Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

5 lý do để bạn khám phá Hòn Sơn

(iHay) Hòn Sơn - một đảo nhỏ khiêm tốn thuộc huyện Kiên Hải (Kiên Giang) có những điểm thu hút riêng mà bất cứ du khách nào đã một lần ghé qua đều muốn quay lại. Với tôi, có 5 lý do sau đây để bạn quyết định làm một chuyến khám phá Hòn Sơn.



Những lý do để đến Hòn Sơn 2
Bãi biển tuyệt đẹp
Có nhiều bãi biển tuyệt đẹp ở Hòn Sơn như Bãi Giếng, Bãi Đá Chài, Bãi Bắc, Bãi Bộ… Tuy nhiên, Bãi Bàng với hàng dừa cong uốn lượn đầy lãng mạn ven triền cát là đẹp nhất. Ngoài ra, Bãi Đá Chài lại nổi bật bởi những hòn đá lớn chứa trên 100 người trên một mặt phẳng.
Bờ biển Hòn Sơn cong, bãi trải dài, nước trong vắt. Điểm đặc biệt ở đây là thay vì ngồi trên bờ ngắm biển, du khách có thể lội ra xa nhìn vào bờ. Một cảnh tượng hùng vĩ của dãy núi Ma Thiên Lãnh làm choáng ngợp bất cứ góc nhìn nào của du khách.
Những câu chuyện liêu trai mê hoặc
Tương tự như núi Thất Sơn ở An Giang, Hòn Sơn ở Kiên Giang cũng có 7 đỉnh núi dính liền vào nhau nhưng Ma Thiên Lãnh là đỉnh núi nổi tiếng hơn cả. Nằm ở độ cao khoảng 450m so với mặt nước biển, đỉnh núi này còn gắn liền với những câu chuyện thần tiên mang đậm chất thơ và cả những câu chuyện đầy màu sắc “kiếm hiệp” được người dân đảo kể cho nghe mỗi khi có du khách đến thăm.
Theo truyền thuyết ngày xưa, trên đỉnh Ma Thiên Lãnh có một tảng đá bằng phẳng, phong cảnh xung quanh rất đẹp nên nhiều tiên nữ thường xuống vui chơi, tên gọi là Sân Tiên. Đây là nơi các tiên nữ khoe sắc, cùng nhảy múa và ngắm nhìn không gian bao la chẳng khác gì tiên cảnh nơi trần thế.
Cũng theo truyền thuyết, nơi đây là vùng đất cho những cao nhân khắp xứ tìm đến để ẩn cư. Cũng có kẻ buồn tình, sầu đời lên núi tìm cách thoát khổ, hàng ngày luyện “thiền” để mong sớm đắc đạo. Trên núi, không thiếu gì những dấu tích người xưa như hang đá có khắc chữ tuyệt đẹp “Mai Dương Kiếm Pháp” hay hàng trăm dấu tích khác nhau của các dị nhân như tên, tuổi, ngày đến, ngày đi, số năm tu hành… Đặc biệt hơn, cuộc đời và tính cách của các tu nhân luôn hấp dẫn du khách bằng những giai thoại bất tận.
Những lý do để đến Hòn Sơn 3
Ngay từ cái tên của đảo đã có nhiều truyền thuyết. Có người nói, Hòn Rái có tên như vậy do trên đảo xưa có nhiều cây dầu rái, loại cây cho nhựa quét lên vỏ thuyền chống nước biển ăn mòn. Nhưng không ai biết loài cây ấy bây giờ ở đâu.
Cũng có người cho rằng, có tên như vậy là do đảo trước kia có nhiều rái cá sinh sống. Còn các cụ già lại kể, vào khoảng  năm 1777, lúc chạy trốn quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh đến Hòn Sơn lánh nạn. Lúc ấy, có một con rái cá khổng lồ đã bắt rất nhiều tôm cá dâng cho ông. Tại mặt Nam bãi Nhà với độ cao 300 mét, còn tảng đá có bài thơ tương truyền của Nguyễn Ánh để lại càng làm cho câu chuyện thuyết phục hơn.
Đã là truyền thuyết thì không ai biết thực hư thế nào. Nhưng câu chuyện về cái tên Hòn Sơn, về ngọn núi Ma Thiên Lãnh, về Sân Tiên vẫn thu hút bao du khách mang trong mình chút lãng mạn và máu phiêu lưu tìm đến Hòn Sơn.
Hải sản tuyệt ngon
 
Để đến Hòn Sơn, từ TP.HCM khách có thể đi bằng máy bay hoặc xe tốc hành vào ban đêm và đến Rạch Giá vào sáng sớm. Từ đây, du khách tới bến tàu Rạch Giá để lên tàu ra đảo (60km). Tàu cao tốc Ngọc Thành chạy mất 2 tiếng (140.000 đồng/chiều); tàu sắt Đức Trung (90.000 đồng/chiều) chạy khoảng 3 tiếng; ngoài ra còn có tàu Khánh Dung thuê nguyên chuyến (45 người, 12 triệu cả đi và về). Nhà trọ ở Hòn Sơn có giá dao động từ 150.000 đồng/ phòng 2 người.
Tất nhiên, đi biển mà không thưởng thức hải sản là một thiếu sót. Thiên nhiên ban tặng cho Hòn Sơn nhiều hải sản, đặc biệt các loại mực, ghẹ, cá. Ấn tượng nhất là nhum biển. Tất cả các bãi biển ở đây đều có nhum. Khách du lịch chỉ cần cầm theo chanh, muối, mù tạc là có thể ghé bất cứ bãi biển nào, chỉ cần bắt lên và thưởng thức ngay tại chỗ. Hải sản ở đây bắt lên là chế biến ngay nên không hề có tẩm ướp hoặc tẩm hóa chất bảo quản. Giá cả hải sản rẻ khiến du khách thoải mái thưởng thức mà không quan tâm đến túi tiền của mình.
Nhiều hoạt động trải nghiệm
Đi thuyền câu mực là hoạt động thú vị nhất trên đảo. Đón một chiếc thuyền câu, du khách đem theo một bếp cồn, vài loại thức uống theo sở thích, thế là an tâm có một bữa tiệc lênh đênh trên biển. Nếu e ngại không có mực, hãy đừng lo lắng, chủ thuyền cam kết với bạn rằng, họ sẽ tặng một bữa tiệc hải sản khác miễn phí cho bạn.
Lặn bắt nhum, bắt hàu, xem rừng nhiệt đới dưới biển… là những hoạt động khác mà du khách không thể bỏ qua khi đến hòn đảo này.
Nếu muốn làm một ngư dân thực thụ, du khách có thể thuê chiếc lưới và học vài kỹ năng đánh bắt cá. Đảm bảo, chỉ cần 60 phút, sản lượng đánh bắt đủ cho nhóm 4 người có một bữa tối thịnh soạn.
Nếu bạn là một người yêu thể thao, tất nhiên, chạy bộ vòng quanh đảo hay leo núi Ma Thiên Lãnh đều là những lựa chọn hợp lý.
Nơi tốt nhất để ngắm bình minh và hoàng hôn
Đối với những du khách yêu nhiếp ảnh, hay đơn giản là mang trong mình một tâm hồn nghệ sĩ thì việc ngắm bình minh hay hoàng hôn trên đảo là một trải nghiệm không thể quên. Sáng hay chiều đều là thời điểm tàu thuyền ra và về các bãi biển khiến không gian trở nên sống động. Ngồi từ trên cao, đối diện với mặt trời và phía dưới kia là biển, chợt thấy bản thân mình mạnh mẽ và ngạo nghễ với thiên nhiên. Nếu thích không gian hoàn toàn thiên nhiên, du khách có thể lựa chọn những địa điểm khác để ngắm nhìn không gian bao la. Lúc ấy, phải thật bản lĩnh mới thấy mình không cô đơn, lạc lõng giữa cái mênh mông của đất trời.
Những lý do để đến Hòn Sơn 1

Những lý do để đến Hòn Sơn 4
Những lý do để đến Hòn Sơn 5
Những lý do để đến Hòn Sơn 6
Những lý do để đến Hòn Sơn 7
Những lý do để đến Hòn Sơn 8
Những lý do để đến Hòn Sơn 9
Những lý do để đến Hòn Sơn 10
Bài và ảnh: Phương Vi

Ra Hòn Sơn khám phá bí ẩn những câu chuyện liêu trai

(Du lịch) - Hòn Sơn không phải hòn đảo quá hoang sơ để những tay phượt thủ thử sức, nhưng nó quyến rũ khi được bao phủ bởi những câu chuyện đậm màu sắc liêu trai và đỉnh Ma Thiên Lãnh kỳ bí.

Hòn Sơn nhìn từ xa như một quả núi khổng lồ, nằm giữa Hòn Tre và quần đảo Nam Du thuộc tỉnh Kiên Giang, cách đất liền khoảng 60 km. Để đến với Hòn Sơn, bạn có thể tiết kiệm thời gian bằng tàu cao tốc đi từ Rạch Giá với hành trình 1 giờ 45 phút với giá 140.000 đồng/vé; hoặc trải nghiệm cảm giác nằm võng lênh đênh trên tàu thường suốt 4 giờ với giá vé chỉ 70.000 đồng/vé.
Truyền thiết Sân Tiên trên đỉnh Ma Thiên Lãnh
Hòn Sơn có 7 đỉnh núi dính liền vào nhau, các đỉnh núi đều có truyền thuyết gắn liền với tên gọi của riêng mình, nhưng Ma Thiên Lãnh là đỉnh núi nổi tiếng hơn cả. Không chỉ cao nhất với độ cao khoảng 450m so với mặt nước biển, đỉnh núi này còn gắn liền với những câu chuyện thần tiên mang đậm chất thơ và cả những câu chuyện “ngày nay” đầy màu sắc “kiếm hiệp” được người dân đảo truyền miệng nhau.
Vẻ đẹp hoang sơ trên đường chinh phục đỉnh Ma Thiên Lãnh
Vẻ đẹp hoang sơ trên đường chinh phục đỉnh Ma Thiên Lãnh
Theo truyền thuyết ngày xưa, trên đỉnh Ma Thiên Lãnh có một tảng đá bằng phẳng, với phong cảnh xung quanh rất đẹp nên nhiều tiên nữ thường xuống vui chơi tên gọi là Sân Tiên, là một bảo chứng cho câu chuyện đó.
Ngày nay, khi con người đến đây khai phá, trải qua hàng trăm năm, thỉnh thoảng có những tu sĩ và những kẻ buồn tình, sầu đời lên Sân Tiên tu thiền. Họ ẩn cư trong một hang đá có khắc dòng chữ “Mai Dương Kiếm Pháp”. Cuộc đời, tính tình và cách hành xử của những người này được người dân truyền miệng với những câu chuyện nửa hư nửa thực.
Để chinh phục đỉnh Ma Thiên Lãnh, bạn phải bắt đầu từ trung tâm Bãi Nhà theo hàng ngàn bậc cấp nằm giữa những rẫy chuối, vườn mãng cầu, xoài và những vạt rừng nguyên sinh.
Hỏi thăm đường lên Ma Thiên Lãnh
Hỏi thăm đường lên Ma Thiên Lãnh
Cái u u tịch tịch do cây rừng che hết ánh nắng và hai bên là cây cối um tùm cũng làm cảm giác bất an tăng lên. Những tiếng động vật kêu xung quanh làm người yếu bóng vía sởn da gà, nhất là khi đi chỉ 1 – 2 người.  Tuy nhiên, nếu đi vào ngày nắng thì thật may mắn, bạn sẽ không lo nhiều muỗi mòng rắn rết, chỉ phải dè chừng một số đoạn lá khô trơn trượt dễ ngã.
Những con cuốn chiếu to bằng ngón chân trên đường lên Ma Thiên Lãnh
Những con cuốn chiếu to bằng ngón chân trên đường lên Ma Thiên Lãnh
Cách Bãi Nhà khoảng 2 km có một tượng Phật được người dân nơi đây gọi là Phật Lộ Thiên, đi thêm khoảng 400m nữa bạn sẽ gặp chùa Phổ Tịnh nằm giữa núi rừng. Sân Tiên cách đó khoảng 2 km.
Khi lên Sân Tiên, bạn đừng mải mê ngắm toàn cảnh đất trời bao la, núi rừng hoang dã giữa biển xanh ngắt mà quên việc tìm hiểu những dấu tích của các “dị nhân” còn lưu khắc trên đá như tên, tuổi, ngày đến, ngày đi, số năm tu,…
hang đá Mai Dương Kiếm Pháp, nơi có những vật dụng sinh hoạt làm bằng cây rừng của đạo sĩ, dị nhân nào đó
Hang đá Mai Dương Kiếm Pháp, nơi có những vật dụng sinh hoạt làm bằng cây rừng của đạo sĩ, dị nhân nào đó
Mọi mệt mỏi sẽ tan biến ngay khi tới đỉnh, nơi bạn có thể nhìn thấy cả núi, cả trời và biển xanh thăm thẳm. Nếu may mắn, bạn còn được chứng kiến cảnh bầy khỉ lâu năm vui đùa, chuyền từ cành nọ sang cành kia, hoặc chụp được ảnh những loài chim lạ đang bay ngang…
Hoang vắng, êm đềm
Sau khi chinh phục đỉnh Ma Thiên Lãnh, Hòn Sơn còn có 5 bãi biển và 1 ghềnh đá hoang sơ, trong đó Bãi Bàng có phong cảnh đẹp nhất, nhiều cây dừa nghiêng nghiêng phủ bóng mát xuống một phần bãi cát trắng dài khoảng 1 km, bãi biển hoang vắng và êm đềm.
Đây là nơi thích hợp nhất để bạn tắm biển. Không chỉ có phong cảnh trữ tình, đây còn là bãi biển rất sạch sẽ. Đặc biệt, ở đây còn có dòng suối Tiên nước trong vắt chảy từ đỉnh Ma Thiên Lãnh xuống ngay Bãi Bàng làm nước ngọt cho bạn tắm sau khi vùng vẫy cùng sóng biển.
Tên gọi chính của đảo là Lại Sơn, một trong 4 xã đảo thuộc huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, người dân vẫn thường hay gọi đảo giản dị là Hòn Rái, Hòn Sơn hay Hòn Sơn Rái.
Ngay từ cái tên của đảo đã có nhiều truyền thuyết. Có người nói, Hòn Rái có tên do trên đảo xưa có nhiều cây dầu rái, loại cây cho nhựa để xảm thuyền và quét lên vỏ thuyền chống nước biển ăn mòn. Nhưng không ai biết loài cây ấy bây giờ ở đâu.
Cũng có người cho rằng có tên như vậy là do đảo trước kia có nhiều rái cá sinh sống. Còn các cụ già thì kể vào khoảng  năm 1777, lúc chạy trốn quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh đến Hòn Sơn lánh nạn.
Lúc ấy, có một con rái cá khổng lồ đã bắt rất nhiều tôm cá dâng cho ông. Tại mặt nam bãi Nhà với độ cao 300 mét, còn tảng đá có bài thơ tương truyền của Nguyễn Ánh để lại càng làm cho câu chuyện thuyết phục hơn.
Không ai biết đích xác chuyện nào là thật, chuyện nào là hư cấu nhưng người dân và khách phương xa đến đây vẫn tiếp thu tất cả, ghi nhớ tất cả để kể lại cho nhau, để tò mò và bị cuốn hút nhiều hơn.
Ngoài việc tham quan tận mắt và đắm chìm trong nước biển, nơi những cảnh đẹp nên thơ trên 4 bãi của xã đảo: bãi Giếng, bãi Bấc, bãi Bàng, bãi Nhà và bãi Thiên Tuế. Chúng ta còn có thể hiểu hơn về con người và cuộc sống dân đảo khi đến các di tích văn hóa lịch sử như Đền thờ Nam Hải Đại tướng quân, Đình thần Lại Sơn, Miễu Bà Cố Chủ, Thánh Thất Cao Đài, chùa Hải Sơn,...
Tây Phương
;

Ra Hòn Sơn khám phá bí ẩn Ma Thiên Lãnh

(iHay) Hòn Sơn không phải hòn đảo quá hoang sơ để những tay phượt thủ thử sức, nhưng nó quyến rũ khi được bao phủ bởi những câu chuyện đậm màu sắc liêu trai và đỉnh Ma Thiên Lãnh kỳ bí.


Bí ẩn từ tên đảo
Tên gọi chính của đảo là Lại Sơn, một trong 4 xã đảo thuộc huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, người dân vẫn thường hay gọi đảo giản dị là Hòn Rái, Hòn Sơn hay Hòn Sơn Rái.
 Ra Hòn Sơn, khám phá bí ẩn Ma Thiên Lãnh 1Hòn Sơn bí ẩn ngay từ cái tên  
Ngay từ cái tên của đảo đã có nhiều truyền thuyết. Có người nói, Hòn Rái có tên do trên đảo xưa có nhiều cây dầu rái, loại cây cho nhựa để xảm thuyền và quét lên vỏ thuyền chống nước biển ăn mòn. Nhưng không ai biết loài cây ấy bây giờ ở đâu.
 
Hòn Sơn nhìn từ xa như một quả núi khổng lồ, nằm giữa Hòn Tre và quần đảo Nam Du, cách đất liền khoảng 60 km. Để đến với Hòn Sơn, bạn có thể tiết kiệm thời gian bằng tàu cao tốc đi từ Rạch Giá với hành trình 1 giờ 45 phút với giá 140.000 đồng/vé; hoặc trải nghiệm cảm giác nằm võng lênh đênh trên tàu thường suốt 4 giờ với giá vé chỉ 70.000 đồng/vé.
Cũng có người cho rằng có tên như vậy là do đảo trước kia có nhiều rái cá sinh sống. Còn các cụ già thì kể vào khoảng  năm 1777, lúc chạy trốn quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh đến Hòn Sơn lánh nạn.
Lúc ấy, có một con rái cá khổng lồ đã bắt rất nhiều tôm cá dâng cho ông. Tại mặt nam bãi Nhà với độ cao 300 mét, còn tảng đá có bài thơ tương truyền của Nguyễn Ánh để lại càng làm cho câu chuyện thuyết phục hơn.
Không ai biết đích xác chuyện nào là thật, chuyện nào là hư cấu nhưng người dân và khách phương xa đến đây vẫn tiếp thu tất cả, ghi nhớ tất cả để kể lại cho nhau, để tò mò và bị cuốn hút nhiều hơn.  
 Ra Hòn Sơn, khám phá bí ẩn Ma Thiên Lãnh 2Hòn Sơn đẹp giản dị và nên thơ
Ngoài việc tham quan tận mắt và đắm chìm trong nước biển, nơi những cảnh đẹp nên thơ trên 4 bãi của xã đảo: bãi Giếng, bãi Bấc, bãi Bàng, bãi Nhà và bãi Thiên Tuế. Chúng ta còn có thể hiểu hơn về con người và cuộc sống dân đảo khi đến các di tích văn hóa lịch sử như Đền thờ Nam Hải Đại tướng quân, Đình thần Lại Sơn, Miễu Bà Cố Chủ, Thánh Thất Cao Đài, chùa Hải Sơn...
Kỳ bí Ma Thiên Lãnh
Đặc biệt, điều khiến nhiều người muốn đến đảo Hòn Sơn để khám phá chính là chinh phục Ma Thiên Lãnh. Trên đảo có 7 đỉnh núi, nhưng Ma Thiên Lãnh nổi tiếng hơn cả. Không chỉ cao nhất đảo với độ cao 450m so với mặt nước biển, nó còn khoác trên mình chiếc áo đầy màu sắc liêu trai, kì bí qua nhiều câu chuyện được truyền tụng từ rất lâu mà chỉ khi nghe kể trên đường đi mới cảm nhận hết cái hay, cái thú vị.
 Ra Hòn Sơn, khám phá bí ẩn Ma Thiên Lãnh 3Đường lên Ma Thiên Lãnh bắt đầu là hàng trăm bậc cấp đá, xi măng 
Từ trung tâm Bãi Nhà, mang theo nước và một ít đồ ăn nhẹ, hành trang gọn gàng là có thể bắt đầu chuyến đi. Đường lên Ma Thiên Lãnh khá dễ vì xã đảo đã làm hàng ngàn bậc cấp thay cho đường mòn ngày xưa, để phục vụ cho bà con làm rẫy ngang núi. Tuy nhiên, dốc nối dốc khiến không ít người phải hụt hơi nếu không quen vận động.
Đi khoảng hơn 2km đường, hai bên là rẫy của dân đảo với đủ loại cây ăn trái, nhiều nhất là xoài, chúng ta sẽ ngang qua chùa Phổ Tịnh. Giữa núi rừng, vị sư trụ trì mà người dân hay gọi là sư Bác năm nay đã gần 90 tuổi rất vui vẻ, còn khỏe mạnh và luôn cầu an phía sau cho người lên núi.
 Ra Hòn Sơn, khám phá bí ẩn Ma Thiên Lãnh 4Qua chùa Phổ Tịnh, chỉ còn đường mòn dẫn lên đỉnh núi
Đến đây thì chỉ còn đường mòn men lên núi, không bậc tam cấp, không đường xi măng. Những tiếng động vật kêu xung quanh làm người yếu bóng vía sởn da gà, nhất là khi đi chỉ 1 – 2 người.  
Cái u u tịch tịch do cây rừng che hết ánh nắng và hai bên là cây cối um tùm cũng làm cảm giác bất an tăng lên. Tuy nhiên, nếu đi vào ngày nắng thì thật may mắn, bạn sẽ không lo nhiều muỗi mòng rắn rết, chỉ phải dè chừng một số đoạn lá khô trơn trượt dễ ngã.
Cứ thẳng đường khoảng hơn 2km nữa sẽ tới một cái hang đá. Theo dân đảo, thỉnh thoảng  có những tu sĩ theo thuyết khổ hạnh và những người buồn tình sầu đời lên đây tu thiền. Họ thường ẩn cư trong hang, nơi có cái tên đậm màu sắc kiếm hiệp “Mai Dương Kiếm Pháp”. Cuộc đời, tính tình  và cách hành xử của những người này được người dân truyền miệng với những câu chuyện  hư hư thực thực.
  Ra Hòn Sơn, khám phá bí ẩn Ma Thiên Lãnh 5Để lên đỉnh, phải vào hang đá Mai Dương Kiếm Pháp, nơi có những vật dụng sinh hoạt làm bằng cây rừng của đạo sĩ, dị nhân nào đó 
Trong hang hiện nay còn có một số vật dụng sinh hoạt: giường, bàn, ghế, giá sách… làm hoàn toàn bằng cây rừng. Người bản địa đi cùng tôi nói có lẽ lại thêm một kẻ tìm quên ở nơi này.
Để lên đỉnh, chúng ta phải vào hang, leo tiếp lên trên. Vật dụng cần thiết nhất khi qua hang là đèn pin vì hang rất tối, gập ghềnh toàn đá và đá.
Mọi mệt mỏi sẽ tan biến ngay khi tới đỉnh, nơi bạn có thể nhìn thấy cả núi, cả trời và biển xanh thăm thẳm. Nếu may mắn, bạn còn được chứng kiến cảnh bầy khỉ lâu năm vui đùa, chuyền từ cành nọ sang cành kia, hoặc chụp được ảnh những loài chim lạ đang bay ngang…
Đơn giản hơn, chỉ ngồi trên vách đá, nghe tiếng chim muông gọi nhau, và tận hưởng gió trời hòa với gió biển trong cảnh sắc xanh mát là đã thỏa mãn lắm rồi.
  Ra Hòn Sơn, khám phá bí ẩn Ma Thiên Lãnh 6  Đỉnh Ma thiên lãnh – nơi gió trời và gió biển cùng vi vu
Có truyền thuyết kể lại rằng Ma Thiên Lãnh cảnh đẹp như mơ, xưa kia các nàng tiên vì thế mà thường hạ giới xuống đây chơi đùa rồi lại tiếc nuối bay về trời. Minh chứng cho lời kể là “Sân Tiên”. Đây cũng là nơi các “đạo sĩ, dị nhân” thường thiền tịnh. Khi rời đi, họ còn để lại tên tuổi, năm tu trên những tảng đá để người đời sau biết đến.
  Ra Hòn Sơn, khám phá bí ẩn Ma Thiên Lãnh 7Một phần của Sân Tiên, nơi mà theo truyền thuyết kể lại,
có tiên hạ phàm chơi đùa
Không may mắn được gặp dị nhân nào tu trên núi nhưng những câu chuyện, những truyền thuyết về một đỉnh núi có cái tên đặc biệt không kém màn sương kì ảo xung quanh nó sẽ khiến bạn nhớ mãi Ma Thiên Lãnh, nhớ mãi Hòn Sơn với tiếng sóng rì rào vỗ về bãi đá xung quanh hòn đảo suốt ngày đêm.
Bài, ảnh: Tạ Ban

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét