Khi những cơn mưa liên tục ùa về cũng là lúc mùa nấm tràm bắt đầu rộ ở các chợ, từ thôn quê, ngoại ô đến trung tâm phố Huế.
Loại nấm này chỉ có ở một số địa phương và Huế là nơi có thổ nhưỡng phù hợp, chúng mọc nhiều ở các đồi, núi huyện Hương Trà, Phong Điền, Phú Lộc và thị xã Hương Thủy.
Nấm mọc trên lớp lá mục dưới tán rừng tràm, rừng bổi hay rừng bạch. Mỗi đợt nấm tràm chỉ trong vòng một tuần, bởi mọc nhanh nên cũng chóng tàn.
Mùa nấm thường vào đầu mùa mưa, khi những cơn mưa bắt đầu xuất hiện làm không khí trở nên dịu mát, ẩm ướt… Đặc biệt là những ngày giao mùa, mưa nắng đan xen, nấm tràm đua nhau mọc kín cả những gốc tràm. Người dân lại kéo nhau vào rừng hái nấm để ăn, bán…
Khá dễ để nhận biết loại nấm này. Nấm có tai màu tím nhạt, tròn và béo múp. Có cây tím thâm, khi lớn có hình như cái ô, trông không được bắt mắt lắm nhưng bên trong trắng mịn. Những chiếc nấm múp, chưa nở nhiều, chắc cứng và nặng là nấm ngon. Khi luộc, nấm sẽ rất trắng, ít teo lại.
Nấm tràm có vị khá đắng nên chế biến khá công phu. Đầu tiên phải gọt sạch lớp vỏ màu tím bên ngoài và ngâm 15 phút với nước muối để nấm trắng. Sau đó phải luộc kỹ với nước sôi thêm 15 phút để bớt đắng. Hương vị nấm vẫn đậm đà, nấm vẫn dai như thường. Luộc xong thì vớt ra để ráo rồi chế biến các món tùy thích.
Nấm tràm cho nhiều món ngon như nấu cháo, xào hay nấu canh... Nhưng có lẽ hợp nhất là nấu canh với rau khoai lang. Được xem là sự kết hợp hoàn hảo, vì rau khoai giúp nấm bớt đắng và dậy hương. Trước khi nấu nên xào nấm thấm với hành và gia vị. Để riêng, đun nước sôi thì cho nấm vào, cho tiếp rau khoai và nêm nếm là xong. Nếu muốn món canh thêm đậm đà thì cho vào ít ruốc. Món này vừa ngon vừa thanh mát.
Không chỉ là món ngon, đặc sản mà theo quan điểm đông y, nấm tràm còn là vị thuốc, chữa được mỏi mệt, cảm cúm, nhức đầu; vị đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và giã rượu. Chính vì vị đắng đặc trưng nên không phải ai cũng có thể ăn được, nhất là trẻ con.
Nấm tràm có vị khá đắng nên chế biến khá công phu. Đầu tiên phải gọt sạch lớp vỏ màu tím bên ngoài và ngâm 15 phút với nước muối để nấm trắng. Sau đó phải luộc kỹ với nước sôi thêm 15 phút để bớt đắng. Hương vị nấm vẫn đậm đà, nấm vẫn dai như thường. Luộc xong thì vớt ra để ráo rồi chế biến các món tùy thích.
Nấm tràm cho nhiều món ngon như nấu cháo, xào hay nấu canh... Nhưng có lẽ hợp nhất là nấu canh với rau khoai lang. Được xem là sự kết hợp hoàn hảo, vì rau khoai giúp nấm bớt đắng và dậy hương. Trước khi nấu nên xào nấm thấm với hành và gia vị. Để riêng, đun nước sôi thì cho nấm vào, cho tiếp rau khoai và nêm nếm là xong. Nếu muốn món canh thêm đậm đà thì cho vào ít ruốc. Món này vừa ngon vừa thanh mát.
Không chỉ là món ngon, đặc sản mà theo quan điểm đông y, nấm tràm còn là vị thuốc, chữa được mỏi mệt, cảm cúm, nhức đầu; vị đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và giã rượu. Chính vì vị đắng đặc trưng nên không phải ai cũng có thể ăn được, nhất là trẻ con.
Đối với nhiều gia đình Huế, nấm tràm là thứ không thể thiếu trong bữa cơm tiết giao mùa. Nên không ít người Huế đi xa lại thương nhớ vị nấm tràm da diết.
Tuyết Khoa (thực hiện)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét