(Dân trí) - Năm 2006, huyện Tây Giang tách ra từ huyện Hiên. Để bảo tồn nhà truyền thống của đồng bào Cơtu, lãnh đạo huyện Tây Giang đã dành một khu đất rộng 2ha xây dựng một khu bảo tồn.
Khu
nhà truyền thống được xây dựng 10 nhà sàn của 10 xã trên địa bàn huyện.
Mỗi xã là một ngôi nhà với sắc thái riêng xuất phát từ văn hóa làng
nhằm duy trì bảo tồn nhà sàn, giáo dục cho con cháu trong cộng đồng đồng
bào Cơtu.
Ngoài ra, tại khu làng
này còn xây dựng một nhà dài, một Gươl và một nhà mồ kiểu mẫu của đồng
bào Cơtu để phục vụ công tác bảo tồn và đón khách du lịch thập phương.
Khu nhà truyền thống của đồng bào Cơtu biệt lập trên một ngọn đồi
Mục đích xây dựng khu
làng truyền thống ngay tại trung tâm huyện cũng là để các tộc họ trong
làng, xã mỗi khi có dịp về công tác ở huyện có điều kiện sinh hoạt
chung.
Nhà càng to càng thể hiện
sức mạnh, sức sống và sự trường tồn giàu có của cư dân trong làng đó.
Bên trong nhà đồng bào thường khắc hình chim thú, cảnh sinh hoạt trong
làng và thể hiện văn hóa ứng xử của người dân.
Ngôi nhà xã ATiêng
Mỗi dịp lễ hội, người dân các xã tập trung về khu nhà của xã để sinh hoạt chung
Tại đây, người dân được vui chơi trong vài ngày rồi về với nương với vườn
Một góc làng truyền thống
Ngôi nhà dài
Bên trong nhà dài
Ngôi nhà mồ được phục dựng
Gươl to nhất đứng giữa làng
Đồng bào Cơtu tập trung về Gươl xem lễ đâm trâu mừng lúa mới
Chính giữa khu làng là nơi để bà con tổ chức lễ tết hàng năm
Bên trong ngôi nhà cũng là nơi để người dân tổ chức vui chơi, ăn uống trong dịp lễ hội
Công Bính
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét