Đã
hơn 300 năm kể từ khi người Việt đến sống trên miền đất nay là tỉnh Tây
Ninh. Thế nhưng, trầm tích các nền văn hoá ở Tây Ninh lại có niên đại
từ ba đến bốn ngàn năm trước. Những dấu tích và hiện vật khảo cổ vẫn còn
trong Bảo tàng tỉnh và cả trong những nhà dân.
Xa xưa nhất là những di chỉ thuộc về nền văn hoá Đồng Nai- theo cách
gọi của những nhà nghiên cứu khảo cổ. Có người còn gọi những dấu tích ấy
thuộc về thời kỳ đồ đá mới. Gọi thế là vì thường thấy nhất ở các di chỉ
ấy là những hiện vật đá: rìu, cuốc và mai; có cả bàn nghiền và con lăn
dùng để xay nhỏ những loại ngũ cốc có hạt cứng như đậu và bắp.
Dấu vết văn minh tiền sử
Di tích thời đại đá mới có ở nhiều nơi trên đất Tây Ninh, nhất là những làng ấp dọc triền sông Vàm Cỏ Đông. Điển hình nhất là ở gò Dinh Ông (An Thạnh, Bến Cầu) và gò Cao Sơn ở xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu. Ngoài hiện vật đá, còn rất nhiều đồ gốm, xương, sừng và vỏ các loài nhuyễn thể. Do hiện vật dày đặc, lại có thêm nhiều lớp tro than, vệt cháy của lửa nên gò Dinh Ông có thể còn là một trung tâm chế tác đồ gốm thời xưa. Tiếc rằng, cả hai di tích quan trọng này, ẩn chứa bí mật của thời kỳ cách nay từ 2.800 đến 3.000 năm đều chỉ được xếp hạng là di tích cấp tỉnh.
Loại di tích thứ hai là thuộc về thời kỳ văn hoá Óc Eo và hậu Óc Eo kéo dài từ thế kỷ I đến IX. Đã có thời đồng bằng Nam bộ, thuộc vương quốc Phù Nam, một đất nước trù phú và văn minh vào bậc nhất Đông Nam Á. Phù Nam tồn tại và phát triển từ thế kỷ I đến VI. Sức hút của Phù Nam đã làm cho cư dân nông nghiệp dịch chuyển. Đất miền Đông dần trở nên hoang vắng.
Cho đến thế kỷ VII mới lại có sự dịch chuyển trở lại do vương quốc Phù Nam bị mất vào tay đế quốc Angkor. Chính trong lần dịch chuyển này, cư dân cổ Tây Ninh đã sáng tạo nên những quần thể đền tháp thật tuyệt vời mà Henri Parmentier- một nhà khảo cổ Pháp đã viết: Sự khám phá những vết tích khảo cổ học thú vị ở tỉnh Tây Ninh (Tạp chí của Trường Nghiên cứu Viễn Đông thuộc Pháp, số 9.1909).
Có đến hàng trăm ngôi tháp từng có trên đất Tây Ninh- nơi những gò tháp mà hầu như huyện nào cũng có. Tháp có cấu trúc gần giống các tháp Chăm miền Nam Trung bộ. Điều đặc biệt là chúng đều được xây bằng gạch nung chồng khít, gắn kết với nhau mà không có độ dày mạch vữa.
Trong đó, ở Thanh Điền, huyện Châu Thành có hàng chục ngôi. Rồi Gò Dầu, Bến Cầu, Trảng Bàng, Tân Biên, Dương Minh Châu huyện nào cũng còn những điểm mang tên Gò Tháp. Điển hình nhất là hai trong ba ngôi đền tháp còn lại của toàn Nam bộ chính là tháp Chót Mạt (Tân Biên) và tháp Bình Thạnh (Trảng Bàng). Cả 2 ngôi tháp này đều đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận di tích lịch sử văn hoá quốc gia và đã được trùng tu tôn tạo. Chúng có niên đại vào thế kỷ thứ VIII, thời kỳ mà có người gọi là hậu Phù Nam, có người lại gọi là tiền Angkor.
Nghiên cứu về con người và văn hoá miền Đông Nam bộ, tiến sĩ Phan Xuân Biên có nhận định: “Vào cuối thế kỷ thứ IX về sau, với sự hình thành vương quốc Angco… vùng đồng bằng Nam bộ bị biến thành vùng tranh giành ảnh hưởng của các thế lực chính trị thuộc các vương quốc lớn bấy giờ (Angco- Chămpa- Java)… Địa bàn Tây Ninh cũng là vùng đệm giữa các quốc gia cổ đại, nên cũng không tránh khỏi cảnh tranh chấp của các quốc gia hay tiểu quốc diễn ra… Dân cư ở đây đã phải lưu trú đến những vùng đất khác. Những di tích của cư dân tại chỗ vào thời này trên đất Tây Ninh, cho đến nay rất hiếm thấy. Một đoạn đứt thứ hai của văn hoá lịch sử… kéo dài nhiều thế kỷ cho đến khi xuất hiện các cộng đồng dân cư mới, tồn tại và phát triển liên tục trên đất Tây Ninh cho đến tận ngày nay” (Miền Đông Nam bộ- Con người và văn hoá- Nxb Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, 2004).
Khoảng đứt gãy của văn hoá lịch sử miền Đông, không ai ngờ rằng lại kéo dài đến 800 năm, từ thế kỷ IX đến thế kỷ XVII; khi những lớp lưu dân người Việt tìm đến xứ Đồng Nai, Gia Định khai khẩn ruộng vườn, lập làng, dựng chợ. Dân cư đông dần, chúa Nguyễn thời bấy giờ mới thiết lập nền hành chính: “Mùa xuân Mậu Dần (1698), đời vua Hiển Tông- Hiếu Minh hoàng đế lấy đất Nông Nại làm Gia Định phủ, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh phiên Trấn…”. Phủ Gia Định lúc đó: “đất đai đã rộng hơn nghìn dặm, dân số 40.000 hộ… đặt ra phường, xã, thôn…” (Trịnh Hoài Đức- Gia Định thành thông chí).
Kể từ năm 1779 (sau khi lấy lại đất Gia Định từ tay nhà Tây Sơn), Nguyễn Ánh đã sắp xếp lại các khu vực hành chính, quốc phòng, thành lập đạo Quang Phong trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ngày nay, trực thuộc dinh Phiên Trấn. Đạo sở đặt tại Cẩm Giang (Nguyễn Đình Tư- Tây Ninh xưa và nay- Tạp chí xưa nay của Hội Khoa học Lịch sử số 96- 2001). Một cuộc hồi sinh đã được bắt đầu và lớn lên mạnh mẽ trên vùng đất rừng già, sông suối bạt ngàn của miền Quang Hoá.
Từ thời phong kiến sang thời cận đại
Trong số 82 di tích đã được công nhận (tính tới tháng 2.2013), chỉ có 6 di tích thuộc thời kỳ cổ và trung đại. 4 trong số đó là di tích cấp quốc gia, 2 là di tích cấp tỉnh, 76 di tích còn lại chủ yếu thuộc thời kỳ phong kiến triều Nguyễn và thời cận đại (tính từ khi thực dân Pháp xâm lược lần thứ I: 1862).
Điều nổi bật đầu tiên trong các di tích lịch sử văn hoá ở Tây Ninh chính là các ngôi đình, biểu thị chủ quyền của làng ấp, cũng là dấu tích quan trọng của kết quả thời kỳ mở đất lập làng. Là bởi đình làng, như một nhà nghiên cứu văn hoá dân tộc đã tổng kết: “Đình làng- cái nôi văn hoá vẫn hiên ngang tồn tại, vẫn mãi mãi là kiến trúc Việt Nam độc nhất (Nguyễn Hữu Hiệp- Tạp chí Xưa nay số 96- 2001). Vì thế, nghiên cứu thời kỳ mở đất lập làng, không thể không quan tâm tới các ngôi đình.
Đình làng ở Tây Ninh hầu như ở xã, huyện nào cũng có (trừ 2 huyện Tân Biên và Tân Châu- thành lập sau). Nổi bật nhất là các ngôi đã được công nhận di tích cấp quốc gia: đình Gia Lộc (Trảng Bàng), đình Hiệp Ninh và Thái Bình (Thị xã), đình Long Thành (Hoà Thành).
Ngẫm lại mà coi! Còn gì thú vị cho bằng việc tạm rời đường Xuyên Á để ghé thăm đình Gia Lộc chỉ cách đường có vài trăm mét, để được thả hồn vào cảnh cũ, đình xưa trong không gian xanh rợp bóng dầu, sao cổ thụ. Kiến trúc đình vẫn giữ được “hồn xưa bóng cũ” dù cũng đã nhiều lần tu sửa. Nghi thức cúng đình trong lễ Kỳ yên ở đây vẫn giữ được những lớp lang truyền thống đầy bản sắc (lễ cúng Kỳ yên đình Gia Lộc đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể trong năm 2013).
Trong khi đó, ở thị xã Tây Ninh, đình Thái Bình (phường 1) qua các lần tu sửa lớn vào năm 1930 và 1955 đã không còn giữ được bản gốc nguyên thuỷ của đình xưa, ngoại trừ lớp hậu đình. Kiến trúc còn lại đã bị ảnh hưởng ít nhiều của kiến trúc tôn giáo nên có cả các tháp mái vòm và các bao lam trước ban thờ chính ốp gốm sứ. Năm 2013, đình được đầu tư trùng tu tôn tạo lớn, được trả lại những nét đẹp xưa: các bao lam đã được cạo sạch sơn màu, để lộ ra những sắc độ lóng lánh hồn nhiên men sứ.
Còn ở đình Hiệp Ninh (phường 2), được xây dựng bề thế như ta thấy ngày nay, cam đoan rằng, khi bước vào gian tiền đình, ai cũng phải sững sờ trước một hệ thống hoành phi đại tự, liễn đối, bao lam, tủ thờ… rực rỡ những sắc độ đỏ, vàng, đen lấp lánh. Nhìn kỹ hơn, sẽ nhận ra những điêu khắc gỗ chạm lộng trên tất cả các bao lam, ngai thờ, tủ thờ. Thật là tinh xảo những rồng bay, phượng múa trong chủ đề tứ linh huyền thoại. Các cặp liễn đối có mặt cong như được đục ra từ thân gỗ quý. Không rõ lý do gì mà trong mục loại hình di tích lại ghi là “Lưu niệm sự kiện” trong khi ngôi đình này là một công trình kiến trúc, điêu khắc tuyệt vời.
Cũng trong thời phong kiến và cận đại nói trên đã xuất hiện nhiều ngôi chùa, miếu, đền thờ đặc sắc. Mà có lẽ chùa miếu còn xuất hiện sớm hơn cả đình làng. Vài ngôi chùa ở Trảng Bàng, như chùa đá Huỳnh Long (Gia Lộc), Long Tiên (Lộc Hưng) đã có từ nửa cuối thế kỷ 18. Cũng thời gian ấy, phía Bắc Tây Ninh mới chỉ có sư tổ Đạo Trung đến tu ở hang núi Điện Bà (núi Bà Đen). Còn lại đa số các chùa Tây Ninh được khai sơn tạo tự vào thế kỷ XIX, XX. Như Phước Lưu (Trảng Bàng), Phước Lâm (Thị xã), Thiền Lâm- Gò Kén (Hoà Thành) vv…vv… Điển hình về kiến trúc nghệ thuật chính là chùa Phước Lưu, bên trong vẻ ngoài bình dị, mộc mạc là một kho điêu khắc gỗ tuyệt vời.
Một mảng di tích quan trọng nữa là các di tích cách mạng thời kỳ dân ta có Đảng. Tây Ninh vốn được coi là vùng đất thánh của cách mạng, nên di tích loại hình này ở huyện nào cũng có. Sớm nhất thì có khu lưu niệm cơ sở Đảng đầu tiên ở Giồng Nần (Long Vĩnh, Châu Thành). Muộn hơn nhưng có tầm quan trọng chiến lược là các khu căn cứ của các cơ quan đầu não cách mạng miền Nam ở huyện Tân Biên, trong đó di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam đã được công nhận là “Di tích đặc biệt quan trọng”. Thật đúng như nhà thơ Hưởng Triều (Trần Bạch Đằng) đã viết trong tác phẩm “Về Tây Ninh”: Chỗ nào cũng viện bảo tàng/ Chỗ nào cũng là di tích…
Tháp Bình Thạnh |
Dấu vết văn minh tiền sử
Di tích thời đại đá mới có ở nhiều nơi trên đất Tây Ninh, nhất là những làng ấp dọc triền sông Vàm Cỏ Đông. Điển hình nhất là ở gò Dinh Ông (An Thạnh, Bến Cầu) và gò Cao Sơn ở xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu. Ngoài hiện vật đá, còn rất nhiều đồ gốm, xương, sừng và vỏ các loài nhuyễn thể. Do hiện vật dày đặc, lại có thêm nhiều lớp tro than, vệt cháy của lửa nên gò Dinh Ông có thể còn là một trung tâm chế tác đồ gốm thời xưa. Tiếc rằng, cả hai di tích quan trọng này, ẩn chứa bí mật của thời kỳ cách nay từ 2.800 đến 3.000 năm đều chỉ được xếp hạng là di tích cấp tỉnh.
Loại di tích thứ hai là thuộc về thời kỳ văn hoá Óc Eo và hậu Óc Eo kéo dài từ thế kỷ I đến IX. Đã có thời đồng bằng Nam bộ, thuộc vương quốc Phù Nam, một đất nước trù phú và văn minh vào bậc nhất Đông Nam Á. Phù Nam tồn tại và phát triển từ thế kỷ I đến VI. Sức hút của Phù Nam đã làm cho cư dân nông nghiệp dịch chuyển. Đất miền Đông dần trở nên hoang vắng.
Cho đến thế kỷ VII mới lại có sự dịch chuyển trở lại do vương quốc Phù Nam bị mất vào tay đế quốc Angkor. Chính trong lần dịch chuyển này, cư dân cổ Tây Ninh đã sáng tạo nên những quần thể đền tháp thật tuyệt vời mà Henri Parmentier- một nhà khảo cổ Pháp đã viết: Sự khám phá những vết tích khảo cổ học thú vị ở tỉnh Tây Ninh (Tạp chí của Trường Nghiên cứu Viễn Đông thuộc Pháp, số 9.1909).
Có đến hàng trăm ngôi tháp từng có trên đất Tây Ninh- nơi những gò tháp mà hầu như huyện nào cũng có. Tháp có cấu trúc gần giống các tháp Chăm miền Nam Trung bộ. Điều đặc biệt là chúng đều được xây bằng gạch nung chồng khít, gắn kết với nhau mà không có độ dày mạch vữa.
Trong đó, ở Thanh Điền, huyện Châu Thành có hàng chục ngôi. Rồi Gò Dầu, Bến Cầu, Trảng Bàng, Tân Biên, Dương Minh Châu huyện nào cũng còn những điểm mang tên Gò Tháp. Điển hình nhất là hai trong ba ngôi đền tháp còn lại của toàn Nam bộ chính là tháp Chót Mạt (Tân Biên) và tháp Bình Thạnh (Trảng Bàng). Cả 2 ngôi tháp này đều đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận di tích lịch sử văn hoá quốc gia và đã được trùng tu tôn tạo. Chúng có niên đại vào thế kỷ thứ VIII, thời kỳ mà có người gọi là hậu Phù Nam, có người lại gọi là tiền Angkor.
Nghiên cứu về con người và văn hoá miền Đông Nam bộ, tiến sĩ Phan Xuân Biên có nhận định: “Vào cuối thế kỷ thứ IX về sau, với sự hình thành vương quốc Angco… vùng đồng bằng Nam bộ bị biến thành vùng tranh giành ảnh hưởng của các thế lực chính trị thuộc các vương quốc lớn bấy giờ (Angco- Chămpa- Java)… Địa bàn Tây Ninh cũng là vùng đệm giữa các quốc gia cổ đại, nên cũng không tránh khỏi cảnh tranh chấp của các quốc gia hay tiểu quốc diễn ra… Dân cư ở đây đã phải lưu trú đến những vùng đất khác. Những di tích của cư dân tại chỗ vào thời này trên đất Tây Ninh, cho đến nay rất hiếm thấy. Một đoạn đứt thứ hai của văn hoá lịch sử… kéo dài nhiều thế kỷ cho đến khi xuất hiện các cộng đồng dân cư mới, tồn tại và phát triển liên tục trên đất Tây Ninh cho đến tận ngày nay” (Miền Đông Nam bộ- Con người và văn hoá- Nxb Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, 2004).
Khoảng đứt gãy của văn hoá lịch sử miền Đông, không ai ngờ rằng lại kéo dài đến 800 năm, từ thế kỷ IX đến thế kỷ XVII; khi những lớp lưu dân người Việt tìm đến xứ Đồng Nai, Gia Định khai khẩn ruộng vườn, lập làng, dựng chợ. Dân cư đông dần, chúa Nguyễn thời bấy giờ mới thiết lập nền hành chính: “Mùa xuân Mậu Dần (1698), đời vua Hiển Tông- Hiếu Minh hoàng đế lấy đất Nông Nại làm Gia Định phủ, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh phiên Trấn…”. Phủ Gia Định lúc đó: “đất đai đã rộng hơn nghìn dặm, dân số 40.000 hộ… đặt ra phường, xã, thôn…” (Trịnh Hoài Đức- Gia Định thành thông chí).
Kể từ năm 1779 (sau khi lấy lại đất Gia Định từ tay nhà Tây Sơn), Nguyễn Ánh đã sắp xếp lại các khu vực hành chính, quốc phòng, thành lập đạo Quang Phong trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ngày nay, trực thuộc dinh Phiên Trấn. Đạo sở đặt tại Cẩm Giang (Nguyễn Đình Tư- Tây Ninh xưa và nay- Tạp chí xưa nay của Hội Khoa học Lịch sử số 96- 2001). Một cuộc hồi sinh đã được bắt đầu và lớn lên mạnh mẽ trên vùng đất rừng già, sông suối bạt ngàn của miền Quang Hoá.
Từ thời phong kiến sang thời cận đại
Trong số 82 di tích đã được công nhận (tính tới tháng 2.2013), chỉ có 6 di tích thuộc thời kỳ cổ và trung đại. 4 trong số đó là di tích cấp quốc gia, 2 là di tích cấp tỉnh, 76 di tích còn lại chủ yếu thuộc thời kỳ phong kiến triều Nguyễn và thời cận đại (tính từ khi thực dân Pháp xâm lược lần thứ I: 1862).
Điều nổi bật đầu tiên trong các di tích lịch sử văn hoá ở Tây Ninh chính là các ngôi đình, biểu thị chủ quyền của làng ấp, cũng là dấu tích quan trọng của kết quả thời kỳ mở đất lập làng. Là bởi đình làng, như một nhà nghiên cứu văn hoá dân tộc đã tổng kết: “Đình làng- cái nôi văn hoá vẫn hiên ngang tồn tại, vẫn mãi mãi là kiến trúc Việt Nam độc nhất (Nguyễn Hữu Hiệp- Tạp chí Xưa nay số 96- 2001). Vì thế, nghiên cứu thời kỳ mở đất lập làng, không thể không quan tâm tới các ngôi đình.
Đình Hiệp Ninh |
Đình làng ở Tây Ninh hầu như ở xã, huyện nào cũng có (trừ 2 huyện Tân Biên và Tân Châu- thành lập sau). Nổi bật nhất là các ngôi đã được công nhận di tích cấp quốc gia: đình Gia Lộc (Trảng Bàng), đình Hiệp Ninh và Thái Bình (Thị xã), đình Long Thành (Hoà Thành).
Ngẫm lại mà coi! Còn gì thú vị cho bằng việc tạm rời đường Xuyên Á để ghé thăm đình Gia Lộc chỉ cách đường có vài trăm mét, để được thả hồn vào cảnh cũ, đình xưa trong không gian xanh rợp bóng dầu, sao cổ thụ. Kiến trúc đình vẫn giữ được “hồn xưa bóng cũ” dù cũng đã nhiều lần tu sửa. Nghi thức cúng đình trong lễ Kỳ yên ở đây vẫn giữ được những lớp lang truyền thống đầy bản sắc (lễ cúng Kỳ yên đình Gia Lộc đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể trong năm 2013).
Trong khi đó, ở thị xã Tây Ninh, đình Thái Bình (phường 1) qua các lần tu sửa lớn vào năm 1930 và 1955 đã không còn giữ được bản gốc nguyên thuỷ của đình xưa, ngoại trừ lớp hậu đình. Kiến trúc còn lại đã bị ảnh hưởng ít nhiều của kiến trúc tôn giáo nên có cả các tháp mái vòm và các bao lam trước ban thờ chính ốp gốm sứ. Năm 2013, đình được đầu tư trùng tu tôn tạo lớn, được trả lại những nét đẹp xưa: các bao lam đã được cạo sạch sơn màu, để lộ ra những sắc độ lóng lánh hồn nhiên men sứ.
Còn ở đình Hiệp Ninh (phường 2), được xây dựng bề thế như ta thấy ngày nay, cam đoan rằng, khi bước vào gian tiền đình, ai cũng phải sững sờ trước một hệ thống hoành phi đại tự, liễn đối, bao lam, tủ thờ… rực rỡ những sắc độ đỏ, vàng, đen lấp lánh. Nhìn kỹ hơn, sẽ nhận ra những điêu khắc gỗ chạm lộng trên tất cả các bao lam, ngai thờ, tủ thờ. Thật là tinh xảo những rồng bay, phượng múa trong chủ đề tứ linh huyền thoại. Các cặp liễn đối có mặt cong như được đục ra từ thân gỗ quý. Không rõ lý do gì mà trong mục loại hình di tích lại ghi là “Lưu niệm sự kiện” trong khi ngôi đình này là một công trình kiến trúc, điêu khắc tuyệt vời.
Cũng trong thời phong kiến và cận đại nói trên đã xuất hiện nhiều ngôi chùa, miếu, đền thờ đặc sắc. Mà có lẽ chùa miếu còn xuất hiện sớm hơn cả đình làng. Vài ngôi chùa ở Trảng Bàng, như chùa đá Huỳnh Long (Gia Lộc), Long Tiên (Lộc Hưng) đã có từ nửa cuối thế kỷ 18. Cũng thời gian ấy, phía Bắc Tây Ninh mới chỉ có sư tổ Đạo Trung đến tu ở hang núi Điện Bà (núi Bà Đen). Còn lại đa số các chùa Tây Ninh được khai sơn tạo tự vào thế kỷ XIX, XX. Như Phước Lưu (Trảng Bàng), Phước Lâm (Thị xã), Thiền Lâm- Gò Kén (Hoà Thành) vv…vv… Điển hình về kiến trúc nghệ thuật chính là chùa Phước Lưu, bên trong vẻ ngoài bình dị, mộc mạc là một kho điêu khắc gỗ tuyệt vời.
Một mảng di tích quan trọng nữa là các di tích cách mạng thời kỳ dân ta có Đảng. Tây Ninh vốn được coi là vùng đất thánh của cách mạng, nên di tích loại hình này ở huyện nào cũng có. Sớm nhất thì có khu lưu niệm cơ sở Đảng đầu tiên ở Giồng Nần (Long Vĩnh, Châu Thành). Muộn hơn nhưng có tầm quan trọng chiến lược là các khu căn cứ của các cơ quan đầu não cách mạng miền Nam ở huyện Tân Biên, trong đó di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam đã được công nhận là “Di tích đặc biệt quan trọng”. Thật đúng như nhà thơ Hưởng Triều (Trần Bạch Đằng) đã viết trong tác phẩm “Về Tây Ninh”: Chỗ nào cũng viện bảo tàng/ Chỗ nào cũng là di tích…
Theo Báo Tây Ninh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét