TPO - Cứ vào ngày mùng 8 Tết hàng năm, ở đình làng Thị Cấm, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội lại diễn ra lễ hội thổi cơm thi. Đây là một phong tục độc đáo của làng mỗi dịp xuân về, để cầu chúc cho dân làng một năm mới ấm no, hạnh phúc, mọi nhà bình yên.
Theo truyền thuyết từ đời Hùng Vương thứ 18, khi Phan Công Tây Nhạc Đại Vương hành quân qua Thị Cấm dẹp giặc nhà Thục,
dân làng đã kéo lửa thổi cơm chi viện viện quân lương, đồng sức đồng lòng cùng quân đội chống giặc.
Sau đó đất nước được thái bình, tướng Phan Công ở lại dạy dân làng trồng dâu nuôi tằm, dệt vải.
Từ đó hàng năm dân làng lại mở hội kéo lửa thổi cơm thi vào đúng ngày mùng 8 tháng Giêng.
Bắt đầu cuộc thi sẽ có 4 bạn trẻ thi chạy ra giếng làng lấy nước cho người lớn ở nhà chuẩn chị các công đoạn cho việc thổi cơm.
Những công đoạn chuẩn bị cho việc thổi cơm diễn ra vô cùng sôi động ngay giữa sân đình.
Các bậc nam nhi chung tay dã gạo.
Sau đó phụ nữ sàng xảy vô cùng khéo léo.
Rồi họ chung tay đãi gạo và nhặt thóc còn sót lại trong rá gạo trắng tinh. Nhiều đội thi thực hiện từ lúc kéo lửa đến khi gạo được cho vào nồi đặt lên bếp chỉ trong khoảng thời gian 10 phút.
Sau khoảng thời gian thổi trên bếp với ngọn lửa bốc cao, các nồi cơm nhanh chóng được vùi kỹ vào đống rơm đang cháy để ủ cho đến lúc chín. Sân đình làng Thị Cấm nghi ngút khói rơm.
Sau vài phút cơm được thổi, lúc này các cụ cao tuổi làng Thị Cấm đi vòng quanh sân đình xem xét các nhóm thổi cơm, chuẩn bị mang ra chấm điểm.
Trong vòng 30 phút, 4 nồi cơm của 4 đội đã chín và được các cụ rước vào đình làng chấm điểm.
Cơm được cho là ngon phải dẻo, không cháy, mở vung thơm nức mùi thơm của gạo quê.
HOÀNG MẠNH THẮng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét