Phóng sự ảnh: Trọng Chính
(Dân Việt) Tà Xùa, Hồng Ngài, Háng Đồng, Hang Chú... là những địa danh nổi tiếng ở vùng cao huyện Bắc Yên (Sơn La) từng thấp thoáng trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của cố nhà văn Tô Hoài...
Tà Xùa, Hồng Ngài, Háng Đồng, Hang Chú... là những địa danh nổi tiếng ở vùng cao huyện Bắc Yên (Sơn La) từng thấp thoáng trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của cố nhà văn Tô Hoài, nơi chàng A Phủ nửa đêm dắt Mỵ băng rừng chạy trốn nhà Thống lý Pá Tra.
Cái cảm giác được bước vào quê hương của Mỵ và A Phủ, những nhân vật nổi bật trong sách giáo khoa khiến nhiều du khách tìm về đây với sự tò mò xen lẫn háo hức. Dân cư huyện Bắc Yên đa phần là đồng bào người Mông và "Vợ chồng A Phủ" được nhà văn Tô Hoài viết năm 1952 xây dựng từ những nguyên mẫu có thật trong đời sống xã hội thời bấy giờ ở Tường Sơn, Châu Phù Yên (cũ) thuộc huyện vùng cao Bắc Yên ngày nay.
Nếu xã Hồng Ngài được coi là quê hương của vợ chồng A Phủ, thì xã Tà Xùa nằm ở cao gần 2.000m so với mặt nước biển, cách huyện Bắc Yên 20km cũng chính là quãng đường chạy trốn của vợ chồng A Phủ khi xưa, tìm đường về với cách mạng…
Được biết đến là thiên đường mây ải Bắc, Tà Xùa nằm ở độ cao gần 2.000m so với mực nước biển, nơi những ngọn núi chìm trong mây giăng mắc tạo nên một vẻ đẹp kỳ ảo. Sống Khủng Long, một trong 3 ngọn núi làm nên rặng Tà Xùa ở độ cao gần 1.600m, chênh vênh giữa trời, nơi thu hút rất đông du khách chiêm ngưỡng ánh bình minh le lói trên biển mây mỗi ngày.
Tà Xùa còn nổi tiếng với đặc sản chè shan tuyết có tuổi đời hơn 100 năm, đặc biệt thơm ngon, tập trung chủ yếu ở các bản Tà Xùa A, Tà Xùa C, Mống Vàng, Chung Chinh và Bản Bẹ...
Sống Khủng Long, 1 trong 3 ngọn núi làm nên rặng Tà Xùa chìm trong mây mù.
Giờ những nếp nhà người Mông, hậu duệ của Mỵ vẫn thưng từ vách gỗ, những đống chè shan tuyết mới hái cùng khoai sắn chất đống nền đất, nơi góc nhà...Cái cảm giác được bước vào quê hương của Mỵ và A Phủ, những nhân vật nổi bật trong sách giáo khoa khiến nhiều du khách tìm về đây với sự tò mò xen lẫn háo hức. Dân cư huyện Bắc Yên đa phần là đồng bào người Mông và "Vợ chồng A Phủ" được nhà văn Tô Hoài viết năm 1952 xây dựng từ những nguyên mẫu có thật trong đời sống xã hội thời bấy giờ ở Tường Sơn, Châu Phù Yên (cũ) thuộc huyện vùng cao Bắc Yên ngày nay.
Nếu xã Hồng Ngài được coi là quê hương của vợ chồng A Phủ, thì xã Tà Xùa nằm ở cao gần 2.000m so với mặt nước biển, cách huyện Bắc Yên 20km cũng chính là quãng đường chạy trốn của vợ chồng A Phủ khi xưa, tìm đường về với cách mạng…
Được biết đến là thiên đường mây ải Bắc, Tà Xùa nằm ở độ cao gần 2.000m so với mực nước biển, nơi những ngọn núi chìm trong mây giăng mắc tạo nên một vẻ đẹp kỳ ảo. Sống Khủng Long, một trong 3 ngọn núi làm nên rặng Tà Xùa ở độ cao gần 1.600m, chênh vênh giữa trời, nơi thu hút rất đông du khách chiêm ngưỡng ánh bình minh le lói trên biển mây mỗi ngày.
Tà Xùa còn nổi tiếng với đặc sản chè shan tuyết có tuổi đời hơn 100 năm, đặc biệt thơm ngon, tập trung chủ yếu ở các bản Tà Xùa A, Tà Xùa C, Mống Vàng, Chung Chinh và Bản Bẹ...
Thân cây chè shan tuyết Tà Xùa rêu phong, địa y bám đầy từ gốc đến thân, cành.
Bên trong những nếp nhà người Mông được thưng từ vách gỗ, những hậu duệ của Mỵ vẫn cặm cụi với công việc thường ngày.
Thấp thoáng trong mù sương của phiên chợ ngày áp tết, những cô gái Mông lựa chọn những bộ váy áo truyền thống và được cách điệu nhiều màu sắc lấp lánh.
Các thiếu nữ dân tộc Mông xã Hang Chú chuẩn bị gạo nếp giã bánh giầy cho mâm cúng năm mới.
Các chàng trai dân tộc Mông giã bánh giầycho mâm cúng năm mới.
Mâm cơm năm mới với rượu Hang Chú, thịt lợn đen - những đặc sản trên mâm cơm của phụ nữ dân tộc Mông xã Hang Chú.
Ở các bản làng vùng cao huyện Bắc Yên (Sơn La), nếu gặp đúng ngày tết của người, du khách có cơ hội chứng kiến hàng loạt trò chơi như: Đánh còn, ném pao, chơi quay, biểu diễn văn nghệ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét