Nguyễn Tuân (1910-1987) là nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam với sở trường về tùy bút và ký. Ông đã thử bút qua nhiều thể loại thơ, bút ký, truyện ngắn trào phúng, song đến năm 1938 mới nhận ra sở trường của mình với một số tác phẩm được đánh giá xuất sắc như Một chuyến đi, Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua.
Nhà văn Nguyễn Tuân.
|
Tác phẩm của Nguyễn Tuân trước năm 1945 chủ yếu xoay quanh ba đề tài là chủ nghĩa xê dịch, vẻ đẹp vang bóng một thời và đời sống truỵ lạc. Sau đó, sức sáng tác của Nguyễn Tuân ngày càng dồi dào. Ông đi nhiều nơi, sáng tác nhiều tác phẩm xuất sắc Tùy bút kháng chiến và hòa bình (1956), Tùy bút Sông Đà(1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972).
Theo đánh giá của các nhà phê bình văn học, Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa, tuy chỉ viết văn nhưng ông còn am hiểu nhiều môn nghệ thuật gồm hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách độc đáo, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt, vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện.
Sinh thời, ngoài tên thật là Nguyễn Tuân, ông còn có nhiều bút danh như: Nhất Lang, Thanh Thủy, Thanh Hà, Ngột Lôi Nhật, Ngột Lôi Quật, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc.
Nguyễn Tuân được nhiều người trong giới văn học và độc giả tôn vinh là "ông vua tùy bút".
Nguyễn Tuân sinh năm 1910 ở phố Hàng Bạc (Hà Nội), trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
Ông học đến bậc Thành chung thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối giáo viên Pháp nói xấu người Việt năm 1929. Sau đó ít lâu, ông lại bị tù vì đi qua biên giới tới Thái Lan không có giấy phép. Ra tù, ông bắt đầu viết báo, viết văn.
Năm 1945, Nguyễn Tuân tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Từ năm 1948 đến 1957, nhà văn giữ chức Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam.
Mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ tài hoa uyên bác. Mọi sự vật được miêu tả dù chỉ là cái ăn cái uống, cũng được quan sát chủ yếu ở phương diện văn hoá, mỹ thuật.
Sinh thời, Nguyễn Tuân cổ súy tích cực cho chủ nghĩa xê dịch, với phương châm sống là luôn luôn thay đổi thực đơn cho giác quan. Chủ nghĩa xê dịch được hiểu như là sự chuyển đổi vị trí về địa lý, chuyển đổi cảm giác về hình ảnh.
Một bức ký họa chân dung Nguyễn Tuân.
|
Ông không thích cuộc sống trầm lặng, bình ổn nên đi suốt chiều dài đất nước để tìm những điều mới mẻ, độc đáo. Các giai thoại về ông nhờ đó rất phong phú.
Có người kể rằng, để mô tả ống khói tàu hỏa, ông đã ăn nằm tại ga Thanh Hóa mất gần cả tháng để quan sát cho bằng được các thời điểm của ống khói hoạt động lúc bắt đầu nổ máy, lúc khởi hành từ từ bò ra khỏi ga, lúc tàu đạt đến tốc độ tối đa cho phép, khi tàu giảm tốc độ để vào ga.
Một lần khác, ông bỏ sáu tháng quan sát số đồn bốt ở khu vực vĩ tuyến 17 cả hai bờ Bắc - Nam và đếm số thanh ván bắc phía bên kia cầu Hiền Lương, khi hai miền còn bị chia cắt. Không thể "vượt biên" sang bên kia, ông nghĩ ra cách nhờ những người công an sang bờ bên kia làm nhiệm vụ đếm hộ.
Lần đầu có kết quả, ông không tin ngay mà tìm cách kiểm tra lại. Cuối cùng ông chấp nhận kết quả là phía bên kia cầu Hiền Lương có được 444 thanh ván so với 447 thanh ván phía bờ Bắc.
Theo chủ nghĩa xê dịch, vì thế văn chương của Nguyễn Tuân chứa cảm giác mãnh liệt của những phong cảnh tuyệt đẹp, của gió, bão, núi cao rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội.
Sinh thời, Nguyễn Tuân cổ súy tích cực cho chủ nghĩa xê dịch, với phương châm sống là luôn luôn thay đổi thực đơn cho giác quan. Chủ nghĩa xê dịch được hiểu như là sự chuyển đổi vị trí về địa lý, chuyển đổi cảm giác về hình ảnh.
Một bức ký họa chân dung Nguyễn Tuân.
|
Ông không thích cuộc sống trầm lặng, bình ổn nên đi suốt chiều dài đất nước để tìm những điều mới mẻ, độc đáo. Các giai thoại về ông nhờ đó rất phong phú.
Có người kể rằng, để mô tả ống khói tàu hỏa, ông đã ăn nằm tại ga Thanh Hóa mất gần cả tháng để quan sát cho bằng được các thời điểm của ống khói hoạt động lúc bắt đầu nổ máy, lúc khởi hành từ từ bò ra khỏi ga, lúc tàu đạt đến tốc độ tối đa cho phép, khi tàu giảm tốc độ để vào ga.
Một lần khác, ông bỏ sáu tháng quan sát số đồn bốt ở khu vực vĩ tuyến 17 cả hai bờ Bắc - Nam và đếm số thanh ván bắc phía bên kia cầu Hiền Lương, khi hai miền còn bị chia cắt. Không thể "vượt biên" sang bên kia, ông nghĩ ra cách nhờ những người công an sang bờ bên kia làm nhiệm vụ đếm hộ.
Lần đầu có kết quả, ông không tin ngay mà tìm cách kiểm tra lại. Cuối cùng ông chấp nhận kết quả là phía bên kia cầu Hiền Lương có được 444 thanh ván so với 447 thanh ván phía bờ Bắc.
Theo chủ nghĩa xê dịch, vì thế văn chương của Nguyễn Tuân chứa cảm giác mãnh liệt của những phong cảnh tuyệt đẹp, của gió, bão, núi cao rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội.
Chữ người tử tù kể về nhân vật Huấn Cao, là một tử tù do chống lại triều đình nên bị bắt. Huấn Cao là nhà nho tài hoa, nhất là tài viết chữ.
Trước khi bị xử bắn, ông được giải đến nhà ngục nơi có viên quan ngục và thầy thơ, hai người này rất yêu và mến mộ cái đẹp, hâm mộ tài viết chữ tuyệt vời của Huấn Cao. Trong những ngày Huấn Cao ở ngục, hai người này đối đãi với ông rất tốt, còn trịnh trọng hầu hạ như kẻ dưới nhưng Huấn Cao không hề màng tới.
Khi viên quản ngục có được tin ngày xử tử Huấn Cao, ông và thầy thơ quyết hoàn thành tâm nguyện là xin chữ của Huấn Cao. Trước thái độ chân thành và tình yêu với cái đẹp, Huấn Cao cảm mến những tấm lòng đó nên đã quyết định cho chữ.
Nhà văn Nguyễn Tuân lấy nguyên mẫu hình tượng Cao Bá Quát làm nguồn cảm hứng sáng tạo nhân vật Huấn Cao. Theo các nhà phê bình văn học, Huấn Cao là con người đại diện cho cái đẹp, từ tài viết chữ của một nho sĩ đến cốt cách ngạo nghễ phi thường của một bậc trượng phu, tấm lòng trong sáng của một người biết quý trọng cái tài, cái đẹp.
Chữ của Huấn Cao đẹp, nhân cách của ông cũng chẳng kém gì. Huấn Cao là con người tài tâm vẹn toàn.
Tùy bút Sông Đà là kết quả chuyến đi thực tế năm 1958 của nhà văn Nguyễn Tuân, gồm 15 tùy bút và một bài thơ phác thảo. Tuyển tập được xuất bản 1960, nội dung chủ yếu là ca ngợi cảnh vật và con người Tây Bắc.
Tác phẩm nổi tiếng nhất trong tập tùy bút là Người lái đò sông Đà, thể hiện rõ dòng sông Tây Bắc ở hai phương diện đối lập nhau. Đó là một dòng sông dữ dội, hiểm trở, từng gây nhiều tai họa cho con người nhưng đồng thời cũng mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình.
Sông Đà ở tỉnh Lai Châu. Ảnh: Wikiwand.
|
Trong tác phẩm này, Nguyễn Tuân có những miêu tả tinh tế về dòng sông Đà, khiến nó có sức sống như một nhân vật: "Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời", "Con hổ con nai có thể vọt qua sông, và chỉ can nhẹ tay thôi cũng có thể ném hòn đá từ bờ bên này qua bên kia vách".
"Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một cái khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện".
Trong khi đó, ông lái đò đã hiện lên như một con người tài hoa, trí dũng đã đánh bại được cái thác nước hung dữ, phá hết vòng vây này đến vòng vây khác, "cưỡi lên con thác", "nắm chặt lấy bờm sóng", "phóng nhanh", "lái xiết"... Ông như người nghệ sĩ thực thụ trong công việc lái đò trên sông Đà.
Nguyễn Tuân viết Phở dưới dạng tùy bút nên ngắn gọn và súc tích. Tùy bút viết trong hoàn cảnh ông đang tham dự Đại hội hòa bình thế giới ở Phần Lan năm 1957. Tại đó, tác giả được ăn uống với nghi thức trang trọng: đồ sứ, pha lê, khăn trải bàn trắng muốt… nhưng lại cảm thấy không ngon.
Ở nơi đất khách quê người, Nguyễn Tuân nhớ về bát phở Hà Nội. Ông cùng các bạn trong đoàn cùng bàn về những đặc điểm của phở dân tộc…
Phở còn tài tình ở cái chỗ là mùa nào ăn cũng thấy có nghĩa thâm thúy. Mùa nắng, ăn một bát, ra mồ hôi, gặp cơn gió nhẹ chạy qua mặt qua lưng, thấy như giời quạt cho mình. Mùa đông lạnh, ăn bát phở nóng, đôi môi tái nhợt chợt thắm tươi lại.
Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987. Năm 1996, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I). Hà Nội có một tuyến phố mang tên ông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét