn vẹn nhất về cuộc sống nơi này. Thế nên, luôn luôn là những thứ khác, bình dị hơn những đền đài, công trình,... sẽ mang đến cho bạn cảm giác gần gũi nhất, như đập cùng một nhịp tim với thành phố mình ghé thăm.
Sài Gòn cũng vậy. Đến Sài Gòn, bạn có thể sẽ choáng ngợp bởi cuộc sống bận rộn của nơi này và rất có thể, trong một giây phút nào đó sẽ cảm thấy lạc lõng bởi sự xa hoa, kiêu hãnh của Hòn Ngọc Viễn Đông. Nhưng đừng để sự xa hoa đó đánh lừa bạn, bởi cũng giống một nàng Audrey Hepburn, Sài Gòn quyến rũ bởi vẻ ngoài lộng lẫy của mình, nhưng cái khiến người ta yêu Sài Gòn hơn mỗi ngày là bởi nhịp đập ấm nóng, thân thiết mà Sài Gòn dành cho bất cứ ai chịu bỏ chút thời gian hoà vào dòng chảy nó tạo ra.
Và tôi sẽ chẳng làm phiền bạn nữa, bởi chúng ta còn cả tá việc phải làm để thật sự có thể hoà vào nhịp sống hối hả, ấm nồng của người Sài Gòn. Để làm được điều đó, nhất định bạn cần nhìn Sài Gòn như người Sài Gòn, sống cuộc sống Sài Gòn như người Sài Gòn. Dưới đây sẽ là 55 điều đặc biệt của Sài Gòn, mà hẳn là đi đâu ai cũng sẽ nhớ. Nhớ về một Sài Gòn dẫu có hiện đại đến mấy thì vẫn luôn có chỗ cho những nét hoài niệm xưa. Và dẫu thành phố này có sôi động và sống vội như thế nào, thì chắc chắn đâu đó vẫn có những khoảng lặng nhẹ nhàng, giúp bạn càng thêm yêu, thêm nhớ về một Sài Gòn "hòa nhập chứ không hòa tan".
1. Dinh Độc Lập
Hà Nội có lăng bác thì Sài Gòn có Dinh Độc Lập. Đây là biểu tượng quyền lực của chế độ cũ và cũng là biểu tượng của sự chiến thắng, hòa bình thống nhất miền Nam ở chế độ mới. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, ngày nay Dinh Độc Lập trở thành một di tích có giá trị lịch sử cao. Nó còn là nơi mà hầu hết người dân miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng thật sự tự hào mỗi khi nhắc đến,hoặc tình cờ đi ngang qua. Đối với khách du lịch mà nói, đây là địa điểm không thể không đến nếu đã đặt chân tới Sài Gòn.
Ảnh sưu tầm.
2. Nhà thờ Đức Bà
Nằm ngay giữa trung tâm thành phố suốt hơn 3 thế kỷ. Với kiến trúc đậm chất phương Tây, nhà thờ Đức Bà đã giúp cho Sài Gòn mang một vẻ đẹp rất đặc biệt, sự hòa hợp tuyệt vời giữa nét xưa và hiện đại, giữa Tây và ta. Nhưng tất nhiên, nếu chỉ ngắm nhìn vẻ xinh đẹp lộng lẫy của Nhà Thờ Đức Bà thôi thì chưa đủ để chúng ta thấy thích nơi này. Người Sài Gòn và du khách tứ xứ sẽ yêu Nhà Thờ Đức Bà hơn bởi những buổi sáng tinh mơ được ngồi nhâm nhi ly cà phê, ngắm từng phiến gạch đỏ ấm áp dưới ánh nắng buổi sớm, hít hà cái không khí chộn rộn của Sài Gòn sớm mai. Như vậy là đủ để càng thấy nơi này chính là một ốc đảo bình yên giữa lòng Sài Gòn bận bịu.
Ảnh: Kim Thanh
3. Bưu điện Thành phố
Bạn đã từng bước vào trong Bưu điện Thành phố chưa? Bạn thấy vẻ đẹp cổ điển của nó như thế nào? Đừng chỉ lướt qua nơi này và chụp một bức ảnh thôi nhé. Hãy trở thành một kẻ "hâm" thời hiện đại khi tạm bỏ qua email và tin nhắn, thử viết một bức thư tay, mua một con tem để có được cái cảm giác bỏ thư vào thùng giống như ngày thơ bé.
Ảnh sưu tầm.
4. Cà phê bệt
Người trẻ Sài Gòn chẳng bao giờ phải ghen tị với những trà chanh Nhà Thờ, trà chanh Đào Duy Từ hay phố cafe Triệu Việt Vương của Hà Nội, bởi Sài Gòn có cafe bệt. Chẳng cần ghế bàn sang chảnh, chẳng cần thực đơn với những loại cafe có cái tên kiêu kì, chỉ một ly đen đá, nâu đá, một bịch bánh tráng... vậy là đủ cho một buổi chiều thảnh thơi với sự an nhàn, hạnh phúc tràn ngập trong từng tế bào.
Ảnh: Andy Trần
Nơi quen thuộc của các bạn trẻ Sài Gòn. (Ảnh: Andy Trần)
5. Bánh tráng trộn
Đừng đến Sài Gòn rồi đi và nói bạn chưa từng ăn bánh tráng trộn, chắc chắn bạn sẽ bị đánh giá giống như khi bảo ra Hà Nội chưa ăn phở và vào Đà Nẵng chưa ăn bánh tráng cuốn thịt heo. Nói gì về món bánh mộc mạc nhưng độc nhất vô nhị này đây? Thiên đường của dai, mềm, sần sật, mặn, béo, thanh, ngọt, chua, cay? Tất cả được chứa đựng chỉ trong một chiếc túi nylon nhỏ, trộn đều lên và đó, mời bạn, tất cả những gì bạn cần ở ẩm thực đường phố Sài Gòn là đây. Hay nói đúng hơn, nếu có món ăn nào đại diện đúng nhất tinh thần của Sài Gòn thì nó chính là bánh tráng trộn, món ăn này chính là đại diện của một Sài Gòn sôi động, đa dạng nhưng rất mực hài hoà.
Ảnh sưu tầm.
6. Sài Gòn chợt nắng chợt mưa
"Sài Gòn sớm nắng chiều mưa. Sài Gòn giữa trưa chỗ mưa chỗ nắng" - đây là hai câu quen thuộc của mọi người khi nói về thời tiết của Sài Gòn. Trời Sài Gòn "đỏng đảnh" là thế. Nhiều khi đang mải mê thả hồn ngắm nhìn phố phường thì bỗng đâu một cơn mưa bất chợt đổ xuống. Hay nhiều lúc thấy trời mưa đấy, nhưng chưa kịp mặc vội chiếc áo thì lại hết mưa. Chắc chắn bạn sẽ phát điên, phát rồ vì sự thất thường của nó, nhưng chắc chắn cũng sẽ chẳng phải là Sài Gòn nữa nếu thiếu đi những cơn nắng, mưa thất thường này.
Mưa Sài Gòn (Ảnh: Internet)
7. Nhà hát thành phố
Ảnh: Andy Trần
8. Ánh sáng về đêm
Có chút khác với sự sôi động, cuồng quay của nhịp sống ban ngày, Sài Gòn về đêm trở nên quyến rũ và huyền ảo hơn bởi những ánh đèm lung linh, rực rỡ được thắp sáng. Đây cũng là lúc mà cuộc sống về đêm của người Sài Gòn thành thị bắt đầu. Một Sài Gòn xa hoa, rộn ràng như một guồng quay nhộn nhịp lại được trưng trổ và hớp hồn những kẻ mới lạc bước đến đây lần đầu.
Ảnh sưu tầm.
9. Sài Gòn vắng lặng buổi sớm
Hầu hết ở bất cứ thành phố nào cũng vậy, buổi sáng sớm luôn là lúc cảm nhận được sự yên ả, êm đềm và khiến lòng người cảm thấy bình yên đến lạ. Và hình như ở đâu cũng vậy, bình yên đều đến từ những cụ già đang tập dưỡng sinh ở công viên, người công nhân thì lo ăn vội bữa sáng, còn anh chị giới văn phòng thì đang ngấu nghiến từng dòng tin tức "nóng hổi" mới ra lò trên tay bên cạnh cốc cà phê đen đá quen thuộc.
Ảnh: Andy Trần
Sài Gòn thật khác vào buổi sáng sớm. Ảnh: Andy Trần
10. Đường phố trang hoàng lộng lẫy vào dịp lễ Tết
Vào những dịp cuối năm như Tết Dương Lịch hoặc Tết Âm Lịch, Sài Gòn liền trở nên lung linh và rực rỡ hơn bao giờ hết. Từng hàng cây, cột đèn ven các trục đường chính của Sài Gòn cũng được trang hoàng vô cùng lộng lẫy. Đến cả những tòa nhà nổi tiếng, hoặc các khu trung tâm thương mại, khách sạn cũng thắp sáng như những chiếc đèn lồng khổng lồ. Tất cả tạo nên một mối dây vô hình, kéo chặt trái tim những người xa lạ lại, cùng hướng về những ý niệm ấm áp, thân tình của ngày lễ Tết.
Ảnh sưu tầm.
11. Ăn vặt
Nếu muốn hiểu về Sài Gòn, nhất định bạn cần phải nếm thử đủ mọi món ăn vặt Sài Gòn, không chỉ riêng bánh tráng trộn. Tại sao ư? Đơn giản là vì sẽ là một sự lãng phí khủng khiếp nếu bạn đến Sài Gòn mà bạn không ăn vặt ở đây. Sài Gòn là thiên đường ăn vặt, là ngôi nhà bánh kẹo khổng lồ của Hansel và Gretel, ở đây có 1.001 món ăn vặt mà mãi sẽ chẳng bao giờ kể hết. Bánh tráng trộn (tất nhiên), súp cua, gỏi khô bò, bánh bông lan trứng muối, trà sữa, chè khúc bạch,... Và trời ơi chúng ta làm sao có thể quên được các loại trái cây tươi rói hay những thứ nước giải khát mát lịm của Sài Gòn? Tất cả đều là những thương hiệu riêng mà chỉ Sài Gòn mới có và có thể khiến người ta chộn rộn ngay lập tức khi nhắc đến tên.
12. Ăn sáng bằng cơm tấm
Nhiều nơi không có thói quen ăn sáng bằng cơm, nhưng người Sài Gòn lại hoàn toàn khác. Từ các bạn học sinh cho đến nhân viên văn phòng, công nhân viên chức, ai cũng thích chọn món cơm tấm cho mình vào buổi sáng. Lý do lớn nhất chắc bởi ăn cơm tấm vào buổi sáng giúp người ta chắc bụng và nạp thêm nhiều năng lượng để làm việc. Nhưng chắc cũng đơn giản là bởi chẳng ai có thể cưỡng lại được cảnh bụng đói meo khi bước ra ngoài, thế rồi nhìn thấy hình ảnh từng miếng sườn tươi ngon được ướp thơm phức bằng một loại gia vị bí truyền, thế rồi chúng được nướng sém trên bếp than hồng, khói bay trắng trời lan man theo là một mùi hương khiến bạn chẳng thể làm gị khác ngoài việc đầu hàng và sà vào gọi một đĩa ngay lập tức.
Ảnh: Hữu Dương.
13. Bùi Viện
14. Hầm Thủ Thiêm
Ảnh sưu tầm.
15. Đường hoa Nguyễn Huệ
Hơn 10 năm qua, đường hoa Nguyễn Huệ đã trở thành một nét đẹp ngày Xuân của người Sài Gòn. Là nơi mà đại đa số người Sài Gòn muốn đến vào dịp Tết. Được tận mắt xem những tác phẩm nghệ thuật được xếp, dàn dựng công phu từ hàng trăm loại hoa khác nhau ở khắp các tỉnh thành mang về.
Ảnh sưu tầm.
16. Bitexco
Nổi tiếng là tòa nhà cao nhất Sài Gòn tính đến thời điểm hiện tại với chiều cao 262m. Bên trong tòa nhà này có hẳn một tầng dùng để cho du khách đến tham quan và ngắm Sài Gòn từ trên cao.
Ảnh: Andy Trần
17. Chợ Bến Thành
18. Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố
19. Thảo Cầm Viên
Đây là địa điểm gắn liền với tuổi thơ của hầu hết những đứa trẻ Sài Gòn. Thảo Cầm Viên là sở thú duy nhất của Việt Nam được đặt ngay trung tâm thành phố. Đây cũng là sở thú lâu đời nhất của Sài Gòn vẫn luôn hoạt động trong suốt gần 150 năm qua.
Cổng Thảo Cầm Viên nhìn từ góc đường Lê Duẩn. (Ảnh: Andy Trần)
Thảo Cầm Viên là sở thú duy nhất nằm ngay trung tâm thành phố. (Ảnh: Andy Trần)
20. Cầu Ánh Sao
Một địa điểm cực kỳ thơ mộng, lãng mạn vào ban đêm dành cho các cặp đôi.
Ảnh sưu tầm.
21. Chạy xe dạo Sài Gòn vào buổi tối
Ban ngày thời tiết Sài Gòn luôn oi bức, nhưng khi về đêm thì Sài Gòn lại có một không khí khác hẳn. Vì thế người Sài Gòn rất thích cảm giác buổi tối được ngồi xe máy chạy khắp nơi để ngắm cảnh, hóng gió và tận hưởng nhịp sống sôi động về đêm của thành phố hoa lệ này.
22. Ốc
Hãy thêm ốc vào danh sách phải ăn khi đến Sài Gòn, tất cả là vì lợi ích của riêng bạn thôi. Bởi lẽ, ốc Sài Gòn thật sự là một thế giới khác, một thế giới chỉ dành cho các món ốc. Thế giới đó là nơi mỗi loại ốc lại có một vương quốc riêng với đủ loại xào, luộc, nướng,...vv... Bạn sẽ trở thành một Alice lạc trong thế giới ốc và chẳng bao giờ muốn thoát khỏi nữa bởi chỉ riêng việc ăn các loại ốc mỗi ngày thôi đã là một niềm hạnh phúc rồi.
Ảnh: Kim Thanh
Sài Gòn chính là thiên đường của các loại ốc. Ảnh: Kim Thanh
23. Bánh mì Sài Gòn
Ở mọi con đường, góc phố hay đầu hẻm của Sài Gòn đâu đâu cũng có sự hiện diện của xe bánh mì. Bánh mì thịt nguội, bánh mì patê, bánh mì chả cá, bánh mì ốp la,... tất cả đều đã trở thành món ăn tiêu biểu của Sài Gòn nổi tiếng khắp bốn phương. Thiên đường bánh mì vỏ giòn tan, ruột mềm mại như bông còn nhân thì đậm đà, ngào ngạt như một khu rừng.. chắc chắn sẽ là một trong những thứ khiến bạn nhớ nhất về Sài Gòn.
Ảnh: Andy Trần.
24. Hủ tiếu gõ
Tiếng gõ lốc cốc leng keng chợt phá tan bầu không khí tĩnh lặng của buổi đêm Sài Gòn. Một chiếc xe đẩy đặt len lỏi ở 1 góc đường nào đó với thùng nước lèo đang tỏa khói trắng mờ mờ ảo ảo. Hủ tiếu gõ là món ăn cực rẻ, chuyên cứu đói cho sinh viên và những người công nhân có mức thu nhập thấp. Đây cũng là món ăn tuyệt vời vào buổi đêm khi Sài Gòn lất phất những cơn mưa.
Ảnh: Andy Trần
25. Ngắm Sài Gòn về đêm trên đỉnh các tòa cao ốc
Bạn nghĩ sao khi được ngồi trên đỉnh của một tòa cao ốc, được thảnh thơi bên ly rượu vang hoặc cốc cà phê với "người ấy" để cùng ngắm và thưởng thức vẻ đẹp của Sài Gòn lấp lánh về đêm? Có lẽ, cảm giác đó cũng đẹp như ngồi giữa khu rừng vào mùa hè và ngắm từng đàn đom đóm thắp sáng cả màn đêm trước mắt. Nghe thôi cũng thấy lãng mạn đến cỡ nào rồi.
Ảnh sưu tầm.
26. Hẻm
Chắc chắn sẽ không ngoằn ngoèo, quanh co như các con hẻm ở Hà Nội. Hẻm ở Sài Gòn có phần rộng hơn, thẳng hơn và dài hơn. Nhưng thường ở bên trong những con hẻm ở Sài Gòn, bạn sẽ có thể dễ dàng bắt gặp vô số điều thú vị. Có thể chỉ ở trong hẻm, bạn mới tìm được một quán ăn ngon. Có thể chỉ ở trong hẻm, bạn mới tìm được một quán cà phê đẹp và thú vị, bí ẩn nào đấy. Đó là những điều thú vị, những bí mật đặc biệt mà chỉ khi bạn bỏ thời gian tìm hiểu, bạn mới thấy xứng đáng đến thế nào khi khám phá ra chúng.
Ảnh: Andy Trần
27. Con gái Sài Gòn
Không dịu dàng dàng như con gái Thủ đô cũng không đằm thắm như con gái xứ Huế. Con gái Sài Gòn nhẹ nhàng, khéo léo nhưng cũng không kém phần năng động. Và có cần nhắc đến chất giọng ngọt ngào của con gái Sài Gòn không nhỉ? Có lẽ, chẳng ai cưỡng lại nổi ham muốn được ngả vào lòng một cô gái Sài Gòn để nàng rót vào tai thứ thanh âm ngọt ngào như mật và trầm bổng như một bản nhạc êm đềm.
Ảnh: Andy Trần
28. Nghe nhạc vào sáng sớm tinh mơ
Buổi sáng cuối tuần ở cà phê bệt thường có những nhóm nhạc du ca, hay ở nhà hát thành phố có những buổi diễn tấu miễn phí phục vụ cho người dân, tạo thành một nhịp điệu thú vị cho người Sài Gòn trong cuộc sống bận rộn hàng ngày.
Ảnh: Andy Trần
Ảnh: Andy Trần
29. Thành phố lễ hội
Sài Gòn luôn là điểm đến dẫn đầu của rất nhiều hoạt động, chương trình văn nghệ, nghệ thuật đặc sắc của trong lẫn ngoài nước.
Ảnh: Hữu Dương
30. Hóng mát ở bến Bạch Đằng
Buổi sáng bến Bạch Đằng là điểm tập thể dục, đến chiều và tối thì nơi này tập trung rất nhiều người đến hóng gió mát từ sông Sài Gòn.
31. Nhà ga 3A
Ảnh: Benz
32. Vẻ đẹp cổ điển của khu trung tâm
Nhờ sự phối hợp kiến trúc độc đáo của xưa và nay, Nhà hát Thành phố, khách sạn Continental, Vincom, khách sạn Caravelle,... đã giúp nơi này trông như một "phương Tây" bên trong Sài Gòn.
Ảnh: Kim Thanh
Ảnh: Kim Thanh
33. Karaoke
Chẳng biết từ bao giờ và lý do gì mà người Sài Gòn từ rất lâu đã cực kỳ thích hát Karaoke. Đây luôn là địa điểm cuối cùng của các buổi ăn chơi, nhậu nhẹt thâu đêm của người Sài Gòn.
34. Ăn đêm
35. Đi nghe nhạc vào mỗi tối
36. Ngập đường
Cứ vào mỗi mùa mưa thì đường phố Sài Gòn luôn trong tình trạng ngập nặng. Dù chẳng phải là hình ảnh đẹp hay ấn tượng, nhưng vì cuộc sống của người Sài Gòn luôn gắn liền với nó, thế nên nếu có đi đâu thì thỉnh thoảng bạn cũng sẽ thấy nhớ nhớ, thương thương.
Ảnh sưu tầm.
37. Chợ hoa Hồ Thị Kỷ
Bạn đã thử cảm giác dậy thật sớm đi chợ hoa chưa nào? Cứ khoảng 3, 4 giờ sáng thì ngôi chợ này tấp nập hẳn. Đây là lúc là các xe hoa từ miền Tây, Đà Lạt đổ về giao mối. Lạc giữa rừng hoa rực rỡ, ngào ngạt, bạn hẳn sẽ quên đi một Sài Gòn với những tòa nhà cao tầng và trung tâm thương mại sang chảnh, chỉ để tập trung vào vẻ đẹp bạt ngàn của những đóa hoa đang trải ra trước mắt.
Ảnh: Andy Trần
38. Các khu xóm đạo
Đến Sài Gòn vào dịp Giáng Sinh? Hãy ghé qua khu xóm đạo để tận hưởng không khí lộng lẫy, ấm áp đặc trưng của ngày lễ này nhé.
Ảnh sưu tầm.
39. Trà đá miễn phí
Một ly trà đá miễn phí cho người qua đường trong cái nắng gay gắt như đổ lửa đã tô thêm nét đẹp nhân văn cho Thành phố mang tên Bác.
Ảnh sưu tầm.
40. Trung Thu phải đi phố đèn lồng quận 5
Đây đã là một thói quen của người Sài Gòn vào mỗi dịp Trung Thu, cứ đến rằm tháng Giêng là khu đèn lồng Lương Nhữ Học lại được khoác áo mới nhờ cả trăm, cả nghìn chiếc đèn lồng được các gia đình mang ra bày bán.
Ảnh: Benz
41. Trà Phúc Long
Trong thời buổi các thương hiệu trà, cà phê của nước ngoài xâm nhập và "thống lĩnh" thị trường miền Nam thì vui thay có một thương hiệu trà hoàn toàn của Việt Nam, lại đang chiếm được rất nhiều cảm tình của khách hàng tại khu vực nổi tiếng sôi động và cạnh tranh khốc liệt này. Trong gần 2 năm gần đây, thương hiệu Trà Phúc Long luôn được giới trẻ Sài Gòn đón nhận bởi các món trà rất ngon, giá cả hợp lý. Và thậm chí, đâu chỉ có người Sài Gòn mới mê Phúc Long? Ngay cả ở Hà Nội cũng chẳng khó để thấy các bạn trẻ kêu gào thèm trà Phúc Long mỗi ngày trên Facebook.
Ảnh: Andy Trần
42. Xem kịch
Thông thường nào những ngày cuối tuần, ngoài việc đi nghe nhạc, lang thang, xem phim, ăn uống thì người Sài Gòn còn coi việc xem kịch là một thú vui, loại hình giải trí tuyệt vời. Từ hài kịch, bi kịch, kịch ma,... tất cả gần như đều trong tình trạng hết vé vào cuối tuần.
Ảnh sưu tầm.
43. Quán cà phê đẹp và cực kỳ tinh tế
Người Sài Gòn có câu cửa miệng là "đi cà phê không?", nhưng thực chất việc uống gì là không mấy quan trọng. Người Sài Gòn đa số lại thích tìm cho mình cái cớ để đến một nơi nào đó có không gian đẹp, hợp gu và sở thích của mình. Nên đó cũng là lý do mà những quán cà phê ở Sài Gòn, luôn chú trọng việc tạo không gian với nhiều phong cách khác nhau để có thể phục vụ cho các vị khách khó tính của mình. Mỗi nơi đều mang một phong cách riêng, một cái chất riêng mà không kém phần tinh tế.
Sài Gòn có rất nhiều những quán cà phê đẹp mà cực kỳ tinh tế. Ảnh: Kim Thanh
Ảnh: Kim Thanh
44. Nghe nhạc ở Acoustic
Nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Ngô Thời Nhiệm, quán bar Acoustic gần như đã là một điểm đến lý tưởng vào mỗi tối cho những ai thích nghe thể loại nhạc sống. Bắt đầu từ 8h30 đến 11h tối, cả nơi này đều đắm chìm trong tiếng nhạc Rock, Pop Rock đầy sôi động và mạnh mẽ.
45. Trái cây vỉa hè
Ảnh: Kim Thanh
46. Cháo trắng về đêm
Ảnh: Benz
47. Quận 5 - khu China Town của Sài Gòn
Quận 5 là nơi tập trung sinh sống của hàng nghìn người Hoa. Vì thế nơi đây được rất nhiều người gọi đến với biệt danh là khu China Town của Sài Gòn với nhiều nét văn hóa, sinh hoạt, ẩm thực và kiến trúc nhà cửa tại đây cũng đặc biệt.
48. Sân bay nằm ngay trong thành phố
Đây là một niềm tự hào của người Sài Gòn bởi chẳng có nơi nào khác ở Việt Nam có sân bay quốc nội lẫn quốc ngoại đều nằm ngay trong thành phố. Từ sân bay Tân Sơn Nhất vào trung tâm quận 1 chỉ mất không tới 15 phút đi xe máy. Vì thế mỗi lần có đi đâu xa với người Sài Gòn là khá tiện lợi và chẳng mất quá nhiều thời gian để đến sân bay.
Ảnh sưu tầm.
49. Hàng me xanh hai bên đường
Nếu phố phường Hà Nội nổi tiếng với những hàng sấu, thì Sài Gòn sẽ là rợp bóng xanh của hai hàng me. Ngoài việc che bóng mát, làm xanh thành phố thì vào mùa, các hàng me hai bên đường cũng giúp cho một số người dân có thêm thu nhập.
Ảnh: Kim Thanh
50. Những bến phà cũ
Phà Thủ Thiêm tuy vừa chính thức ngưng hoạt động vào đầu năm nay, nhưng với người Sài Gòn mà nói, bến phà cũ năm nào để đưa mọi người sang sông vẫn còn đọng trong ký ức mãi.
Ảnh sưu tầm.
51. Bò bía ngọt
Một món ăn vặt rất đặc biệt của Sài Gòn chỉ thường xuất hiện vào mỗi chiều và tối quanh các khu ăn đêm, quán nhậu,... Bò bía được cuộn bằng miếng bánh tráng. Bên trong có kẹo mạch nha giòn giòn, mè (vừng) đen và lớp dừa nạo ngọt ngọt, bùi bùi. Đây là một món ăn gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều đứa trẻ ở Sài Gòn.
Ảnh sưu tầm.
52. Xe lam
Ảnh sưu tầm.
53. Cơm cháy chà bông
Ảnh sưu tầm.
54. Kẹt xe
Kẹt xe thì đâu mà chả có, nhưng khi đến Sài Gòn thì đây là một "đặc sản". Cứ đến giờ cao điểm thì hầu hết các con phố của Sài Gòn đều trong tình trạng kẹt xe, khiến nhiều khách du lịch khi đến đây cực kỳ e ngại về điều này.
Kẹt xe cũng là một trong những "đặc sản" của Sài Gòn. Ảnh: Andy Trần.
55. Những ngôi trường lâu đời
Sài Gòn cực kỳ nổi tiếng với 4 ngôi trường với tuổi đời hàng chục đến hơn trăm năm như trường: nữ sinh Gia Long áo Tím - đến nay đổi thành trường Nguyễn Thị Minh Khai, trường Marie Curie, trường Lê Hồng Phong và trường Lê Quý Đôn. Đây đều là những biểu tượng của tri thức, giáo dục Sài Gòn từ hàng trăm năm qua.
Trường Lê Hồng Phong. Ảnh: Andy Trần
Trường Nguyễn Thị Minh Khai. Ảnh: Andy Trần
Theo MASK online
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét