Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Khám phá ngọn núi thấp nhất thế giới

"Thất Sơn huyền bí" là cụm từ người xưa thường đề cập khi nói về vùng bán sơn địa tỉnh An Giang. Ngày nay sự huyền bí ấy vẫn còn phủ trùm nhiều ngọn núi của vùng biên địa nầy. Trong đó đậm màu huyền thoại nhất có lẽ là núi Nước - ngọn núi thấp nhất thế giới (cao 54m, chu vi 1.070m).




Gọi núi Nước vì vào mùa nước nổi, cánh đồng bao quanh núi ngập tràn nước. Giữa màu nước đỏ phù sa, núi nhô cao lên. Theo học giả Nguyễn Văn Hầu, núi Nước (Thủy Đài Sơn) cùng với núi Két (Anh Vũ Sơn), núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn), núi Tượng (Liên Hoa Sơn), núi Dài (Ngọa Long Sơn), núi Tô (Phụng Hoàng Sơn) và núi Cấm (Thiên Cấm Sơn) tạo thành Thất Sơn. Cùng 6 ngọn núi kia, núi Nước cũng đượm nhiều màu sắc huyền bí, siêu nhiên.

Bay bổng trí tưởng tượng

Cảnh đẹp như tranh.
Cảnh đẹp như tranh.

Bên chân núi Nước là Linh Bửu Tự. Các ông thủ lễ (người luân phiên trực tại chùa mỗi ngày) cho biết chùa được Đức Bổn Sư Ngô Lợi (1831-1890, tên thật Ngô Viện, còn có tên Ngô Tự Lợi, giáo chủ đạo Hiếu Ân Hiếu Nghĩa) dựng năm 1884. Là ngôi chùa của vị chân tu yêu nước, nên đến núi Nước lúc nào du khách cũng được các ông thủ lễ vừa hướng dẫn tham quan vừa kể nhiều huyền thoại, có huyền thoại hoang đường nhưng thấm đẫm tình dân tộc.

Núi Nước đúng là "cảnh tiên nơi hạ giới". Đến đây, khách sẽ bái phục bàn tay thiên nhiên tài hoa đã khắc tạc đá thành những hình ảnh đơn sơ, tạo ấn tượng tâm linh kỳ bí. Hông trái Linh Bửu Tự là hòn đá khổng lồ như trái xoài rụng, có tên Trứng Đá. Còn Miệng Bà Chằn là cục đá hình ô-val, không có mắt mũi, chỉ có cái miệng to. Đá Con Cóc dáng lom khom như cóc nhảy. Một vách núi có vết khuyết giống bàn chân giẫm, thủ lễ Nguyễn Văn Đổng bảo Bàn Chân Tiên. Rồi ông ngâm nga: "Bàn chân trên đá còn in dấu/Chứng tỏ Phật Tiên đã xuống trần". Trí tưởng tượng được "nhấn" cao hơn tại Miếu Cô Năm – người tu tại đây rồi mất khoảng 40 năm trước. Trong hang miếu nhỏ hẹp có chiếc Võng Cô Năm nằm khi xưa. Võng là tảng đá dẹp cong hình chiếc xuồng. Ngoài miếu có hai vết lõm gọi Dấu Tiên Quỳ. Sân Tiên là tảng đá trên cao nhứt núi, rộng khoảng 20m2. Đứng nơi nầy nhìn trước mặt phong cảnh vừa hùng vĩ với núi non trùng điệp, vừa lãng mạn với ruộng vườn xanh mướt, lẫn trong đó là những ngôi nhà nông thôn xinh xắn, thanh bình, khách có cảm giác như đang phiêu diêu trên ngàn mây. Đáng nói là núi chỉ toàn đá tảng to lớn, vậy mà nơi nào có kẽ hở là có bóng cây cổ thụ.

Huyền thoại... dễ thương

Bà Phạm Thị Ê (73 tuổi) hào hứng chỉ một tảng đá, nói: "Nỏ Thần Cung của An Dương Vương". Bà kể, khi ngai vàng bị Thục Phán chiếm, An Dương Vương chạy tới núi Nước, lúc bấy giờ là hòn đảo giữa biển thì cùng đường. Biết công chúa phản bội, vua chém đầu nàng, liệng cây búa. Vách núi còn dấu búa xưa... Bên trong một hõm đá có tượng con rùa xây bằng đá núi và xi măng nổi cao trên một bệ đá. Tương truyền, thuở xa xưa có người chôn sâu trụ đá khắc chữ Tàu cốt trấn ếm long mạch. Ngô Lợi biết cho đào lên, phá hủy rồi cho xây con rùa nầy. Người ta gọi đó là thần Kim Quy. Mùa nắng hồ khô rang. Nhưng mùa mưa, hồ lúc nào cũng có nước. Đặc biệt có cả nước lớn nước ròng. Nhìn xuống chân núi, cánh đồng xanh mướt lúa, có chiếc cầu cây bắc ngang đẹp như tranh. Đầu cầu có tảng đá lớn có hình hai con voi. Bà Ê bảo đó là voi thần của Bà Trưng Trắc, Trưng Nhị, còn gọi Cục Đá Ông Tượng.

Núi Nước là một trong 37 ngọn núi thuộc các huyện: Tri Tôn, Tịnh Biên, Thoại Sơn, và thị xã Châu Đốc của tỉnh An Giang. Là ngọn núi thấp nhất thế giới như hòn non bộ, nhưng nếu được quy hoạch, quảng bá, núi Nước sẽ là trọng điểm du lịch An Giang, vì leo núi không hề mệt, lại được nghe kể nhiều huyền tích hoang đường nhưng thấm đẫm tự tình dân tộc.

Theo Báo Cần Thơ

Ngọn núi thấp chất đầy huyền thoại

Bài: Cúc Tần - Ảnh: Phương Kiều









Cảnh đồng ruộng vùng Thất Sơn lãng mạn, nên thơ.

(TBKTSG Online) - Khi nói về Bảy Núi, vùng bán sơn địa của tỉnh An Giang, người xưa thường dùng cụm từ “Thất Sơn huyền bí”. Ngày nay, dù đã sang thế kỷ XXI đã hơn chục năm, nhưng nhiều huyền thoại bí ẩn vẫn còn phủ trùm những ngọn núi ở vùng biên thùy Tây Nam này. Trong đó, đậm màu huyền thoại nhất có lẽ là câu chuyện về núi Nước.
Trong số 7 ngọn núi ở An Giang được các nhà nghiên cứu tiền bối (Trịnh Hoài Đức, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Văn Hầu, Vương Hồng Sển) liệt kê, núi Nước (ở Ba Chúc, Tri Tôn) không có tên. Núi Nước là nơi khi xưa vua Hàm Nghi từng đi qua trước khi trốn sang Campuchia. Có lẽ đó là ngọn núi nhỏ nhất thế giới, cao chưa tới 50 mét! Núi Nước nhỏ bé, thấp lè tè nhưng lại là nơi đầy ắp huyền thoại tâm linh và ái quốc; mặc dù nó không nằm trong nhóm Thất Sơn nổi tiếng là huyền bí.
Núi thấp nhưng khách cũng phải trèo đá cheo leo.
Núi Nước là một trong tổng số 37 ngọn núi thuộc các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Thoại Sơn và thị xã Châu Đốc của tỉnh An Giang. Gọi núi Nước vì vào mùa nước nổi, cánh đồng bao quanh núi ngập tràn nước. Giữa màu nước đỏ phù sa giàu có ấy, núi nhô lên, nên người xưa đặt tên như vậy.
Bên chân núi Nước có Linh Bửu Tự. Ông thủ lễ (người luân phiên trông nom việc nhang đèn ở chùa mỗi ngày) Nguyễn Văn Leo (51 tuổi) cho biết, chùa được Đức bổn sư Ngô Lợi xây dựng năm 1884 bằng tre lá, sau các cổ tự Phi Lai, Tam Bửu ở thị trấn Ba Chúc. Qua thời gian, chùa xuống cấp nghiêm trọng rồi được xây mới vào năm 2011, với vật liệu kiên cố. Ngày nay, khách du lịch và Phật tử hành hương đến núi Nước luôn được các ông thủ lễ hướng dẫn tham quan và kể cho nghe nhiều huyền thoại hoang đường nhưng thấm đẫm tình cảm dân tộc.
Tha hồ tưởng tượng
Đá Con Cóc.
Núi Nước đúng là cảnh tiên nơi hạ giới, nhiều tảng đá mang hình thù vừa lạ vừa quen khiến du khách viếng thăm phải luôn... động não. Đến đây, khách sẽ bái phục bàn tay thiên nhiên tài hoa đã khắc tạc đá thành những hình ảnh đơn sơ, tạo ấn tượng tâm linh kỳ bí. Bên hông trái Linh Bửu Tự là hòn đá khổng lồ trông như trái xoài rụng, vậy mà người ta “gán” cho nó cái tên Trứng Đá. Còn Miệng Bà Chằn là cục đá hình ôval, không có mắt mũi, chỉ có cái miệng chành bành trông ghê rợn. Đá Con Cóc dáng lom khom như cóc đang nhảy. Một vách núi có một vết khuyết giống bàn chân dẫm. Thủ lễ Nguyễn Văn Đổng nói đó là Bàn Chân Tiên; rồi ngâm nga: “Bàn chân trên đá còn in dấu / Chứng tỏ Phật Tiên đã xuống trần”. Núi Nước còn có cục đá y chang cái lưỡi con người...
Trí tưởng tượng còn được “nhấn” cao hơn tại miếu Cô Năm. Thủ lễ Leo kể cô Năm tu ở đây rồi mất khoảng 40 năm trước. Khi đó, cô hiện về bảo xây miếu. Ông Đổng thì khom người chỉ vào cái hang nhỏ hẹp, nói rằng trong đó có chiếc ‘võng Cô Năm’ nằm khi xưa. Cái ‘võng’ - thực ra là tảng đá dẹp cong như hình chiếc xuồng.
Miệng Bà Chằn.
Thủ lễ Đổng vừa phủi bụi đất vừa chỉ vào hai vết lõm lờ mờ, mà tôi phải cố nhìn kỹ rồi tưởng tượng theo lời mô tả của ông ta mới thấy dấu lõm của hai ‘đầu gối’ mà ông bảo đó là ‘dấu Tiên quỳ’. Còn Vồ Ông Tượng to lớn thì có, nhưng thực tình rất khó nhìn ra hình dáng một... con voi. Sân Tiên là tảng đá trên cao nhứt núi, rộng khoảng 20 mét vuông. Đứng nơi nầy, nhìn khắp xung quanh phong cảnh vừa hùng vĩ với núi non trùng điệp, vừa lãng mạn với ruộng vườn xanh mướt, lẫn trong đó là những ngôi nhà nông thôn xinh xắn, thanh bình, du khách có cảm tưởng như đang phiêu diêu trên ngàn mây. Đáng nói là núi chỉ toàn đá tảng to lớn, vậy mà nơi nào có kẽ hở là có cây mọc, tỏa bóng mát.
Huyền thoại... dễ thương
Ông Đổng đọc hai câu thơ: “Núi cao nhờ đá chất chồng / Người tu thì có bạn lành gieo duyên”. Cái ‘duyên’ đó được bà Phạm Thị Ê (73 tuổi) giải thích: “Tui quê ở xứ Hòa Hảo (Tân Châu, An Giang). Một đêm chiêm bao nghe Mẹ biểu lên đây chăm sóc xây dựng điện Mẫu, thờ Cửu Huyền trăm họ.
Đây còn gọi Thủy Đài Sơn hang động, di tích đức Phật Thầy Tây An. Bà vào hang sâu, chỉ vách hang và nói chắc nịch: “Mẫu đó”. Phải cố lắm mới “thấy” hai mặt người lờ mờ sau lớp sơn trắng. Chứng minh về sự linh thiêng của núi Nước, bà Ê bảo hang nầy lâu lâu có con mãng xà xuất hiện. Mãng xà vương tu nên không cắn giết ai. Bà hào hứng chỉ một tảng đá, nói: “Đây là Nỏ Thần Cung của An Dương Vương”. Bà kể, khi ngai vàng bị Thục Phán chiếm, An Dương Vương chạy tới núi Nước (?!), lúc bấy giờ là hòn đảo giữa biển thì cùng đường. Biết công chúa phản bội, vua chém đầu nàng rồi liệng cây búa. Hiện nay vách núi vẫn còn in dấu búa xưa”.
Bên trong một hõm đá có tượng con rùa xây bằng đá núi và
Đá Ông Tượng.
. xi măng nổi cao trên một bệ đá. Ông Leo kể: “Hồi xưa, Thiên Địa hội thấy núi Nước có long mạch nên ếm. Đức Bổn sư biết, phá ếm bằng cách xây con rùa nầy. Người dân địa phương gọi đó là thần Kim Quy”. Mùa nắng hồ khô rang. Nhưng mùa mưa, hồ lúc nào cũng có nước. Đặc biệt có cả ‘nước lớn, nước ròng’. Nhìn xuống chân núi, cánh đồng xanh mướt lúa, có chiếc cầu cây bắc ngang đẹp như tranh. Đầu cầu có tảng đá to có hình hai con voi. Bà Ê bảo đó là voi thần của Hai Bà Trưng, là cục Đá Ông Tượng. Ông Leo nói quả quyết: “Nội núi Nước nầy, cục đá nào cũng đẹp, cũng linh thiêng. Nhưng cục Đá Ông Tượng là đẹp nhứt, ý nghĩa nhứt”.
Hiện nay, ngoài các ngày lễ lớn đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, ngày thường khách viếng núi Nước rất ít. Nếu được quy hoạch, quảng bá, núi Nước sẽ là trọng điểm du lịch An Giang, vì leo núi dễ như chơi.
Trước khi đến núi Nước “lội” trong mê cung huyền thoại, bạn nên thưởng thức cháo bò tại một quán duy nhất ở thị trấn Ba Chúc, quán Sáu Xệ. Không giống cháo bò Tri Tôn, cháo bò ở đây được nấu với huyết cùng lòng bò mới xả thịt nên vị cháo có sự bùi béo của huyết tươi, lại điểm xuyết cái dai giòn xừn xựt của những lá xách, bao tử, ruột già, ruột non, tim, gan bò vừa chín tới. Ăn xong, ghé nhà mồ Ba Chúc mua mấy bịch bánh phồng khoai mì nướng đem theo ăn núi. Bánh vừa giòn vừa thơm mùi nếp trồng trên ruộng cao. Đặc biệt nếu mua bánh đem về nhà, mấy bữa sau mở dây thun ra, cắn miếng nào nhai cũng giòn rụm.
“Cụ Ngô Lợi còn có tên là Hữu, sanh năm Canh dần (1829) tại Dội (gần biên giới, thuộc Châu Đốc). Cuộc đời cụ là một tấm gương đạo đức, trong sạch, có khí tiết. Thuở nhỏ sinh hoạt thế nào không biết. Lớn lên đi tu. Lấy bốn chữ Bửu Sơn Kỳ Hương của Phật Thầy làm đạo, giữ tứ ân, trọng hiếu nghĩa. Tín đồ khá đông, mà toàn thể đều được dạy tôn thờ Phật Đạo, dạy cư sĩ tại gia. Bởi trong bốn ân có ân Tổ quốc cho nên cụ ghét Tây, mến những kẻ trung lương ái quốc. Cụ có liên lạc với cụ Quản Thành, một đại đệ tử của Phật Thầy và là một lãnh tụ nghĩa binh chống Pháp.
Vì vậy mà nhà cầm quyền thực dân nghi ngờ cụ và cũng do đó mà tông tích của cụ rất bí mật. Pháp có mấy lần tìm bắt, nhưng bắt không được. Cụ viên tịch hồi năm Canh dần (1890) trong lúc không đau ốm gì. Truyền rằng xác cụ được một mãnh hổ cõng vào dấu trong một hang núi và xác ấy khô lại, không hôi thối”.
(Nguyễn Văn Hầu, Nửa tháng trong miền Thất Sơn)

Khám phá ngọn núi thấp nhất thế giới

(Du lịch) - Nằm giữa cánh đồng rộng mênh mông, vào mùa nước lũ, ngọn núi như bồng bềnh trên mặt nước.

Ngược dòng lên sông Tiền đến xứ lụa Tân Châu (An Giang), mấy người bạn rủ tôi lên núi Nước một chuyến.
"Thất Sơn huyền bí" là cụm từ người xưa thường đề cập khi nói về vùng bán sơn địa tỉnh An Giang. Ngày nay sự huyền bí ấy vẫn còn phủ trùm nhiều ngọn núi của vùng biên địa nầy. Trong đó đậm màu huyền thoại nhất có lẽ là núi Nước, ngọn núi thấp nhất thế giới (cao 54m, chu vi 1.070m). Nói là núi nhưng độ cao của nó chỉ khoảng 54m bao gồm đất và đá chất chồng lên nhau.
Phía xa là Núi Dài (Ngọa Long Sơn) thâm u, bí ẩn
Núi Nước là một dạng núi sót nằm cách xa quần thể Thất Sơn và các cụm núi Campuchia. Do đó, núi Nước vẫn được gọi là núi chứ không gọi là gò
Từ thị xã Tân Châu đi theo hướng Vĩnh Xương, đến cầu An Lôi Thôi thì rẽ trái chừng khoảng 10 cây số đến ngọn núi này. Dọc hai bên đường là những ngôi nhà cao cẳng kiểu “sống chung với lũ”. Thời gian gần đây, đê bao đã khép kín, lũ không còn chụp vào những ngôi nhà nữa, nhưng người dân địa phương vẫn chuộng loại nhà này. Dù cất mới hay sửa chữa, họ vẫn giữ lại kiến trúc cũ. Đó là những ngôi nhà gỗ cất trên những cây trụ khoảng 8 tấc đến 2 mét. Nhà kiểu ba gian, hai chái, mái lợp ngói đỏ, sàn và vách gỗ. Kiểu nhà sàn này rất mát mẻ. Bên trên là chỗ ở. Phần dưới sàn dùng làm nơi chứa nông cụ, vật tư nông nghiệp,...
Gọi núi Nước vì vào mùa nước nổi, cánh đồng bao quanh núi ngập tràn nước. Giữa màu nước đỏ phù sa, núi nhô cao lên. Theo học giả Nguyễn Văn Hầu, núi Nước (Thủy Đài Sơn) cùng với núi Két (Anh Vũ Sơn), núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn), núi Tượng (Liên Hoa Sơn), núi Dài (Ngọa Long Sơn), núi Tô (Phụng Hoàng Sơn) và núi Cấm (Thiên Cấm Sơn) tạo thành Thất Sơn. Cùng 6 ngọn núi kia, núi Nước cũng đượm nhiều màu sắc huyền bí, siêu nhiên.
Cánh đồng rộng lớn bên Núi Nước. Phía xa là Núi Dài (Ngọa Long Sơn) thâm u, bí ẩn
Cánh đồng rộng lớn bên Núi Nước. Phía xa là Núi Dài (Ngọa Long Sơn) thâm u, bí ẩn
Tương truyền, khoảng 2.500 năm trước, nơi đây từng tiếp đón các tàu buôn tơ lụa, gốm sứ đến mua bán như ở vùng Ba Thê - Núi Sập. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, nơi này rất hoang vu. Bộ đội lẫn vào đây thì mất hút, địch chẳng lần ra dấu. Tên địch nào lọt vào đây thì đừng hòng quay trở ra. Vì thế người ta ví khu vực núi Nước như ngọn đồi Tức Dụp thứ hai của An Giang.
Sau năm 1975, rừng tre được san phẳng lấy đất trồng lúa. Địa phương chỉ giữ lại nguyên trạng núi Nước. Giữa đồng trống mênh mông, ngọn núi như một nét điểm xuyết bởi rừng cây rậm rạp với những cây cổ thụ tỏa bóng mát. 
Cổ thụ trên núi Nước
Cổ thụ trên núi Nước
Đối với khách ưa khám phá, đây là điểm đến thú vị. Vì sao giữa đồng ruộng lại có một gò đá cao như thế? Lý giải điều này, người dân địa phương cho rằng: núi Nước là một dạng núi sót nằm cách xa quần thể Thất Sơn và các cụm núi Campuchia. Do đó, núi Nước vẫn được gọi là núi chứ không gọi là gò.
Rùa thần ở núi Nước
Rùa thần ở núi Nước
Khi con nước ở thượng nguồn sông Mê Kông đổ về cũng là lúc việc đồng áng đã xong, nước ngập trắng đồng, núi Nước nhô lên như một cù lao nhỏ trên biển nước mênh mông ấy, hoặc như một đóa sen lớn trên đồng nước đỏ hồng màu phù sa. Trên núi có những cây sao, cây dầu, cây còng hàng chục, trăm năm tuổi đứng vững chải, che kín ngọn núi. Nơi đây lý tưởng cho các hoạt động du lịch khám phá, về nguồn vừa thư giãn vừa tìm hiểu được nhiều kiến thức bổ ích. Kết hợp chuyến đi này, du khách có thể dừng chân lại làng dệt Tân Châu xem nghệ nhân nhuộm mặc nưa tạo màu đen bóng láng tạo sản phẩm dệt nổi tiếng lãnh Mỹ A một thời vàng son.
Quần thể núi Nước
Núi Nước, ngọn núi nhỏ bé nhất của Thất Sơn
Về phương Nam nắng ấm ruộng xanh, mênh mang sông nước, đến với núi Nước, ngọn núi nhỏ bé nhất của Thất Sơn, du khách sẽ cảm nhận được nét đặc trưng  của ngọn núi có huyền thoại  phong thủy ly kỳ này.
Tây Phương
Độc đáo vùng đất có hàng loạt tảng đá, điện thờ có tác dụng trấn an và thức tỉnh lòng người





“Không biết có phải là niềm tin đã ăn sâu vào nếp nghĩ khiến họ luôn đinh ninh ý niệm tìm đến những tảng đá, những điện thờ đó là có sự bình an hay không. Nhưng đã có nhiều sự thức tỉnh kỳ lạ xảy ra bên những tảng đá, những điện thờ ở Thiên Cấm Sơn (Tịnh Biên, An Giang) là có thật” - ông Chín Toàn ở xã An Hảo (huyện Tịnh Biên) khẳng định như vậy.
Huyền bí vồ Thiên Tuế
Từ xưa, Thiên Cấm Sơn đã được xem là vùng đất có nhiều huyền bí mà đến nay cũng chưa ai lí giải được. Nơi đây có những điện thờ linh thiêng được hình thành từ chính cuộc sống hằng ngày với nhiều điển tích sống chứ không chỉ còn là chuyện mơ hồ huyền thoại nữa. Ở đây có hàng loạt những tảng đá lớn, nơi nhiều ông vua của Việt Nam như: Gia Long, Minh Mạng… từng ngự lãm, bàn chuyện thế sự. Bên cạnh đó là các điện thờ. Những người dân và khách thập phương đều khẳng định họ tìm lại được cảm giác bình yên, thức tỉnh trước những hành động sai khi đến vùng đất này.
Tảng đá còn ẩn chứa nhiều bí ẩn nhất đó là Thiên Tuế (người dân địa phương còn gọi là vồ Thiên Tuế) đây là một tảng đá khổng lồ, quanh nó có sự bao bọc của hàng trăm cây thiên tuế. Nhưng sự khắc nghiệt của thời tiết cũng khiến cho nhiều cây thiên tuế này chết khô, những người tin vào sự huyền nhiệm của nó thì vẫn hằng ngày tìm cách phục sinh và trồng thêm cây mới.
Lục lại kí ức của mình, ông Nguyễn Bảo Nam khẳng định rằng, không phải chuyện mơ hồ đâu, đều có căn cơ hết đấy. Trước đây, bỗng nhiên hay xảy ra các sự cố thiên tai và bão gió, quanh tảng đá án ngữ này mọc lên hàng trăm cây thiên tuế cổ thụ hứng hết cả gió bão, che chở cho những người dân nên không ai chặt phá bất cứ cây nào. Khi những trận cuồng phong ngày càng dữ dội hơn, thì đức phật Thành Tây An lại chọn vị trí ngồi bên những gốc cây thiên tuế đó để cầu bình an cho dân chúng. Khi đức phật viên tịch, những cây thiên tuế này bỗng nhiên trụi hết lá. Nhưng dù có bão gió thế nào cũng không thể nào quật ngã được chúng. Vị trí đức phật viên tịch giờ vẫn được xem là thiêng nhất, huyền bí nhất. Có những đêm bỗng nhiên lóe sáng trước sự chứng kiến của hàng trăm người chứ không riêng gì ai. Biết ở vồ Thiên Tuế này là một địa điểm lạ lùng và an toàn, ngay cả vua Hàm Nghi cũng chọn làm nơi nghiên cứu trận mạc khi lưu lạc về vùng đất này.
Điện ông Hổ luôn là nơi chứa ẩn nhiều linh thiêng.
Ông Nam kể: Nghe các cụ trước của chúng tôi kể rằng, vua Hàm Nghi ở vồ Thiên Tuế rất nhiều ngày, dù chỉ là cái vồ nhỏ nhưng quân địch lùng mãi cũng không phát hiện ra được. Sau này trên đường chạy khỏi sự truy đuổi của quân Tây Sơn, vua Gia Long cũng chọn vồ Thiên Tuế này là chỗ trú ngụ. Ông còn đào một chiếc giếng ở đây, giờ nước vẫn phun lên trong xanh bốn mùa.
Bà Nguyễn Thị Lụa kể: Có người còn nói, giếng đó do vua Gia Long cầu trời sau đó dùng thanh kiếm thọc xuống tảng đá (còn gọi là vồ Thiên Tuế) mà thành giếng như hôm nay. Nhưng điều này nghe có vẻ hơi mơ hồ. Nếu nghĩ rằng là vua cho quân lính đào hoặc tự mình đào thì có lí hơn. Thấu hiểu được tấm chân tình của vua Gia Long nên tảng đá kì bí này đã che mắt quân Tây Sơn. Đóng đô ở đó và không cho bất cứ người dân nào lên núi cứu vua Gia Long nên người ta mới gọi là Thiên Cấm Sơn.
Cách vồ Thiên Tuế không xa còn có tảng đá Tây Thiên, tảng đá Thị Cấm. Những tảng đá này cũng được những người dân nơi đây tôn sùng. Người dân cho biết, khoảng chục năm trước, vồ Thiên Tuế hiện hữu hàng vạn cây thiên tuế rừng. Có cây cao hơn 2m, tán sum suê, thân uốn lượn như hình rồng, trông rất đẹp. Nhưng sau đó, phong trào chơi kiểng thiên tuế trở nên thịnh hành, người ta kéo nhau lên rừng lùng sục, đào bới làm cho quần thể thiên tuế bị tàn phá nhanh chóng. Chính những nơi đó, theo nhiều người đã tạo nên sự sáng suốt bất thường của vua Hàm Nghi lẫn Gia Long.
Tu hành đắc đạo để thu phục hổ dữ
Quanh Thiên Cấm Sơn này còn có nhiều điện thờ huyền bí khác. Mỗi điện như nơi bấu víu tâm linh của những người dân địa phương cũng như khách vãng lai như: Điện Phật lớn, điện ông Hổ, điện ông Bướm, ông Voi… Ông Nguyễn Kiên háo hức kể: Điện ông Hổ đó thiêng lắm. Nơi đó từng diễn ra cảnh đức phật Thành Tây An ngày đêm sống chung với hổ, huấn luyện và thuần phục nó giúp người đấy. Ngày đó, hổ dữ tập trung về đây có đến hàng ngàn con. Nghe tiếng tụng kinh của đức phật không hiểu vì sao chúng tìm lên Thiên Cấm Sơn để trú ngụ. Sau khi trú ngụ, chúng túa xuống các nhà dân để quấy phá. Trong một đêm nằm mộng, đức phật Thành Tây An được phật tổ điềm báo cho rằng: Hãy tập trung thêm ít ngày nữa khi tu hành đắc đạo thì ắt sẽ thu phục được lũ hổ dữ kia.
Làm theo giấc mơ của mình, chẳng lâu sau, đức phật Thành Tây An tu thành chính quả. Lạ lùng thay, những chú hổ hung dữ có thể đang chuẩn bị tấn công và ăn thịt người nhưng khi thấy cái vẫy tay của đức phật Thành Tây An là dừng lại không làm việc ác nữa ngay. Nhiều người cho rằng chính đạo pháp uyên thâm cùng với nhiệt huyết giúp người đã khiến cho Thành Tây An tu thành chính quả nhanh đến thế. Có những trận vật lộn nhau giữa đức phật Thành Tây An với hổ dữ diễn ra suốt 8 ngày đêm nhưng hổ dữ cỡ nào cũng bị thuần phục. Bà Chín Sen ngỡ ngàng kể: Lạ lắm. Chính đời ông nội tôi khẳng định những điều đó là có thực đấy. Người họ hàng xa của Thành Tây An cũng khảng khái thuật lại rằng: Điều huyền bí này thì chưa ai chứng minh rõ ràng được. Nhưng đó là niềm tin linh thiêng làm cho con người tốt hơn thì cũng không nên phỉ báng.
Sau khi đức phật Thành Tây An dùng đạo pháp để khuất phục các loại hổ dữ thì những người dân ở đây hình thành một nghi lễ khá độc đáo là vào những ngày đẹp trời họ tụ tập dân làng lên vồ Thiên Tuế để giảng giải cho nhau cách chế ngự những cơn hung dữ và đạo lý của cuộc sống trong cách đối đãi với nhau. Bà Chín Sen bộc bạch: Chúng tôi cứ lấy đức phật Thành Tây An làm tấm gương để giáo huấn cho các thế hệ, nhất là lớp trẻ mới lớn. Khi lòng người ít nhiều hướng về phật pháp thì rõ ràng họ trở nên nhu mì hơn đấy.
Trấn an và thức tỉnh lòng người
Từng là một tội phạm khét tiếng suốt nhiều năm ở TP Hồ Chí Minh nhưng trong một lần về thăm vồ Thiên Tuế, Nguyễn Văn Tám đã từ giã giang hồ, phục thiện quay về làm một nông dân thứ thiệt như chính lúc bàn tay anh chưa nhúng chàm. Tám bảo: Không lí giải được nhưng đứng trước những tảng đá thiêng, những điện thờ cổ kính này như nghe thấy vọng về những tiếng âm vang từ thuở xưa, thấy trong lòng trỗi dậy nhiều điều day dứt khác lạ về những hành động sai trái của mình. Chính vì điều đó nên tôi đã từ bỏ nghề cướp giật ở TP Hồ Chí Minh về vùng miệt vườn này làm ăn chân chính đấy.
Nằm quanh vồ Thiên Tuế, điện thờ ông Hổ, ông Voi cũng thành nơi tìm đến để cầu sự bình an của nhiều người. Bà Sen cho biết: Ai đến vùng đất Thất Sơn này cũng đều đến các điện thờ đó. Ngay cả những người dân địa phương này khi thấy trong lòng bất an cũng tìm đến các điện đó để tìm lại sự thanh thản cho tâm hồn mình đấy. Bên cạnh điện ông Hổ còn có một điện thờ kỳ bí nữa là điện Cây Quế. Điện Cây Quế được những người dân ở đây khẳng định và tin chắc rằng: Xưa ở đây có hai cây quế kỳ lạ lắm, mùi thơm toả khắp núi rừng. Dưới gốc cây đó có hai người đàn ông kỳ lạ thường mang lương thực đến cứu trợ mỗi khi những làng dân dưới chân núi gặp đói kém. Bất kể ai có ý đồ xấu đến chặt hai cây quế đều bị ngã bệnh. Cây quê kỳ lạ này cũng đã cứu người dân thoát khỏi một trận đại dịch.
Bà Chín Sen kể: Đó là trận đại dịch khủng khiếp. Thấy hai người đàn ông lạ ngồi bên cây quế thường có tấm lòng bồ tát nên người dân lên đó cầu khẩn và xin lá cây quế về trị bệnh, mất ngày sau, ai cũng lần lượt khỏi hết. Hai người đàn ông đó cũng tự nhiên biến mất. Từ đó người ta lập điện thờ ở đây

  Mỹ Nga

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét