Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015

Khu du lịch Đồi Tức Dụp

TRUYỀN THUYẾT NGỌN ĐỒI TỨC DỤP
             Trong dãy Thất Sơn hùng vĩ đứng sừng sững giữa bao la ruộng đồng của miền châu thổ Cửu Long trù phú. Tức Dụp chỉ là một ngọn đồi nhỏ nằm dưới chân núi Cô Tô thuộc huyện Tri Tôn nhưng lại ẩn chứa trong lòng mình biết bao câu chuyện nghe như là huyền thoại – huyền thoại của thuở xa xưa – huyền thoại của những năm tháng chưa xa.
Chuyện xưa kể rằng, thuở trời đất còn tăm tối, đồng An Giang quá đổi mênh mông nên các vị tiên ông rủ nhau từ núi Dài, núi Cấm khiên từng phiến đá lớn chất chồng lên nhau. Chất mãi, chất mãi đến gà gáy bình minh thì hình thành nên núi Cô Tô.
Rồi một đêm trăng sáng, lòng Tiên Nữ xao xuyến khi ngắm bóng Cô Tô xanh rờn giữa đồng bãi đầy trăng. Họ rủ nhau sang núi mới chơi, đàn hát mãi cũng chán, Các Tiên nữ bèn bày trò ném đá xuống chân núi Cô Tô. Đến lúc tàn trăng, thì một ngọn đồi nhỏ nhô lên trong bóng đêm mờ ảo, bên trong là lòng lò ảng với chi chít hang động như một tổ ong vĩ đại với muôn ngàn ngõ ngách.
             Qua nhiều thế kỷ, nhiều người tìm đến đây khẩn hoang mở đất. Với cái nắng cháy da của mùa hạn, cơn khát nước đến thiếp đi, trong cơn mơ, các cụ tổ đã nghe tiếng róc rách của suối, khi tỉnh giấc lúc bình minh, các cụ tổ tìm ra nguồn nước từ các khe đá của ngọn Đồi. Dân làng mừng vui quá bèn đặt tên cho ngọn đồi là Tuc Chup – tiếng Khơme có nghĩa là nước chảy trong đêm, sau gọi trạy ra là Tức Dụp.
               Từ ấy, ngọn đồi không dấu chân người đã mọc lên nhiều làng mạc, phum sóc. Người dân trong làng đã coi Tức Dụp là ngọn đồi thiêng bởi vì nó đã mang lại cho dân làng nguồn nước của trời, giúp cho ruộng đồng, nương rẫy khô cằn này ngày càng xanh tươi, trù phú. Vào các ngày lễ hội, các già làng, sư sãi thường mang lễ vật đến cúng thần linh, trời đất cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng sung túc.
 
LỊCH SỬ NGỌN ĐỒI
GIỚI THIỆU
TRẬN ĐÁNH LỊCH SỬ “128 NGÀY ĐÊM” TẠI ĐỒI TỨC DỤP
(TỪ NGÀY: 17/11/1968 à 24/03/1969)
            Trong suốt thời gian dài từ những năm 30-40 của thế kỷ XX, Tức Dụp mang trong mình một ngọn lửa đấu tranh của cách mạng. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, nhờ vào địa hình hiểm trở, bọn thực dân Pháp và bọn tay sai không tìm thấy nơi trú ẩn của các chiến sĩ cách mạng và cũng không dám càng quét, truy lùng. Đến những năm 60, Tức Dụp đã trở thành thành lũy vững chắc – là căn cứ cách mạng. Nơi đây là nơi hội họp, ăn nghỉ, là kho vũ khí, đạn dược, lương thực, quân y, cơ quan làm việc của hàng trăm chiến sĩ cộng sản Tỉnh Ủy An Giang, huyện ủy Tri Tôn, nơi tránh bơm, đạn nổ, nơi trú ngụ của những người vợ theo chồng, những người con theo cha đánh giặc và cũng là nơi các chiến sĩ cách mạng nằm lại mãi mãi trong lòng đất mẹ.
             Sau Tết Mậu Thân 1968, bọn giặc đã tập trung đánh phá vào Đồi Tức Dụp, các làng mạc, phum sóc bằng những cuộc không kích bằng trực thăng và đạn pháo.
            Vào từng thời điểm khác nhau hệ thống Hang động (còn gọi là lò ảng) của đồi Tức Dụp từng là cơ quan đầu não của Tỉnh ủy An giang và Huyện ủy Tri Tôn như: Hội trường C6, Hang dân Y, Hang tuyên huấn, Nơi ở và làm việc của trung đội cối Nữ ,Hang bà 2 Bé – Cơ quan phụ nữ), Hang Tỉnh Uy, Hang hậu cần, Hang quân Y, Hang Châu Ken (Văn phòng Tỉnh Uy), Hang điện cối 6, Vồ Năm Kiếm, Điện Mười Xem, …
           Vào giữa tháng 06/1968 dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy nhằm ngăn chặng sự càn quét khắp nơi của địch, lực lượng đặc công của ta đã đánh vào Tri Tôn tiêu diệt nhiều sinh lực địch để mở rộng vùng giải phóng.
           Cay cú do thất bại và biết được dãy núi Cô Tô là bàn đạp tiến quân các trận đánh của ta. Bắt đầu đêm 16/11/1968 địch mở trận càn quét lớn mở đầu cho trận đánh 128 ngày đêm đầy ác liệt.
           Cùng lúc chúng đưa một đại đội biệt kích Mỹ và 02 đại đội bảo an chia làm nhiều cánh tấn công nhằm chiếm dãy núi Cô Tô khống chế và cô lập lực lượng ta ở xã An Tức.
            Từng tốp máy bay B52 rãi bom trùm xuống ngọn đồi gây nên những trận bão lửa thật khủng khiếp.
           Chúng còn kết hợp sửdụng 29 khẩu pháo lớn được bốtrí thành nhiều trận địa quanh khu vực đểvừa đánh nhằm ngăn chặn lực lượng cách mạng vừa dọn bãi đểchúng đổquân ởđỉnh đồi và chân núi lực lượng Mỹhuy động gồm: Cố vấn Mỹ và quân đội chủ lực, Sư đoàn  9, Sư đoàn 21, 02 trung đoàn biệt động quân, 17 tiểu đoàn bảo an dân vệ, Đại đội lính sơn cước của Đại Hàn rất thông thạo đánh địa hình núi rừng nhằm nhanh chóng kết thúc và giành phần thắng chiếm được đồi Tức Dụp.
            Sau một đêm bom rãi thảm, trong vòng 01 tuần lễ địch đã chia thành nhiều mũi tiến công lên đồi và chiếm được một số vị trí bên ngoài và dùng nước sơn trắng đánh dấu các ký tự O,P, G, H, K…Đánh dấu làm tọa độ cho máy bay và đạn pháo địch.
             Cuộc chiến đấu lên đến đỉnh cao của sựcam go ác liệt vềcường độbom đạn và quân số. Đêm máy bay rãi thảm, ngày đạn pháo tầm xa, máy bay Mỹdùng bom 250 kg đến 500 kg thảtrùm xuống ngọn đồi.
Chúng dùng súng phun lửa, bom bi, mìn cóc, mìn râu, bom xăng, bom dầu…thảxuống ngọn đồi làm ngọn đồi rực cháy nhằm thiêu đốt các chiến sĩcách mạng của ta ẩn nấp trong lòng ngọn đồi nhỏbé này.
Địch còn thảcác thùng phuy đựng chất độc hoá học chết người chúng dùng trực thăng bắn thẳng vào các thùng phuy ấy đểchất độc xì ra bay theo gió lọt vào các ngách hang giết dần những người còn sống trong hang.
            Tiếp tục thất bại, địch cảm thấy không thểtiêu diệt ta bằng vũkhí, chúng mởmặt trận tâm lý nhằm làm lay chuyển tinh thần chiến đấu của các chiến sĩởtrong hang bằng cách dùng trực thăng đầm già L19 dùng loa phóng thanh đọc lời kêu gọi đầu hàng và đầu thú.
           Đương đầu với những khó khăn và thách thức to lớn, tương quan lực lượng không cân sức, thiếu thốn mọi bề, với sựquyết tâm bám trụvà đặc biệt nhờsựđùm bọc thương yêu của bà con đồng bào Tri Tôn đêm đến các chiến sĩta vượt rào hàng cây sốđến nơi có địa điểm dấu lương thực,  thực phẩm đểtiếp tục sống và chiến đấu.
              Đầu năm 1969 nhờ xe bọc thép làm lá chắn địch ngày càng áp sát vào chân đồi. Ta quyết tâm đánh trả và bắn cháy 01 xe, đứt xích 01 xe buộc chúng phải khựng lại đêm đó ta thu được nhiều chiến lợi phẩm như: 01 máy PR46, 20.000 viên đạn bộ binh và M79.
            Sáng hôm sau ta cắm cờmặt trận đểbáo hiệu cho đồng bào quanh khu vực biết là các chiến sĩta vẫn còn sống và chiến đấu với kẻthù.
             Sau thất bại, địch tiếp tục sử dụng trực thăng sâu rợm C130 thả xuống 04 khẩu pháo 105 ly và vô số đạn dược xuống chân đồi nhằm để tăng cường thêm hỏa lực, chờ cho trực thăng bay ở toạ độ thấp, súng ta bắn lên tấp nập trực thăng địch trúng đạn, ta thu được một số vũ khí đem vào hang để sử dụng sau này.
           Sáng ngày 23/03/1969 địch thay đổi chiến thuật sử dụng 06 mũi trên đánh xuống dưới đánh lên với 30 xe thiết giáp yểm trợ. Nhờ vào địa hình hiểm trở của núi đồi ta cũng chia làm nhiều mũi đánh trả kết hợp với chiến thuật bắn tỉa có hiệu quả làm cho địch phải khựng lại – tình hình đang lắng xuống.
           Đúng 4giờ30 phút cùng ngày, một cánh quân của địch ào ạt tấn công và chiếm được hang C6 và một sốhang nằm kềcận, trước tình hình đó, ta xin ý kiến cho nổmìn đã gài sẳn nhưng cấp trên chưa đồng ý.
           Chờrạng sáng hôm sau, mệnh lệnh cấp trên phát ra, 02 quảmìn tựtạo nặng 18kg nổmạnh, với 04 chiến sĩcách mạng xung phong cùng với 02 ba lô lựu đạn, khẩu tiểu liên tiếng la khóc và tìm đường thoát thân của địch rền vang cảngọn đồi ta tiêu diệt trên 100 tên.
           Kết qủa qua 128 ngày đêm chiến đấu với lực lựng không tương xứng, thiếu thốn mọi bề, các chiến sĩ cách mạng đã trụ vững tại đồi Tức Dụp, sự tổn thất và hy sinh không tránh khỏi một số chiến sĩ đã ngã xuống ngọn đồi lịch sử này cho quê hương và cho tổ quốc mai sau để 8 chữ vàng:”Kiên Cường, Bám Trụ, Giữ Vững, Núi Tô” được Trung Ương đảng trao tặng rạng danh mãi mãi.
         Sự chiến đấu và hy sinh đó buộc địch phải trả giá trên 2.000 xác giặc và loại khỏi vòng chiến 4.700 tên, ta đã phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại của địch: bắn cháy 11 xe tăng, 02 máy bay phản lực, 04 trực thăng, 09 khẩu pháo 105 ly, 01 máy bay cần cẩu và ta thu nhiều quân trang quân dụng khác. Các chiến sĩ đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc không phụ lòng chăm sóc và đùm bọc của đồng bào. Đồi Tức Dụp xứng đáng được bộ văn hoá thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 01/04/1985.
GIỚI THIỆU
VỀ KHU LỊCH TỨC DỤP
Tức Dụp là một ngọn đồi của núi Cô Tô thuộc xã An Tức, huyện Tri Tôn – tỉnh An Giang. Ngọn núi có tên khá hoa mỹ  Phụng Hoàng Sơn - nằm trong dãy núi Thất sơn hùng vĩ. Đồi Tức Dụp cao 216 mét, diện tích trên 2 km2, có chu vi hình cánh cung dài khoảng 3km. Ngọn đồi tuy nhỏ nhưng được cấu trúc bởi thiên nhiên độc đáo, bao gồm một hệ thống nhiều hang sâu, động lớn, ngõ ngách chằng chịt như mạng nhện do các tảng đá lớn, nhỏ chồng chất lên nhau, người dân địa phương gọi là lò – ảng.
Đã hơn 30 năm từngày Tức Dụp im tiếng súng nhưng dấu tích của những trận đánh, cuộc chiến đấu kiên cường, những tấm gương anh dũng hy sinh vẫn còn đó. Đồi Tức Dụp vẫn sừng sững hiên ngang nhưmột nhân chứng lịch sửcủa cuộc đấu tranh hào hùng của quân và dân An Giang.
Chiến trường xưa nay đã trởthành danh tích nổi tiếng đón tiếp người người đến tham quan. Khu di tích lịch sửđồi Tức Dụp được khởi công xây dựng vào ngày 3/2/1995, qua gần 15 tháng thi công đến ngày 30/4/1996 nhân kỷniệm 21 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tỉnh ủy và UBND tỉnh An Giang đã chọn ngày này đểkhánh thành khu di tích. Ngày nay, Đồi Tức Dụp đã trởthành một khu du lịch lý tưởng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.
Đến với khu du lịch Tức Dụp, quý khách sẽcó dịp khám phá hang động huyền bí, vào thăm nhà Truyền thống đểbiết được hình ảnh và những nhân chứng lịch sử, cùng một sốphương tiện vũkhí từng gắn với cuộc chiến tại ngọn đồi; đến phòng Sa bàn nghe giới thiệu, tái hiện diễn biến trận đánh 128 ngày đêm, thắp hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩtại Đền tưởng niệm.
Khu công viên hoa kiểng với những hàng điệp, hàng dương tươi tốt, đồi vạn tuế xanh um, nhiều loài hoa đa dạng sắc hương.
Khu giải trí thể thao quốc phòng để bắn bia bằng đạn thật; tham quan khu vườn thú, đặc biệt là loài Đà Điểu Châu Phi. Khu dịch vụ giải trí như: Tàu lượn trên không, Thuyền Hải Tặc. Du thuyền mặt hồ, Câu cá sấu... Khu thiếu nhi với các trò chơi dành riêng cho lứa tuổi.
Khu du lịch Tức Dụp đ đón nhiều đoàn học sinh, sinh viên du khảo về nguồn, tìm hiểu lịch sử, cắm trại, d ngoại...
Tại Nhà hàng, khu ẩm thực quý khách sẽ thưởng thức các món ăn đặc sản vùng Thất sơn.
Đặc biệt, trong các dịp lễ hội, du khách còn được tham gia nhiều trò chơi dân gian vui nhộn mang sắc thái văn hóa dân tộc, xem ca múa nhạc tổng hợp, thưởng thức chương trình đờn ca tài tử Nam bộ...
Với phong cảnh hữu tình, dịch vụ đa dạng, phong cách phục vụ lịch thiệp, Khu du lịch Tức Dụp đã được Hiệp hội du lịch ĐBSCL công nhận là “Điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL” 



Kết quả hình ảnh cho Khu du lịch Đồi Tức Dụp







Câu cá sấu - Khu Du Lịch Đồi Tức Dụp 2015












Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét