Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Thăm lúa, ngắm mây Tây Bắc

Từ làng cổ Đường Lâm đi Nghĩa Lộ

 

(iHay) Một năm phải đi ngắm cảnh các tỉnh miền núi phía Bắc một lần, đó là kế hoạch mà chúng tôi đề ra nhằm xả hơi sau những ngày làm việc mệt mỏi.



Xã Đường Lâm
Với phương châm “hành trình là mục đích”, chúng tôi chọn phương tiện xe máy cho cung đường dài trên 1.300km trong 9 ngày từ Hà Nội qua các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang rồi trở về Hà Nội.
Chuyến đi được gọi tên là Cánh tay không mỏi để luôn tự dặn dò rằng tay lái phải thật vững vàng trong suốt chặng đường dài.
Chúng tôi ra bắc vào dịp cuối tháng 9 là thời điểm mà huyện Mù Căng Chải (Yên Bái) đang diễn ra lễ hội ruộng bậc thang tưng bừng. "Nhiệm vụ" hôm nay của chúng tôi là thuê xe máy đi theo quốc lộ 32 khoảng 200km để đến thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) trước khi trời tối.
 
Đình làng Mông Phụ
Do tính toán thời gian lên Yên Bái chỉ mất hơn 4 tiếng đồng hồ nên chúng tôi quyết định ghé vào làng cổ Đường Lâm, huyện Sơn Tây (Hà Nội). Ngôi làng ngàn tuổi đã được nghe danh từ lâu, nay chúng tôi mới được tận mắt chứng kiến.
Làng cổ Đường Lâm thật sự khiến những người miền Nam như tôi hết sức ngạc nhiên ở cách bố trí đường đi lối lại, ở cách xây nhà cửa tập trung và lối sống bình dị của người dân nơi đây.

Bên trái cổ làng có cây đa cổ thụ thật lớn 

Từ trong làng nhìn ra, cổng làng trông thật nên thơ

Vào mùa lúa, rơm rạ được phơi đầy lối đi trong làng

Sân lúa vàng ươm trước cổng nhà

Một giếng cổ mong ước có được nước mát quanh năm 

 Trâu bò được dẫn vào trong làng bằng nhiều ngõ khác nhau

Một số cổng nhà có dây leo thật duyên dáng

Mái ngói có tiết tấu rất ấn tượng 

Trâu no bụng là lúc người nông dân về nhà nghỉ 

Những người phụ nữ trò chuyện sau giấc ngủ trưa

Tấm bảng ghi lịch mùa vụ từ năm ngoái

Theo những con đường quanh co trong làng một lúc mà trời đã xế chiều. Tính toán lại, chúng tôi thấy rằng khó mà đến Nghĩa Lộ trước 6 giờ chiều. Vì vậy, mọi người nhanh chóng tiếp tục lên đường.
Khi vừa sang cầu Trung Hà bắt qua cửa con sông Đà danh tiếng, chúng tôi rẽ trái để tìm kiếm liệu có điều gì thú vị trên những bãi sông mà một thời nhà văn Nguyễn Tuân say đắm.
Và rồi “xanh xanh bãi mía bờ dâu ngô khoai biêng biếc” hiện ra. Tôi phải lặng người một lúc nhìn những người nông dân cặm cụi, nhìn chiếc xe đạp của ai hờ hững bên đường.

Đàn trâu nhởn nhơ trong khói đốt đồng

Khu vực này thuộc huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái

Người nông dân vội vã gánh lúa về

Dáng cọ trong chiều mây vỡ vụn
Theo tỉnh lộ 316 trở lại quốc lộ 32 vào địa phận tỉnh Yên Bái, chúng tôi không còn nhiều thời gian nên chẳng dám dừng chân ngắm những đồi chè bạt ngàn, xanh ngát. Tuy nhiên, một cánh đồng lúa vàng ươm với đàn trâu trong khói đốt đồng dưới ánh chiều tà đã buộc chúng tôi dừng bước. Vẻ đẹp là đây, đi đâu mà phải vội vàng.
Hình ảnh những cây cọ trong bóng chiều đã đóng máy chụp ảnh của tôi. Đường đến thị xã Nghĩa Lộ còn xa, chúng  tôi bắt đầu chạy quanh co qua rất nhiều con đèo nhỏ một cách cẩn thận. Sương xuống nhẹ, cái lạnh miền cao len lỏi qua các lớp áo làm cảm giác của từng người thêm hưng phấn.
Đến hơn 8 giờ tối, thị xã Nghĩa Lộ nhộn nhịp chào đón chúng tôi. Có lễ hội, đường phố đông đúc, khách sạn hết phòng, quán ăn hết món. Đó là những tình huống đã lường trước nên cuối cùng chúng tôi cũng tìm được một chỗ ngủ tạm trong căn tin của một khách sạn bên suối Nậm Thia.

Đi chợ phiên và ngắm ruộng bậc thang chín vàng

 

(iHay) Hôm qua là một ngày rất mệt do phải di chuyển một đoạn đường dài. Tuy vậy, chỉ 6 tiếng đồng hồ ngủ say gần bên bờ suối, mọi người đã tỉnh táo và nôn nao mong ngóng những thửa ruộng bậc thang vàng óng.



Cánh tay không mỏi - Kỳ 2: Chợ phiên nghĩa lộ ra lúa vàng tú lệ 1
Dòng suối uống quanh cánh đồng ruộng bậc thang Tú Lệ
Trong ngày cuối cùng của lễ hội Ruộng bậc thang 7 ngày được tổ chức tại thị xã Nghĩa Lộ và huyện Mù Căng Chải (Yên Bái), do lượng du khách quá nhiều nên khách sạn, phòng trọ đêm qua đều không còn chỗ trống.
Cánh tay không mỏi - Kỳ 2: Chợ phiên nghĩa lộ ra lúa vàng tú lệ 3
Thị xã Nghĩa Lộ nằm gọn trong địa phận của huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái
Trong cái rủi có cái may, chúng tôi xin được trọ ở căn tin của một khách sạn ven dòng suối Nậm Thia. Nhờ vậy tôi được một lần hưởng tiếng suối rì rào êm dịu và đón nhận từng đợt hơi sương phả ngoài lều ngủ.
Cánh tay không mỏi - Kỳ 2: Chợ phiên nghĩa lộ ra lúa vàng tú lệ 2
Sáng sớm, dòng suối Nậm Thia trong lành chảy qua cầu Thia
Chạy xe trong thị xã để tìm quán ăn sáng, tôi phát hiện ra chợ phiên đầy màu sắc mà trước khi đi tôi chưa tìm hiểu. Nằm kề bên chợ Mường Lò rộng mênh mông, chợ phiên có các mặt hàng rau củ quả tươi sống được người dân trong khu vực mang ra mua bán trao đổi.
Cánh tay không mỏi - Kỳ 2: Chợ phiên nghĩa lộ ra lúa vàng tú lệ 4
Chợ Mường Lò rộng lớn khang trang
Cánh tay không mỏi - Kỳ 2: Chợ phiên nghĩa lộ ra lúa vàng tú lệ 5
Chợ phiên được nhóm họp dưới chân một con dốc nhỏ
Cánh tay không mỏi - Kỳ 2: Chợ phiên nghĩa lộ ra lúa vàng tú lệ 6
Người dân tộc Thái ở Nghĩa Lộ chiếm 40% dân số, họ buôn bán rất hiền hòa, trật tự
Cánh tay không mỏi - Kỳ 2: Chợ phiên nghĩa lộ ra lúa vàng tú lệ 7
Suốt cả buổi chợ, tôi thấy bà cụ gánh rau đi tới đi lui tìm người mua
Cánh tay không mỏi - Kỳ 2: Chợ phiên nghĩa lộ ra lúa vàng tú lệ 8
Ở một góc khác của chợ là quầy bán lợn bản con được nhốt trong rọ
Cánh tay không mỏi - Kỳ 2: Chợ phiên nghĩa lộ ra lúa vàng tú lệ 9
Bà cụ bán chuối cứ đứng lên ngồi xuống cho tôi chụp hình
Cánh tay không mỏi - Kỳ 2: Chợ phiên nghĩa lộ ra lúa vàng tú lệ 10
Người phụ nữ dân tộc Thái bẽn lẽn chỉnh sửa trang phục và làm dáng mỗi khi thấy tôi đưa máy chụp hình lên
Cánh tay không mỏi - Kỳ 2: Chợ phiên nghĩa lộ ra lúa vàng tú lệ 11
Chủ nhật, bé gái theo mẹ ra chợ ngồi chơi bên sạp vải
Cánh tay không mỏi - Kỳ 2: Chợ phiên nghĩa lộ ra lúa vàng tú lệ 12
Bé trai người H’Mông tay ôm cổ cha, mắt cứ nhìn theo người khách lạ
Nắng đã lên cao, hôm nay chúng tôi phải chạy xe từ Nghĩa Lộ ngang qua xã Tú Lệ (50km) rồi vượt đèo Khau Phạ về thị trấn Mù Căng Chải (thêm 50km nữa). Tú Lệ là xã cuối cùng của huyện Văn Chấn tính theo đường quốc lộ 32. Ở đây, ngoài ruộng bậc thang còn có suối nước nóng và ẩm thực xôi ngũ sắc nổi tiếng không kém.
Đường sang Tú Lệ phải qua nhiều con đèo nhỏ, nhiều đoạn đường cong và gặp được nhiều trẻ em chăn trâu hay nô đùa bên bãi đất trống. Vừa từ trong thị tứ đi ra, tôi không bỏ sót một chi tiết núi rừng, thôn quê thơ mộng nào.
Cánh tay không mỏi - Kỳ 2: Chợ phiên nghĩa lộ ra lúa vàng tú lệ 13
Nắng khá gắt nhưng được cái màu xanh cây cỏ núi rừng bù lại, chúng tôi hứng khởi suốt chặng đường
Cánh tay không mỏi - Kỳ 2: Chợ phiên nghĩa lộ ra lúa vàng tú lệ 14
Đoạn đường uốn lượn mềm mại
Cánh tay không mỏi - Kỳ 2: Chợ phiên nghĩa lộ ra lúa vàng tú lệ 15
Hoa rừng nở khắp nơi
Cánh tay không mỏi - Kỳ 2: Chợ phiên nghĩa lộ ra lúa vàng tú lệ 16
Hai em bé tranh thủ chăn trâu ngày chủ nhật. Do quá quen với sự xuất hiện của khách du lịch, các em vẫn cứ hồn nhiên vô tư với công việc của mình
Cánh tay không mỏi - Kỳ 2: Chợ phiên nghĩa lộ ra lúa vàng tú lệ 17
Dù trời nắng nhưng khí trời lại mát mẻ, các em chơi nhảy dây ngay giữa  trưa
Và rồi cánh đồng ruộng bậc thang Tú Lệ hiện ra. Khu vực này là một thung lũng khá rộng có dòng suối chảy giữa. Hai bên suối là những bãi đất thoai thoải giúp cho người dân hàng trăm năm nay be bờ đắp ruộng, hình thành nên những bức tranh tuyệt mỹ. Trưa nắng, có những tóp nông dân ra về nhưng cũng có những gia đình ăn uống tại chỗ để tranh thủ gặt xong mùa lúa.
Cánh tay không mỏi - Kỳ 2: Chợ phiên nghĩa lộ ra lúa vàng tú lệ 1
Cánh đồng Tú Lệ hiện ra từ xa
Cánh tay không mỏi - Kỳ 2: Chợ phiên nghĩa lộ ra lúa vàng tú lệ 1
Từng nhóm người ra về nghỉ  trưa
Cánh tay không mỏi - Kỳ 2: Chợ phiên nghĩa lộ ra lúa vàng tú lệ 1
Mái chòi canh vào cuối vụ 
Cánh tay không mỏi - Kỳ 2: Chợ phiên nghĩa lộ ra lúa vàng tú lệ 1
Từng sóng lúa uốn mình vàng ánh
Cánh tay không mỏi - Kỳ 2: Chợ phiên nghĩa lộ ra lúa vàng tú lệ 1
Mẹ và các con cùng ra đồng
Cánh tay không mỏi - Kỳ 2: Chợ phiên nghĩa lộ ra lúa vàng tú lệ 1
Không khí thu hoạch khẩn trương để nghỉ trưa
Cánh tay không mỏi - Kỳ 2: Chợ phiên nghĩa lộ ra lúa vàng tú lệ 1
Cuối mùa mưa, dòng suối đã cạn, chiếc xe tải đi nhặt những hòn đá cuội mang về
Cánh tay không mỏi - Kỳ 2: Chợ phiên nghĩa lộ ra lúa vàng tú lệ 1
Cây cầu qua suối rất nên thơ
Cánh tay không mỏi - Kỳ 2: Chợ phiên nghĩa lộ ra lúa vàng tú lệ 1
Tôi cứ mãi ngắm nhìn lúa vàng hai bên suối và ước ao được ngược dòng để tìm xem có gì ở nơi thượng nguồn con suối
Tú Lệ là một xã có khá nhiều quán ăn do nhu cầu khách du lịch rất lớn. Khó khăn lắm chúng tôi mới nhận được 2 gùi xôi nhỏ và một con gà luộc cho bữa ăn trưa. Thức ăn được mọi người tiêu thụ một cách nhanh chóng để còn tranh thủ nghỉ ngơi cho chuyến vượt đèo Khâu Phạ...

Hoàng hôn Khau Phạ đẹp không thốt nên lời

 

(iHay) Đèo Khau Phạ là một bức tranh tuyệt mỹ mà thiên nhiên đã cùng người bản địa thêu dệt nên mỗi khi thu về.



Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc - kỳ 3: Chiều xuống đèo Khau Phạ 1
Ruộng bậc thang bản Lìn Mông trong chiều, nhìn từ đèo Khau Phạ
Với chiều dài 30km, nối liền hai huyện Văn Chấn và Mù Căng Chải, đèo Khau Phạ được xếp trong "tứ đại đỉnh đèo" của miền Bắc (ba đèo còn lại là Ô Quy Hồ, Pha Đin và Mã Pí Lèng). Ngoài ra, Khau Phạ còn được ví như cổng trời ở độ cao 1.200m so với mặt nước biển của vùng Mù Căng Chải.
Trong suy nghĩ của chúng tôi, vượt đèo có nghĩa là phải giữ tay lái vững chắc để vượt qua những cung đường quanh co hiểm trở. Điều đó có thể đúng trong ngày mưa tầm tã. Còn hôm nay, trời nắng đẹp, chúng tôi chạy xe chậm, dừng lại ngắm cảnh và chụp hình bất cứ nơi nào thể.
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc - kỳ 3: Chiều xuống đèo Khau Phạ 2
Vào huyện Mù Căng Chải đang trong ngày cuối cùng của tuần lễ hội ruộng bậc thang
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc - kỳ 3: Chiều xuống đèo Khau Phạ 3
Hai em bé chơi đùa vô tư đến nổi khách qua đường ước được như em
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc - kỳ 3: Chiều xuống đèo Khau Phạ 4
Ngày cuối tuần, em giúp gia đình đi chăn gia súc
Trong đoàn chúng tôi, không ai nghĩ rằng lên đèo gặp được ruộng bậc thang. Và càng ngạc nhiên hơn khi ruộng bậc thang Khau Phạ đẹp không một lời nào tả nổi. Thì ra vùng đất Khau Phạ núi đồi trập trùng luôn có những con suối uống quanh. Và hai bên suối chính là những cánh đồng ruộng bậc thang của người dân tộc miền núi.
Chúng tôi thường nói đùa khi gặp cảnh đẹp miền Tây Bắc rằng: “Thôi đủ rồi, cho tui chết tại đây”. Thế nhưng, đi một đoạn lại gặp cảnh đẹp hơn, mọi người lại đòi “chết” lần nữa.  Cứ “chết đi sống lại” mãi như thế nên cảnh đẹp quá, có người đòi xin 2-3 “mạng” để mà được “chết”.
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc - kỳ 3: Chiều xuống đèo Khau Phạ 5
Cánh đồng bản Lìn Mông hiện ra
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc - kỳ 3: Chiều xuống đèo Khau Phạ 6
Từng nếp nhà xếp cạnh nhau trông thật vững chãi
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc - kỳ 3: Chiều xuống đèo Khau Phạ 7
Ruộng bậc thang cứ như được dùng bút vẽ nên
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc - kỳ 3: Chiều xuống đèo Khau Phạ 8
Ruộng bao quanh trường học và cơ quan hành chính
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc - kỳ 3: Chiều xuống đèo Khau Phạ 9
Vài bậc thang được thu hoạch xong tạo điểm nhất cho khung hình
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc - kỳ 3: Chiều xuống đèo Khau Phạ 10
Không thể đếm được bao nhiêu bậc thang chồng lên nhau đến tận đỉnh núi
Chúng tôi may mắn có một buổi chiều đẹp, tuyệt đẹp trên lưng chừng đèo. Không chỉ có khách du lịch rời thành thị ồn ào lên miền sơn cước tìm vẻ đẹp thiên nhiên mà người dân tộc từ bản Lìn Mông bên dưới thung lũng cũng lên đèo để ngắm hoàng hôn.
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc - kỳ 3: Chiều xuống đèo Khau Phạ 11
Người H’Mông ra chờ xem dù lượn trong lễ hội 
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc - kỳ 3: Chiều xuống đèo Khau Phạ 12
Chờ mãi mỏi chân nên phải ngồi
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc - kỳ 3: Chiều xuống đèo Khau Phạ 13
Các em nhỏ xúm quanh khách du lịch để trò chuyện. Em Vàng A Giàng học lớp 6 kể chuyện gia đình cha mẹ bỏ đi, em sống với vợ chồng anh trai mới 20 tuổi
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc - kỳ 3: Chiều xuống đèo Khau Phạ 14
Trời chiều cũng là lúc trâu được đưa về chuồng
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc - kỳ 3: Chiều xuống đèo Khau Phạ 15
Các em bé tạo đội hình cho khách du lịch chụp ảnh
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc - kỳ 3: Chiều xuống đèo Khau Phạ 16
Nhiều nhiếp ảnh gia đến để săn được tấm hình đẹp trong chiều
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc - kỳ 3: Chiều xuống đèo Khau Phạ 17
Có người phải ở nơi này 3-4 ngày để có khoảnh khắc đẹp
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc - kỳ 3: Chiều xuống đèo Khau Phạ 18
Các em nhỏ bu quanh khách du lịch để xem hình
Từ Nghĩa Lộ sang Mù Căng Chải chỉ 100km nhưng tôi chạy 6 giờ đồng hồ chỉ mới được 2/3 đoạn đường. Cảnh đẹp đã níu chân mọi người, làm cho kế hoạch 6 giờ chiều có mặt ở thị trấn Mù Căng Chải của chúng tôi bị phá sản.
Nhưng điều đó không làm bất cứ ai trong đoàn phiền muộn. Ai cũng hài lòng, mãn nguyện khi đã xài mấy chục “mạng” trong ngày đầu ngắm ruộng bậc thang.
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc - kỳ 3: Chiều xuống đèo Khau Phạ 19
Không còn biết suối men theo lúa hay lúa men theo suối
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc - kỳ 3: Chiều xuống đèo Khau Phạ 20
Nắng chiều đã chiếu ngang, đếm từng giây phút để xuống núi
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc - kỳ 3: Chiều xuống đèo Khau Phạ 21
Cả ngày chúng tôi mới chỉ đi được 65km
Cộc mốc Mù Cang Chải 35 km khép lại những tấm hình ngày thứ hai của chuyến đi. Mặt trời xuống núi thật nhanh. Tiếp tục quanh đổ đèo Khau Phạ, chúng tôi nghe suối chảy bên tai. Ai cũng biết rằng, hai bên đường là những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng đang chào đón chúng tôi. Hẹn gặp vào ngày thứ ba...

Cung bậc sắc vàng Mù Cang Chải

 

(iHay) Ngày thứ 3 của chuyến đi thật sự là một ngày 'ngập mặt' đúng nghĩa với ruộng bậc thang. Nhưng tôi ngắm mãi vẫn chẳng thể thấy chán.


 
Ngôi nhà nhỏ bên thửa ruộng bậc thang thuộc xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải
Tối qua hơn 8 giờ chúng tôi mới đến thị trấn Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái). Nhiệt độ ngoài trời bỗng đột ngột xuống thấp. Dọc theo quốc lộ 32, gió thổi mạnh khiến cho ai nấy đều lạnh run. Khi nghe thông báo nhiệt độ hiện tại là 13 độ C, ai nấy đều rú lên thích thú.
Lại một buổi sáng dậy trễ. Hơn bảy giờ mọi người mới chuẩn bị đi ăn sáng. Trong khi đó, ngoài kia bầu trời trong xanh, nắng đã lên ấm  áp. Tôi quyết định dời buổi ăn sáng trễ hơn và vội vã cầm máy, lấy xe chạy đi chụp hình ngay.
Khi vừa ra khỏi thị trấn tầm 2 km, tim tôi như nghẹn lại khi nhìn thấy một màu vàng rực ấp áp lan tỏa từ các mảnh ruộng bậc thang, men lên nóc các tòa nhà trong thị trấn rồi vượt lên trên cả những con đồi phía sau.
 
Thị trấn Mù Cang Chải trong buổi sớm
Bầu trời trong xanh, nắng chan hòa xuống con suối uốn quanh bên dưới con đường. Đứng bên này, nhìn thấy bên kia người dân thu hoạch lúa mà tôi cuồng tay, cuồng chân, muốn tìm cây cầu bắt qua bên suối để sang. 
 
Lúa đang chín dần, mùa gặt đang rộn rã

Lúa như leo lên chạm cả bầu trời

Một thửa ruộng bên kia suối đang được thu hoạch

Ở đây, người ta thường cắt lúa chín đế đấy cho thân khô bớt rồi mới đập hạt ra
Ruộng lúa có ở mọi nơi: ở bên con suối, ở trên chừng đồi, bao quanh phố thị. Không có thời gian, du khách chỉ cần đi trọn trục đường quốc 32 là đủ mãn nhãn với từng đường cong, nếp ruộng bậc thang.
Nếu như bị choáng ngợp với lúa vàng, du  khách có thể dừng lại ngắm những chùm ngô khô được treo trước hiên nhà trong khi gia chủ đang ngồi đan áo ung dung tự tại. Chỉ cần mở lời chào hỏi và trò chuyện, bạn sẽ thấy người dân thật thà, dễ mến đến chừng nào.
 
Trước mùa lúa là mùa ngô, nhiều gia đình còn treo ngô đầy hiên nhà

Một bà cụ không nói được tiếng Việt, chỉ cười khi chúng tôi hỏi thăm

Bí đỏ cuối mùa nằm lăn lóc trên nóc nhà

Tôi hỏi chị chờ ai, chị ấy bảo chờ xe ôm. Tôi hỏi đi đâu tôi chở cho. Chị ấy bảo đi Chế Cu Nha - Cũng là điểm tôi đang muốn đến
Ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái có quy mô lớn nhất nước nhờ đất đai thổ nhưỡng nơi này phù hợp với lúa nước. Đặc biệt, nhờ những con suối chảy quanh tất cả các con đồi trong khu vực mà hầu hết các xã trong huyện đều có thể làm ruộng bậc thang.
Đã đến Mù Cang Chải rồi, không thể không đi vào các xã như La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Su Phình, Lao Chải... Ở đó, ruộng bậc thang chẳng những nhiều mà còn có những đường nét lạ, hút hồn khách du lịch. Chúng tôi quyết định buổi sáng thăm Chế Chu Nha, buổi chiều vào La Pán Tẩn. Các xã còn lại chỉ còn hẹn dịp khác chứ không thể nào đi hết được.
Con đường vào xã Chế Cu Nha nhỏ hẹp, nhiều quanh co và dốc cao kinh khủng. Có lúc tưởng chừng như tôi không thể nào cầm lái chạy lên trên được nữa. Nhưng khi đã đến được rồi, cả một khung cảnh sắc vàng tầng tầng lớp lớp khiến cho bạn quên đi mọi ưu phiền.
 
Lúa đang chín rộ

Một ông lão đi bắt cá suối mang về cho buổi trưa

Màu vàng của ruộng nương báo hiệu một vụ mùa bội thu cho người nông dân

Thung lũng trông như một tấm thảm hoa

Người dân nghỉ ngơi, ăn trưa
Trời trưa nắng gắt, chúng tôi phải quay về thị trấn ăn trưa và nghỉ ngơi đến 3 giờ chiều để tiếp tục khởi hành.
Đường đi vào xã La Pán Tẩn khá xa mà chúng tôi cứ dừng xe ngắm cảnh ven đường nên trời nhanh chóng  về chiều. Cuối cùng, xã Dế Su Phình bên tay phải được chọn làm điểm đến cho buổi chiều bắt đầu có mây mù sắp đến.
 
Các thiếu nữ nghỉ tay sau một hồi cắt lúa

Cả gia đình đều ra ruộng

Đây là phương tiện và hình thức thu hoạch lúa thường dùng của người dân vùng cao
 
Khung cảnh này rất thường được chụp với bất kỳ khách du lịch nào đến Mù Cang Chải

Ba chị em chơi bên đường vội xếp hàng ngay ngắn khi chúng tôi lấy bánh kẹo ra

Các em nhỏ đi học về. Hôm nay thứ hai có lễ chào cờ nên mỗi em mang theo một cái ghế. Riêng trên nắp hộp cơm màu đỏ có một con chuột. Tôi hỏi để làm gì, em nói để làm thịt ăn, ngon lắm!

Hai em bé gái xinh đẹp thích thú vô cùng khi được chụp hình

Dế Su Phình có những khu vực ruộng bậc thang đẹp mê ly

Đây là tấm hình cuối cùng của ngày thứ 3, một ngày trôi nhanh nhưng cực kỳ ý nghĩa
Chúng tôi rời Dế Su Phình khi mặt trời đằng Tây đã chìm vào trong núi và cơn mưa nhỏ vừa lan tới.
Không biết nếu vào La Pán Tẩn sẽ gặp điều thú vị gì, riêng ghé Dế Su Phình, tôi yêu quá các em bé nhỏ nơi đây. Chạy xe ra về mà lòng tôi cứ nhớ những bước chân nhỏ xíu líu ríu của các em chạy theo, chỉ để cho vui chứ không vì tấm hình hay viên  kẹo.

Mây Lai Châu trôi đến Ô Quy Hồ

 

(iHay) Ngày thứ 4 của cuộc hành trình là cung đường dài 140km từ thị trấn Mù Cang Chải (Yên Bái) sang thị trấn Sa Pa (Lào Cai).



Núi cao hơn là mây trắng Lai Châu vây quanh 
Rời thị trấn Mù Cang Chải, chúng tôi đi qua các xã Khao Mang, Lao Chải và Hồ Bốn của Yên Bái. Cũng như các xã khác, ruộng bậc thang đang vào mùa gặt trải dài dọc hai bên đường đi.
Mặc dù “ngập mặt” với ruộng bậc thang cả ngày hôm qua, chúng tôi vẫn không thể cưỡng được cảnh đẹp hữu tình liên tục hiện ra. Đây là con thác đổ xuống dòng suối bao quanh thửa ruộng, đây là các bước chân vui mừng của các em học sinh ra nhận kẹo, hay kia là dáng rê lúa của người dân trong cơn gió nhẹ...

Thác một bên và lúa một bên


Sắc màu của lúa đẹp tươi như sắc màu trang phục người dân tộc

Những mảng màu tạo cho quả đồi trông như tấm áo cà sa nhà Phật

Biết khách du lịch đang cho kẹo, các em trường tiểu học ùa ra. Chưa đi được ¼ đoạn đường, chúng tôi chẳng còn viên kẹo nào vừa mua sáng nay

Người dân rê lúa ngay bên đường

Và bên trong thửa ruộng
Hơn nữa chặng đường chúng tôi đi qua là thuộc địa phận tỉnh Lai Châu gồm huyện Than Uyên và Tân Uyên. Đặc biệt, chúng tôi phải chinh phục con đèo dài nhất Việt Nam - Ô Quy Hồ, dài hơn 40km.
Ý thức được tốc độ đi chuyển chậm do liên tục dừng lại ngắm cảnh, chụp hình và tìm hiểu văn hóa bản địa trên đường đi, chúng tôi xuất phát khá sớm, dự định đến Sa Pa vào khoảng 6 giờ chiều.
Ranh giới hành chính nơi đây dường như được phân định bởi đất trời. Vừa sang địa phận Than Uyên, chúng tôi như thấy một không khí hoàn toàn đổi khác. Một bên là đồng lúa đồng ngô xanh ngát chạy xa tít, một bên núi cao sừng sững bao quanh bởi những đám mây đen mây trắng.
Ở đâu đó tôi có nghe rằng, mây là “đặc sản” của Lai Châu. Chưa đi hết Lai Châu, nhưng chỉ với hai huyện đi ngang qua, tôi cũng đã cảm nhận được “món đặc sản” này. Mây luồn trong núi, làm cho núi cao hơn. Mây là đà trước mặt làm cho lòng lữ khách bâng khuâng.

Cánh đồng Than Uyên thoai thoải và lúa còn xanh rì

Những con đường quanh co thi vị

Con đường rộng nhưng nhỏ bé trước cảnh thiên nhiên

Mây trên đỉnh núi như đe dọa chuẩn bị mang mưa xuống 

Bước chân hối hả của em học sinh bị xẹp bánh xe 

Mây cuồn cuộn khắp mọi nơi

Nhớ có mây bao quanh mà ngọn núi như cao hơn

Những đồi chè của Than Uyên hiện ra đẹp mắt không thua gì ruộng bậc thang

Mây núi bao quanh thị trấn Tân Uyên 

Núi như một bức tường thành khổng lồ vững chãi
Dừng chân ăn trưa, nghỉ mệt ở Tân Uyên, chúng tôi tiếp tục lên đường tới ngã ba Bình Lư (thuộc xã Bình Lư, huyện Tam Đường, Lai Châu). Đây là nơi kết thúc quốc lộ 32, con đường dài xấp xỉ 400 km từ Hà Nội mà chúng tôi đi trong mấy ngày qua. Một hướng của ngã ba đi về thị xã Lai Châu, hướng còn lại bắt con đèo hùng vĩ Ô Quy Hồ để sang Sa Pa.

Qua Than Uyên rồi đến Tân Uyên 

Ngã ba Bình Lư

Vào đèo Ô Quy Hồ, mây đen báo hiệu thời tiết đang xấu dần
Một lần nữa chúng tôi lại trễ thời gian ít nhất 2 tiếng đồng hồ so với dự tính do la cà dọc đường nhiều quá. Nhưng ở thời điểm ấy, đó là một điều may mắn khi trời sắp về chiều, ánh nắng xiên làm cho khung cảnh trở nên lung linh hơn.
Đường lên đỉnh đèo cao gần 2.000m so với mặt nước biển đẹp không thể tả. Vẫn là con suối chẳng biết từ đâu uốn quanh thung lũng ruộng bậc thang. Những đỉnh núi của dãy Hoàng Liên Sơn cao vút, phải ngước mặt lên mới nhìn thấy hết được.
Đặt biệt, sườn đèo bên tây nắng chiều tươi rói bao nhiêu thì sườn đông về phía Sa Pa lại mây mù ảm đạm. Mọi người buồn chán khi phải mặc áo mưa, riêng tôi vẫn xem đó là điều thú vị khi trong một ngày nhận được nắng - gió - mây - sương mù và mưa lạnh buốt.

Ruộng bậc thang đã thu hoạch tận dưới thung lũng 

Đường đèo quanh co liên tục

Du khách tưởng chừng với tay chơi mây trên núi được

Khói đốt đồng báo hiệu buổi chiều tà

Đằng xa tít, mặt trời đã trốn trong mây

Cua quẹo để lên đỉnh đèo

Từ trên đỉnh đèo nhìn lại, con đường vừa chạy qua như kẽ chỉ

Vừa lên đến đỉnh đèo là gió mang mây mưa ập đến. Ít nhất, chúng tôi đã có may mắn thưởng lãm được cảnh đẹp của sườn Tây
Gió trên đỉnh đèo Ô Quy Hồ đưa những hạt mưa li ti ập vào người chúng tôi chỉ trong vòng vài phút là ướt đẫm. Quay lại sườn Tây chụp tấm ảnh cuối cùng, chúng tôi tiếp tục đi về Sa Pa trong sương mù với tầm nhìn chỉ vài ba mét.

Rời Sa Pa đi qua Mường Khương

 

(iHay) Không biết tự bao giờ, hai tiếng “Mường Khương” cứ thôi thúc tôi phải một lần ghé qua huyện vùng cao biên giới này.


Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc- Kỳ 6: Rời Sa Pa đi qua Mường Khương 1
Thị trấn Mường Khương được nhiều ngọn núi cao bao quanh
Đêm hôm qua từ đèo Ô Quy Hồ về Sa Pa trong mưa lạnh, chúng tôi được một nồi lẩu cá hồi hâm nóng cơ thể. Chăn êm nệm ấm của khách sạn dỗ mọi người chìm vào giấc ngủ thật yên lành.
Sa Pa những ngày này chưa lạnh lắm, mưa dường như bay bay cả đêm. Sáng sớm, nhìn ra cửa sổ, tôi muốn hét lên khi thấy mây là đà bên sườn núi. Vài vệt nắng sáng chiếu trên các nấc ruộng bậc thang làm lòng ai cũng vui mừng hi vọng Sa Pa sẽ có buổi sáng thật lung linh.
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc- Kỳ 6: Rời Sa Pa đi qua Mường Khương 2
Buổi sáng Sa Pa nhìn từ cửa sổ phòng khách sạn
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc- Kỳ 6: Rời Sa Pa đi qua Mường Khương 3
Các em học sinh nữ chơi trò “cảm giác mạnh” không thua gì các bạn nam
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc- Kỳ 6: Rời Sa Pa đi qua Mường Khương 4
Người dân mang bắp (ngô) luộc bán cho khách qua đường
Thế nhưng, một màn trời trở u ám kéo đến ngay sau đó. Sương mù chẳng phải sương mù, mưa cũng chẳng phải mưa. Những giọt nước li ti cứ bay bay làm ướt chiếc áo khoát của cô gái, chàng trai chỉ trong phút chốc.
Đường trơn ướt, tầm nhìn không xa, chúng tôi chẳng thể nào leo núi Hàm Rồng hay xuống bản Cát Cát được. Suy đi tính lại, “hạ sơn” về thành phố Lào Cai là lựa chọn duy nhất của nhóm.
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc- Kỳ 6: Rời Sa Pa đi qua Mường Khương 5
Đã gần đến Lào Cai... 
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc- Kỳ 6: Rời Sa Pa đi qua Mường Khương 7
Là thành phố cửa khấu, Lào Cai có nhiều khu vực đang được mở rộng
Lịch trình của cung đường thăm lúa ngắm mây Tây Bắc của chúng tôi có đến huyện Bắc Hà. Từ thành phố Lào Cai, đi theo con đường quen thuộc đến Bắc Hà chưa đầy 70km.
Thế nhưng, tôi thuyết phục mọi người rằng, hãy đi qua Mường Khương. Tức từ thành phố Lài Cai, chúng tôi sẽ qua Mường Khương, theo đường Pha Long qua huyện Si Ma Cai rồi mới đến Bắc Hà. Đoạn đường này dài gấp đôi, xấp xỉ 150km.
Mây nắng hôm ấy đã không phụ lòng chúng tôi. Cảnh vật bên đường đến Mường Khương đẹp không thể tả. Nhất là sáng hôm sau, Mường Khương rực rỡ trong nắng vàng buổi sớm. Ở Mường Khương, núi có ở khắp nơi, nhiều hình dáng lạ kỳ. Cây rừng Mường Khương cũng dường như nhiều hơn nơi khác.
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc- Kỳ 6: Rời Sa Pa đi qua Mường Khương 6
Cây cô đơn làm chúng tôi có một thoáng bồi hồi 
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc- Kỳ 6: Rời Sa Pa đi qua Mường Khương 8
Bắt đầu từ Lào Cai, trời nắng đẹp vô cùng
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc- Kỳ 6: Rời Sa Pa đi qua Mường Khương 9
Có nhiều đoạn, cây hai bên che mát cả đường đi
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc- Kỳ 6: Rời Sa Pa đi qua Mường Khương 10
Rừng cây gỗ lâu năm được nhìn thấy nhiều ở Mường Khương
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc- Kỳ 6: Rời Sa Pa đi qua Mường Khương 11
Trời chiều, các em nhỏ chạy xe đi đón mẹ
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc- Kỳ 6: Rời Sa Pa đi qua Mường Khương 12
Đàn trâu lững thững về chuồng
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc- Kỳ 6: Rời Sa Pa đi qua Mường Khương 13
Chúng tôi đến thị trấn Mường Khương vào lúc 6 giờ chiều 
Con đường chúng tôi đi vẫn là con đường quốc lộ 4D. Nếu như đoạn từ Lai Châu qua Sa Pa, quốc lộ 4D tốt bao nhiêu thì đoạn Mường Khương - Si Ma Cai lại xấu bấy nhiêu.
Đoạn đường đang như một đại công trình với đất đá, máy móc ngổn ngang. Dù vất vả vượt qua những đoạn đường đang xây dựng nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy vui trong lòng. Chẳng bao lâu nữa, tuyến đường về Mường Khương sẽ được khang trang. Lúc đó, chắc hẳn những người yêu phượt như chúng tôi không thể nào bỏ qua một cung đường đẹp như thế này.
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc- Kỳ 6: Rời Sa Pa đi qua Mường Khương 19
Đường quốc lộ 4D được khẩn trương mở rộng
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc- Kỳ 6: Rời Sa Pa đi qua Mường Khương 20
Các em học sinh bán trú hay  ra các chiếc xe để chơi
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc- Kỳ 6: Rời Sa Pa đi qua Mường Khương 21
Em bé gái theo cha ra công trường
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc- Kỳ 6: Rời Sa Pa đi qua Mường Khương 14
Cả thung lũng Mường Khương chìm vào trong sắc vàng tươi trẻ
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc- Kỳ 6: Rời Sa Pa đi qua Mường Khương 15
Núi đồi trùng trùng điệp điệp
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc- Kỳ 6: Rời Sa Pa đi qua Mường Khương 16
Chưa bao giờ tôi thấy cây đủng đỉnh to cao như thế này
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc- Kỳ 6: Rời Sa Pa đi qua Mường Khương 17
Chiếc dù như lọt thỏm trên đồi hoa dại
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc- Kỳ 6: Rời Sa Pa đi qua Mường Khương 18
Thiếu nữ ngồi chờ bạn, cô ấy không nói được tiếng Kinh nên chúng tôi không thể trò chuyện được gì 

Ấn tượng sâu đậm nhất của chúng tôi ở Mường Khương chính là những đoạn đường đi qua. Ở đó, chúng tôi chìm trong bao nhiều là cảnh đẹp, gặp thật nhiều mái nhà thân thương. Cảm xúc càng dâng trào hơn lúc chúng tôi gặp một tấm bia ghi công các chiến sĩ thời 9 năm kháng chiến, hay một niềm tự hào trổi dậy khi đứng bên tấm bảng thông báo đây là vùng vành đai biên giới.
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc- Kỳ 6: Rời Sa Pa đi qua Mường Khương 22
Bia tưởng niệm ở xã Pha Long
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc- Kỳ 6: Rời Sa Pa đi qua Mường Khương 23
Các nếp nhà trông thật ấm cúng
Thăm lúa ngắm mây Tây Bắc- Kỳ 6: Rời Sa Pa đi qua Mường Khương 24
Sắc màu núi đồi như tranh vẽ 
Đi qua Mường Khương, tôi tự hứa rằng mình rằng, phải trở lại nơi này, ít nhất một lần nữa trong đời!

Về miền Si Ma Cai xa hiu hắt

 

(iHay) Mặt trời xuống núi nơi nào ở miền Tây Bắc cũng đẹp, nhưng có lẽ chỉ có buổi chiều Si Ma Cai làm tôi nhớ nhất, nhớ mãi không thôi...

 
Chiều về trên Si Ma Cai
Trung tâm của xã Pha Long, huyện Mường Khương (Lào Cai) cách thị trấn Si Ma Cai 40km. Đó là một đoạn đường đẹp tuyệt vời với những dãy núi cao ngất vây quanh thung lũng gần như vắng hẳn bóng người.
Các dòng suối bên dưới xa đến nỗi từ trên con đường quốc lộ 4D (đường tỉnh lộ 153 cũ) chẳng thể biết suối đang chảy về hướng nào. Đây cũng là đoạn đường có cầu bắc qua dòng sông Chảy, một dòng sông chảy ngược bắt nguồn từ tỉnh Hà Giang, đi về biên giới Việt Nam – Trung Quốc rồi mới chịu quay đầu đi hơn 200km đổ về hồ thủy điện Thác Bà.
Trước chuyến đi, tôi đã tìm hiểu khá nhiều thông tin từ internet nhưng vẫn không biết chắc có cây cầu nào bắc qua dòng sông Chảy ở xã Pha Long hay vẫn còn là bến đò vắng vẻ. Từng có phượt thủ phát khóc khi đến đây lúc chiều tối mà chẳng thấy bóng người đưa đò.
Tuy nhiên, đó đã là chuyện của quá khứ. Cầu sông Chảy (còn gọi cầu Pha Long) rộng thênh thang bắc qua đoạn sông trong xanh, trôi lững lờ như một dải lụa mềm.
 
Xã Pha Long được xem là địa đầu của tỉnh Lào Cai
 
Nhiều khi chẳng biết đường dây điện được kéo như thế nào ở địa hình đồi núi
 
Một trong hàng trăm con đường đẹp bên sườn núi
 
Chạy quanh co thế này cả ngày vẫn không thấy mệt
 
Bên dưới là dòng sông Chảy
 
Cầu sông Chảy dù rộng và dài nhưng hoàn toàn nhỏ bé trước thiên nhiên
 
Chỉ ước được ngồi trên thuyền xuôi dòng sông Chảy
Buổi sáng, tôi đã hỏi một thanh niên về đường đi Si Ma Cai, anh ấy bảo rằng đường xấu lắm. Tôi hỏi có đi xe máy được không, anh bảo có thể. Anh còn nhấn mạnh thêm rằng đường đấy đẹp lắm. Đó là một động lực mạnh mẽ giúp chúng tôi lựa chọn.
Si Ma Cai là huyện được tách nhập nhiều lần với huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai. Mới đây nhất, vào năm 2000, Si Ma Ca chính thức là một huyện gồm 13 xã với mật độ dân số thưa thớt. Để phát triển huyện với hơn 80% người H’Mông, nhà nước đã đầu tư mở rộng làm đường.
Chính vì thế, chúng tôi đã vô cùng vất vả chạy xe, dẫn bộ hoặc tắt máy chờ ở những đoạn đường đang thi công. Tuy nhiên, những thời khắc đó giúp tôi cho thời gian ngừng lại, để nhìn thấy con người Si Ma Cai, để lặng lẽ gặp một nụ hoa đào nở sớm hay để nhìn nắng vàng đang phơi trên vạt rừng ven đường.
 
Các em học sinh say mê xem xe cẩu bò lên xe tải
 
Một em bé ngủ bên sân ngô vàng
 
Thi đua làm đường vào bản cùng với nhà nước làm đường quốc lộ
 
Dừng 5 phút chờ đường được cán bằng
 
Váy xòe phơi bên đường
 
Không chỉ có phụ nữ, người nam vẫn địu con êm giấc
 
Nắng dịu dàng, trời xanh  trong
 
Hoa đào nở sớm còn vương bụi

Nắng phơi mình trên núi
Đi ngang qua Si Ma Cai, hình ảnh các em nhỏ bên dưới cánh cổng các phân hiệu, các ngôi trường mầm non, trường tiểu học khiến chúng tôi luôn cảm thấy hạnh phúc. Điều kiện học hành là vô cùng khó khăn nhưng rất nhiều em được đến lớp. Là khách lữ hành, chúng tôi không có gì hơn ngoài mấy viên kẹo, một lời hỏi thăm hay cái vẫy tay chào tạm biệt trong sự e lệ và ánh mắt tràn niềm vui của các em nhỏ.
Đoạn đường sắp rời Si Ma Cai vô cùng xấu trong khi trời đã về chiều. Một đoàn phượt ngược chiều hỏi thăm chúng tôi xem có thể đi qua Mường Khương không, tôi thật lòng khuyên các bạn hãy về Bắc Hà nghỉ.
Còn cách thị trấn du lịch Bắc Hà 10km, mặt trời dần dần xuống núi, phát ra những tia sáng cuối ngày thật mãnh liệt. Gần nhưng lữ khách nào cùng dừng xe, lặng người bên đường nhìn thời khắc thần tiên ấy.
 
Có rất nhiều điểm trường cho một trường tiểu học
 
Hạnh phúc nhất là các em được ở gần trường
 
Bé gái cứ mắc cỡ với du khách
 
Những đoạn đường để lại nhiều kỷ niệm khó quên
 

Mặt trời pha sáng sau rặng núi
Chúng tôi vào Bắc Hà khi phố đã lên đèn, dường như cảnh vật nơi này muốn giữ kín, chờ sáng sớm mai thì thầm kể chuyện chúng tôi nghe.

Dấu ấn dinh vua Mèo

 

(iHay) Lào Cai là tỉnh thu hút khách du lịch nhiều nhất trong vùng Tây Bắc với thành phố sương mù Sa Pa. Ngoài ra, tỉnh biên giới này còn có điểm đến Bắc Hà hấp dẫn nhờ chợ phiên và các công trình kiến trúc lịch sử, trong đó có dinh vua Mèo Hoàng A Tưởng.


Dinh vua Mèo sáng rực trong nắng sớm
Dinh vua Mèo sáng rực trong nắng sớm 
Năm 2014 là tròn 100 năm xây dựng dinh thự lớn nhất vùng Tây Bắc của thổ ty Hoàng Yến Chao. Là người dân tộc Tày nhưng dòng tộc họ Hoàng đã làm vua cả vùng đất rộng lớn của người Mông (người Mèo). Do vậy, người ta gọi ông là vua Mèo. Dinh thự được xây dựng xong, Hoàng A Tưởng đã kế nghiệp cha, sống và làm việc trong tòa lâu đài nên người ta còn gọi đây là dinh vua Mèo Hoàng A Tưởng.
Chúng tôi thăm dinh vào một buổi sáng thứ sáu đẹp trời nhưng vắng khách, nên có cảm giác như đang trở về những năm đầu của thế kỷ XX để cùng chứng kiến những công đoạn xây dựng cuối cùng.
Theo tài liệu ghi lại, dinh thự được thiết kế bởi hai kiến trúc sư người Pháp và Trung Quốc sau khi được thầy địa lý chọn địa thế vững vàng. Công trình mất 7 năm xây dựng với diện tích trên 10.000 m2 vừa là nơi điều hành các công việc trong vùng, vừa là nơi để ăn ở sinh sống cho toàn bộ gia đình và những tướng tá, lính tráng của vua Mèo.
Ngày nay, dinh vua Mèo Hoàng A Tưởng hầu như còn nguyên vẹn, không một chỗ nào có dấu hiệu bị xuống cấp. Tuy nhiên, tất cả các gian phòng, hành lang và khuôn viên đều trống trải, không có bàn ghế hay nội thất nào để tương xướng ngôi nhà trăm tuổi.
Đến Bắc Hà, ngoài việc ngắm nhìn thiên nhiên hùng vĩ, chứng kiến cuộc sống tuôn chảy trong chợ phiên, du khách rất cần một chút tĩnh tâm nơi dinh vua Mèo để nhớ về lịch sử của các dân tộc Việt Nam anh em.
Ngày khánh thành, Hoàng Yến Chao cho khắc câu đối chữ Hán “Mùa xuân vĩnh hằng – Dòng họ hiển vinh”. Thế nhưng, chỉ chưa đầy 1/4 thế kỷ sau đó, đế chế của ông đã hoàn toàn chấm dứt. Thế mới biết, mùa xuân của đất trời có thể vĩnh hằng chứ triều đại nào thì cũng có lúc thịnh lúc suy.
Cầu thang lên dinh cong cong duyên dáng
Cầu thang lên dinh cong cong duyên dáng
Kiến trúc mái vòm Đông-Tây kết hợp
Kiến trúc mái vòm Đông-Tây kết hợp
Bảng tóm tắt thông tin văn hóa lịch của dinh trong vùng Bắc Hà
Bảng tóm tắt thông tin văn hóa lịch của dinh trong vùng Bắc Hà
Hoàng Yến Chao, người làm nên công trình kiến trúc ngày nay được công nhận là di tích văn hóa cấp quốc gia.
Hoàng Yến Chao, người làm nên công trình kiến trúc ngày nay được công nhận là di tích văn hóa cấp quốc gia
Dù đã được sơn lại màu mới nhưng nét cổ vẫn hằng trên từng chi tiết của  toà nhà
Dù đã được sơn lại màu mới nhưng nét cổ vẫn hằng trên từng chi tiết của  toà nhà
Cầu thang từ phía sau nhà
Cầu thang từ phía sau nhà
Mái  ngói bền theo thời gian
Mái  ngói bền theo thời gian
Những chú chim câu giúp cho buổi sáng thêm thanh bình
Những chú chim câu giúp cho buổi sáng thêm thanh bình
Mái của dinh thực được chăm chút rất tỉ mỉ
Mái của dinh thực được chăm chút rất tỉ mỉ
Gian nhà chính nhìn về hướng Đông Nam trông rất uy nghi
Gian nhà chính nhìn về hướng Đông Nam trông rất uy nghi
Bên trái có núi yểm trợ
Bên trái có núi yểm trợ
Dãy hành lang trên lầu vững chãi
Dãy hành lang trên lầu vững chãi
Sân quan sát trên cổng dinh
Sân quan sát trên cổng dinh
Kiến trúc máy vòm trông rất mềm mại, quyến rũ
Kiến trúc máy vòm trông rất mềm mại, quyến rũ 2
Kiến trúc máy vòm trông rất mềm mại, quyến rũ
Các gian phòng trống trãi
Các gian phòng trống trãi
Họa tiết đều đặn, đẹp mắt
Họa tiết đều đặn, đẹp mắt
Công trình mang đậm dấu ấn kiến trúc phương Tây
Công trình mang đậm dấu ấn kiến trúc phương Tây

Vượt đèo khó, 'bò' qua Xín Mần

 

(iHay) Từ lâu, nhiều người hay hỏi tôi đã đi cung đường Bắc Hà (Lào Cai) - Xín Mần (Hà Giang) chưa? Tôi biết, đó không phải là một câu hỏi mà là một lời thách thức. Hôm nay tôi đã đến và cảm nhận. Thật sự, đây là cung đường đẹp nhất mà tôi từng đi qua.


Tấm hình đầu tiên hứa hẹn một cung đường đầy cảnh đẹp
Tấm hình đầu tiên hứa hẹn một cung đường đầy cảnh đẹp 
Rời thị trấn Bắc Hà (Lào Cai) đến ngã ba Lùng Phình, chúng tôi rẽ vào con đường đi Xín Mần (Hà Giang) dài 32km. Đứng ngay ngã ba nhìn vào con dốc đất đá lởm chởm, không ai tin rằng đó là con đường nối huyện với huyện.
Một người dân cho biết đường đi xấu lắm, đá xanh lăn lóc bằng đầu gối, nhiều đoạn vẫn đang sửa chữa. Tôi hỏi có thể đi xe máy được không, người ta bảo được. Thế thì đi thôi!
Đoạn đường khó khăn 30km phải vượt qua
Đoạn đường khó khăn 30km phải vượt qua
Tin tưởng vào sự chỉ đường của bản đồ Google, chúng tôi đi vào con đường nhỏ của xã Lùng Cải (Bắc Hà, Lào Cai). Đến khi ra đến điểm C mới biết mình đã bỏ qua một ngã ba quan trọng tại điểm B.
Tuy nhiên, nhờ sự nhầm lẫn này mà chúng tôi đã đi qua bao nhiêu bản làng, gặp gỡ bao nhiêu con người và thưởng lãm bao nhiêu cảnh đẹp ít người chứng kiến được. Trong đó, hào hứng nhất là việc đi lạc vào con đường cùng khiến ai cũng bối rối lo lắng.
Ấn tượng đầu tiên đến với đoàn chúng tôi là hình ảnh hai chị em đi học về nhỏ xíu trong cảnh núi rừng Tây Bắc. Em bé trai thơ ngây được chị dắt tay đi trên đoạn đường đất đỏ, hai bên cây rừng bao phủ. Khi người chị dừng lại nhận bánh kẹo, em bé nhỏ vẫn cứ đi lững thững như một chú thú con vừa rời lòng mẹ.
Chứng kiến bước đi chập chững này, một thành viên nữ của đoàn chúng tôi bật lên khóc nức nở: “Thấy thương quá! Thấy thương quá!”. Cả bọn cứ lặng người nhìn hai chị em nắm nhau tay đi, cảm xúc dâng trào trong lòng mỗi người theo nhiều hướng khác nhau. Chỉ khi một đám trẻ em reo hò xin kẹo chúng tôi mới trở lại thực tại và hòa niềm vui cùng các em nhỏ.
Em bé lững thững đi một mình
Em bé lững thững đi
Lúc này là giờ tan học, trẻ em túa ra đường đi về nhà
Lúc này là giờ tan học, trẻ em túa ra đường đi về nhà

Một gia đình rất vui khi tôi đưa máy lên chụp hình. Nếu có cơ hội đi ngang đây một lần nữa, chắc chắn tôi sẽ rửa hình tặng họ
Một gia đình rất vui khi tôi đưa máy lên chụp hình. Nếu có cơ hội đi ngang đây một lần nữa, chắc chắn tôi sẽ rửa hình tặng họ
Các em trai chạy quanh đùa giỡn không biết mệt
Các em trai chạy quanh đùa giỡn không biết mệt


Chúng tôi tặng bánh kẹo, em nhỏ tỏ ra dửng dưng. Chỉ đến khi chị lại nắm tay nói chuyện thì em mới hiểu đây là thứ ăn được
Chúng tôi tặng bánh kẹo, em nhỏ tỏ ra dửng dưng. Chỉ đến khi chị lại nắm tay nói chuyện thì em mới hiểu đây là thứ ăn được
Chia tay các bạn nhỏ ở đoạn đường rừng, chúng tôi gặp đàn trâu hàng chục con đang ung dung gặm cỏ trên đồi. Anh chăn trâu bảo rằng mỗi con trâu giá 20 - 40 triệu đồng, một gia tài lớn của người dân tộc miền núi.
Anh đang là môi giới buôn bán trâu cày ruộng cho người dân. Trong khi đó, một bên đường là những thửa ruộng bậc thang đang được thu hoạch. Xa hơn nữa là bức tường núi khổng lồ, cao tít, chẳng biết đang che giấu gì ở bên kia.
Mục đồng nhí mang giày boot rất oai phong
Mục đồng nhí mang giày boot rất oách
Đàn trâu đang ung dung gặm cỏ
Đàn trâu đang ung dung gặm cỏ
 
Quá hứng khởi, chúng tôi cứ chạy mãi quanh co từ con đồi này sang con đồi nọ đến nỗi không để ý một ngã ba đường nhỏ hẹp. Cũng may, con đường chỉ độ hơn 1km đã bít lối đi. Mấy anh dân tộc đang chở lúa đi bán vui vẻ báo rằng “nhầm đường rồi”.
Quay lại ngã ba nhỏ hẹp, chúng tôi bắt đầu đi vào con đường vừa dốc vừa lởm chởm đá xanh. Nhiều đoạn bạn đồng hành ngồi sau phải xuống đi bộ hoặc đẩy hộ xe lên. Càng đi chúng tôi có cảm giác như càng lạc vào trong rừng.
Không một bóng người, không một con dê, không một con trâu gặm cỏ. Càng cố dùng điện thoại tìm đường đi chúng tôi càng rối. Chỉ khi gặp một người thanh niên chạy xe đi chợ Cốc Pài, chúng tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Anh bảo rằng chỉ còn 1 km nữa thôi là ra đường tốt rồi, lâu lắm anh mới đi lại đường này để xem đường đã sửa chữa chưa.
Vài ngôi nhà bên sườn núi chênh vênh
Vài ngôi nhà bên sườn núi chênh vênh
Một bản làng nhỏ, có cả trường học, nằm cheo leo bên sườn  núi
Một bản làng nhỏ, có cả trường học, nằm cheo leo bên sườn núi

Đoạn đường dốc và đầy đá cục lởm chởm
Đoạn đường dốc và đầy đá cục lởm chởm
Một trong hằng chục cua quẹo khó khăn
Một trong hằng chục cua quẹo khó khăn
 




Ra được xã Nàn Ma (Bắc Hà, Lào Cai), tôi muốn dừng lại, chẳng muốn đi thêm nữa vì biết rằng thị trấn Cốc Pài (huyện Xín Mần, Hà Giang) sắp tới rồi. Liệu ở đó còn có những khoảnh khắc đáng yêu nào như chúng tôi vừa trải qua?
Từ Bắc Hà sang đến đây, hầu như chúng tôi phải leo dốc để lên đến đỉnh núi Nàn Ma. Từ đây xuống thị trấn đường tốt, tay lái chỉ cần bóp thắng đổ đèo. Trên cao nhìn xuống, con đường quanh co thật duyên dáng. Chúng tôi ai cũng lặng lẽ hít hơi thật mạnh để nhận vào lồng ngực đầy khí trời trong sạch của vùng núi thân thương lần đầu tiên đặt chân đến.

Đã ra được đường tốt thuộc xã Nàn Na
Đã ra được đường tốt thuộc xã Nàn Ma

Nín thở trước cảnh núi non Nàn Na hùng vĩ
Nín thở trước cảnh núi non Nàn Ma hùng vĩ

Những chiếc xe Win dựng bên đường mà không biết chủ nhân đang ở đâu trong đồi núi này
Những chiếc xe win dựng bên đường mà không biết chủ nhân đang ở đâu trong đồi núi này

Vào trung tâm của xã
Vào trung tâm của xã
Tôi hỏi một năm làm được bao nhiêu ngô, người phụ nữ trả lời 3 tạ. Tôi chỉ vào phần ngô đang phơi bảo rằng không đủ 3 tạ, người phụ nữ nói rằng đã bán một phần, chỗ còn lại để dành ăn. Cuộc sống của người dân miền cao còn rất nhiều khó khăn.
Tôi hỏi một năm làm được bao nhiêu ngô, người phụ nữ trả lời 3 tạ. Tôi chỉ vào phần ngô đang phơi bảo rằng không đủ 3 tạ, người phụ nữ nói rằng đã bán một phần, chỗ còn lại để dành ăn. Cuộc sống của người dân miền cao còn rất nhiều khó khăn
Bắt đầu đổ dốc Nàn Na xuống Cốc Pài, cảnh đẹp cứ liên tục hiện ra, hiện ra.
Bắt đầu đổ dốc Nàn Ma xuống Cốc Pài, cảnh đẹp cứ liên tục hiện ra, hiện ra

Đường cong Hoàng Su Phì

 

(iHay) Nhiều người nói rằng, đã ngắm ruộng bậc thang Mù Cang Chải (Yên Bái) rồi thì không cần đến Hoàng Su Phì (Hà Giang), nhưng tôi vẫn cố đi.

 
Ruộng bậc thang xã Sán Sả Hồ, huyện Hoàng Su Phì
Chúng tôi đến thị trấn Vinh Quang của Hoàng Su Phì khi trời đã tối. Dù các thành viên trong đoàn bảo rằng đã “ngập mặt” với ruộng bậc thang nhưng sáng hôm sau tôi vẫn cố thuyết phục mọi người đi ít nhất một điểm ruộng với cam kết không “đẹp không trả tiền”.
Thị trấn Cốc Pài của huyện Xín Mần chào đón chúng tôi bằng một đồi hoa xuyến chi đẹp đến nghẹt thở. Từ xa, đồi hoa cánh trắng nhụy vàng bừng sáng trong ánh nắng xế chiều nhẹ nhè, đằng sau là những vách núi cao sừng sững trong màu sương mờ ảo và bên dưới là thung lũng thị trấn Cốc Pài với nhiều mái nhà màu đỏ tươi ấm áp.
 
 
Hoa xuyến chi nở rộ sau mùa ngô

Đồi hoa rộng khoảng 2000m2, không kể những mảng hoa kéo dài
hai bên đường

Thị trấn Cốc Pài trong rất trù phú ấm no
Ngay khi nhìn thấy cột mốc vào địa phận Cốc Pài, tôi muốn lao vào ôm lấy nó để thể hiện tình yêu đối với vùng đất núi cao này. Được biết, nhiều đoàn phượt đi trong đêm đã ngồi tại đây khóc vì sung sướng!
Chúng tôi chỉ kịp tìm quán ăn trưa rồi tranh thủ chạy về Hoàng Su Phì. Tuy biết đường đi rộng rãi, dễ đi nhưng tôi luôn phải trừ hao thời gian vì hiểu rằng mình luôn dừng lại bên đường ngắm cảnh, chụp hình.
Con đường tỉnh lộ TL 178 về thị trấn Vinh Quang trở nên duyên dáng khi được dòng sông Chảy song hành bên dưới. Con sông này chảy ngược về biên giới Việt - Trung rồi quay trở lại tỉnh Lào Cai, Yên Bái để đổ vào khu vực hồ thủy điện thác bà.
Ở đoạn Xín Mần – Hoàng Su Phì, sông Chảy ít quanh co, được bao bọc bởi hai dải núi cao hai bên. Cứ cách vài km, ở bên hữu ngạn con sông có một con suối hiện ra. Chính những con suối này đã cung cấp nguồn nước dồi dào cho sông Chảy. Thỉnh thoảng, vài mảnh ruộng bậc thang vàng ươm khoe mình trong màu xanh của núi rừng.
 
Dòng sông Chảy thật hiền hòa

Với núi đồi, sông trông như một khe suối nhỏ

Công trình thủy điện đang xây dựng

Nhìn biển báo mới biết rằng có ít nhất 5 đập thủy điện trên dòng sông này

Người dân đánh cá trong chiều

Bên đường có nhiều con suối nhỏ

Ruộng bậc thang Xín Mần không nhiều nhưng luôn có vẻ đẹp lạ
Chúng tôi đến thị trấn Vinh Quang (Hoàng Su Phì, Hà Giang) khi trời đã tối. Hôm nay, thị trấn nhộn nhịp bởi nhiều đoàn tham quan, chụp ảnh đang “đóng quân” ở khắp các khách sạn trong khu vực. Khó khăn lắm chúng tôi mới tìm được một phòng trọ để ngã lưng. Không hiểu vì sao các bữa ăn vùng cao luôn ngon miệng, thậm chí ai cũng có cảm hứng để nhấp một chút rượu hay uống một ly bia để tâm hồn thêm phấn chấn.
Sáng hôm sau chúng tôi chọn xã Sán Sả Hồ cách trung tâm thị trấn khoảng 15km để làm đích cho chuyến thăm ruộng bậc thang. Trên đường đi, hầu hết các ruộng bậc thang nơi đây đều đã thu hoạch, màu sắc và khung cảnh khá buồn chán nên tinh thần của mọi người đều xuống rất thấp. Tuy nhiên, tôi cứ động viên mọi người chạy thêm vào tận trung tâm xã.
Và cố gắng của tôi đã được đền đáp khi ruộng bậc thang Sán Sả Hồ hiện ra tầng tầng lớp lớp. Đặc biệt, nhiều khu vực đang được thu hoạch, hiện lên một khung cảnh ấm no, thanh bình của người dân bản địa.
 
Con đường hiểm trở vào xã Sán Sả Hồ


Bên dưới vẫn là dòng sông Chảy

Sau mùa gặt, người dân bắt đầu chăn thả gia súc ngoài đồng

Như một bức họa đồng quê

Có người đứng đây ngắm khói bay lên từ mái nhà, chẳng chịu rời chân

Cả một đồi ruộng bậc thang no ấm

Rẫy đậu bên đường
Tính cho đến lúc này, chúng tôi đã đi được hơn 800km. Con đường từ thị trấn Vinh Quang theo đường Tuyên Quang, Phú Thọ về Hà Nội còn khoảng 350km nữa. Đây là đoạn đường chúng tôi gọi tên “Trở về”, tức chạy suốt không phải dừng lại ngắm cảnh gì nữa.
 
Tấm hình ruộng bậc thang cuối cùng trong ngày, cũng một trong những là tấm hình tôi ưng ý nhất trong chuyến đi
Trong buổi chiều mà ruộng bậc thang bao quanh, chúng tôi chỉ mong chạy ra quốc lộ 2, hướng Tuyên Quang càng nhanh càng tốt để ngày mai còn kịp về Hà Nội dạo chơi. Thế nhưng, tôi vẫn phải đi chậm hơn mọi người, bởi không muốn bỏ lỡ một khoảnh khắc thú vị nào nơi đây.


Trở về trên đê Phú Thọ

 

(iHay) Trên đường từ Tuyên Quang về Hà Nội, tôi chọn đi một đoạn dài đường đê sông Hồng của tỉnh Phú Thọ nhằm thỏa nguyện một lần đứng nhìn triền sông 'xanh xanh bãi lúa bờ dâu ngô khoai biêng biếc'.

.
 Cánh đồng Phú Thọ vào mùa vụ
Cánh đồng Phú Thọ vào mùa vụ
Buổi chiều, chúng tôi xuôi quốc lộ 2 từ Hà Giang về Tuyên Quang, con đường rộng rãi dễ đi. Đã vậy, dòng sông Lô cứ song song chạy dọc bên trái khiến cho tầm mắt lữ khách luôn được rộng mở.
Con sông có đoạn hiền hòa, có đoạn tung bọt trắng xóa khi qua ghềnh khiến cho tôi có cảm hứng luôn miệng hát bài “Trường ca Sông Lô” của cố nhạc sĩ Văn Cao: “Sông Lô, sông ngàn Việt Bắc, bãi dài ngô lau núi rừng âm u...”.
Mãi đến 8 giờ tối chúng tôi về đến thành phố Tuyên Quang bởi sương mù và bụi đường làm giảm tầm nhìn xa, không thể chạy nhanh được. Dường như hôm ấy bắt đầu đợt sương mù kéo dài báo hiệu mùa Đông đã về trên miền Bắc.
 
Quốc lộ 2 duyên dáng
 Dòng sông Lô êm đềm
Dòng sông Lô êm đềm
 Cổng thành ngay một vòng xoay

Cổng thành ngay một vòng xoay
Quanh co trong thành phố tìm khách sạn rồi đi ăn tối, chúng tôi đánh một giấc không hề lo toan bởi chỉ còn khoảng 134 km nữa là về đến Hà Nội.
Nhờ có ghé Tuyên Quang mà tôi mới biết nơi đây có di tích lịch sử thành nhà Mạc. Tương truyền, thành được xây dựng chỉ trong một đêm để chống lại nhà Lê trong trận chiến năm 1592, cũng là năm cuối cùng sau 50 năm trị vì của vương triều nhà Mạc.
 Dòng sông Lô êm đềm
Rêu phong bám dày trên bức tường cổ
 Buổi sáng, sương mù phủ đầy trời Tuyên Quang
Buổi sáng, sương mù phủ đầy trời Tuyên Quang
 Ở đây người ta chọn màu tím cho lễ cưới, trong khi ở miền Nam chọn màu đỏ
Ở đây người ta chọn màu tím cho lễ cưới, trong khi ở miền Nam chọn màu đỏ
 Cổng chính chợ trung tâm thành phố
Cổng chính chợ trung tâm thành phố
 Con sông Lô bên cạnh chợ Tam Cờ
Con sông Lô bên cạnh chợ Tam Cờ
 Hình ảnh đoàn xe 4 bánh đi rước dâu hơn 30 chiếc chạy quanh thành phố Tuyên Quang làm chúng tôi thấy lạ mắt
Hình ảnh đoàn xe 4 bánh đi rước dâu hơn 30 chiếc chạy quanh thành phố Tuyên Quang làm chúng tôi thấy lạ mắt
Rời Tuyên Quang vẫn theo quốc lộ 2 hướng về Phú Thọ, chúng tôi rẽ phải vào đường tỉnh lộ 320 để được đi được trên đê Phú Thọ thay vì chạy thẳng về Hà Nội.
Là tỉnh có nhiều con sông lớn chảy qua như sông Đà, sông Hồng, sông Lô... Phú Thọ có hệ thống đường đê trên 150 km cao và rộng. Nếu như đê sông Lô án ngữ phía Tây của tỉnh thì đê sông Hồng lại gần như xẻ dọc chia tỉnh ra làm hai. Đoạn sông Hồng qua Phú Thọ được gọi là sông Thao, chảy đến địa phận huyện Ba Vì (Hà Nội) hợp lưu với dòng sông Đà để trở về tên gọi sông Hồng.
Có đi trên đê miền Bắc, tôi mới cảm nhận được hết những bài ca dao, những câu hát, những bài tập đọc thời cấp 1 đã "ê a". Đê cao và rộng, một bên là cánh đồng, một bên là triền sông với bãi bồi rộng mênh mông.
 Đường phố thị xã Phú Thọ
Đường phố thị xã Phú Thọ
 Cứ như thể con trâu đang ngắm cảnh đẹp quê mình
Cứ như thể con trâu đang ngắm cảnh đẹp quê mình
 Sông Thao, tên gọi khác của sông Hồng chảy qua Phú Thọ
Sông Thao, tên gọi khác của sông Hồng, chảy qua Phú Thọ
 Cánh đồng xanh mát bên triền sông
Cánh đồng xanh mát bên triền sông
 Đường đê cao và rộng
Đường đê cao và rộng
 Những lò gạch ven đê ở huyện Lâm Thao
Những lò gạch ven đê ở huyện Lâm Thao
 Cánh đồng lúa chín bên trong đê
Cánh đồng lúa chín bên trong đê
 Đàn cò trắng tìm cá tận bên kia bãi bồi
Đàn cò trắng tìm cá tận bên kia bãi bồi
 Cầu Phong Châu đang được xây mới, vì vậy, chúng tôi phải đi bằng cầu phao do công binh xây dựng và quản lý
Cầu Phong Châu đang được xây mới, vì vậy, chúng tôi phải đi bằng cầu phao do công binh xây dựng và quản lý
 Điếm canh đê
Điếm canh đê
 Đến đoạn này, con đường lộ được làm song song chứ không nằm trên đê nữa
Đến đoạn này, con đường lộ được làm song song chứ không nằm trên đê nữa
 Đến đây, chuyến đi của chúng tôi xem như kết thúc
Đến đây, chuyến đi của chúng tôi xem như kết thúc
Ngày đầu tiên chúng tôi đã qua cầu Trung Hà để qua Phú Thọ, bây giờ trở về, một lần nữa chúng tôi lại qua cầu và chui qua cổng chào của huyện Ba Vì (TP.Hà Nội), kết thúc chuyến đi “thăm lúa, ngắm mây Tây Bắc” 9 ngày đường với hơn 1.300km.
Là người miền Nam, với chúng tôi, bất cứ nơi nào của miền Bắc cũng lạ lẫm, đáng yêu và đem lại nhiều cảm xúc khó tả. Tạm biệt Tây Bắc và một phần Đông Bắc, tạm biệt Hà Nội, chúng tôi hẹn một ngày không xa sẽ trở về tìm lại những dấu chân mình đã đi qua.
Phượt ký của Nguyễn Hữu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét