Trong lịch sử 1.000 năm khoa cử của các triều đại phong kiến Việt Nam, chưa người nào đạt kỳ tích trong đào tạo nhân tài như ông.
Theo Đại Nam nhất thống chí, Trần Ích Phát sống vào thời Lê Sơ (thế kỷ 15-16). Ông xuất thân từ một gia đình nông dân ở làng Triều Dương, huyện Chí Linh (tỉnh Hải Dương), dòng tộc chưa ai dính dáng đến khoa cử. Từ bé Trần Ích Phát đã bộc lộ tư chất thông minh, trí nhớ siêu phàm, kinh sách chỉ xem qua đã thuộc.
Khi Trần Ích Phát mở trường dạy học ở quê nhà, sĩ tử các nơi nô nức xin về theo học. Sách Những người thầy trong sử Việt ghi lại không khí ở trường của Trần Ích Phát: "Đường vào nhà ông, viên tri phủ phải cho đắp rộng thênh thang như đường cái quan để khi vinh quy bái tổ, các vị tân khoa đến tạ ơn thầy... Cả làng trễ nải nghề nông, chỉ chăm chú làm nghề cất nhà cho các sĩ tử trọ học, thế hệ này chưa kịp đi tTheo cuốn Những người thầy trong sử Việt, Trần ích Phát khi tham gia kỳ thi Hương ở địa phương đã đỗ Giải nguyên. Tuy nhiên, đến khoa thi Hội rồi thi Đình (cấp trung ương), ông đều bị đánh trượt. "Ích phát tức lắm, tự nhủ: Mình không làm được tiến sĩ thì sẽ đào tạo ra vài tiến sĩ, kể cả là thám hoa, bảng nhãn, trạng nguyên cho thiên hạ biết tay", sách chép lại.
Với động cơ rất cá nhân như thế, Trần Ích Phát về quê mở trường dạy học và lập nên kỳ tích. Ông đã đào tạo 74 vị đại khoa (từ tiến sĩ trở lên), trong đó có 3 trạng nguyên... Tất cả đều được khắc tên trên bia đá, hiện còn tại Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội).
"Trong thi cử thời xưa, thầy nào có được dù chỉ một môn sinh đỗ đại khoa cũng lập tức trở thành thương hiệu. Trường của ông thầy đó sẽ nô nức sĩ tử khắp bốn phương tìm đến. Thầy Chu Văn An đời Trần - người được xưng tụng là Vạn Thế sư biểu và thờ trong Văn miếu cũng chỉ có đến 2 môn sinh đỗ tiến sĩ...", sách Những người thầy trong sử Việt dẫn chứng để nhấn mạnh kỳ tích của ông thầy Trần Ích Tắc.hì thế hệ kia đã đến... Một cửa hàng bán giấy bút, dầu đèn mọc lên bên cây đa đầu làng, lúc nào cũng tấp nập người mua".
Khi nhận học sinh vào trường, Trần Ích Phát chọn rất kỹ, chỉ nhận những cậu bé có tư chất. Với mỗi trò, Trần Ích Phát lại có cách dạy riêng, ông phát hiện những thiếu sót, "lỗ hổng kiến thức" của cá nhân người học rồi lấp đầy chỗ trống.
"Cách làm của ông thật khác xa với lề thói khi xưa, nhưng lại có vẻ giống cách làm của các trường bồi dưỡng năng khiếu thời hiện đại. Ông rất quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý của học trò, khích lệ việc học của mỗi đứa theo một cách khác nhau", cuốn Những người thầy trong sử Việt viết.
Không chỉ hướng dẫn học trò cách tự học, tự đọc sách, tập tư duy sáng tạo... Trần Ích Phát còn giao cho lớp lớn kèm lớp bé theo hướng dẫn của mình, nên cùng lúc dạy được nhiều học trò. Giống những lò luyện thi hiện nay, ông sưu tầm các đề thi qua từng khóa, ở Đại Việt và cả ở Trung Hoa, để rút kinh nghiệm sao cho tăng được xác suất "trúng tủ" bài thi.
Ở thành phố Hải Dương thuộc quê hương của thầy đồ nổi tiếng Trần Ích Phát có một con phố được đặt theo tên ông.
"Hiện tượng Trần Ích Phát như một huyền thoại của nền văn hiến nước ta... Rõ ràng, ông là một tài năng hiếm có, một người thầy kiệt xuất trong việc phát hiện và đào tạo người hiền", tác giả cuốn Những người thầy trong sử Việt viết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét