Nằm
trong vùng vịnh Bái Tử Long, đảo Ba Mùn là một trong những cụm đảo lớn
nhất, đẹp nhất và có hệ thực vật phong phú nhất của Vườn quốc gia Bái Tử
Long. Đảo Ba Mùn hiện nay đang là điểm đến vô cùng thú vị của những ai
ưa thích loại hình du lịch khám phá, gần gũi với thiên nhiên...
Từ cầu cảng Cái Rồng (Vân Đồn), chỉ mất khoảng 45 phút đi xuồng cao tốc, bạn sẽ tới đảo Ba Mùn. Ấn tượng đầu tiên khi bạn đặt chân đến đây, đó là khung cảnh thiên nhiên trong lành, hoang sơ với những cánh rừng xanh mướt, xung quanh là biển cả mênh mông, ôm trọn lấy đảo. Thú vị hơn, khi bạn được chứng kiến hai khung cảnh hoàn toàn đối lập của đảo. Đó là phía đông đảo thì sóng biển ầm ầm tung bọt trắng xoá còn phía tây thì khung cảnh lại thanh bình, mặt nước chỉ lăn tăn gợn sóng.
Đảo Ba Mùn có diện tích khoảng 1.800ha. Hệ động thực vật trên đảo vô cùng phong phú, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Về thực vật có các cây gỗ quí như: Lim, sến, táu ...Trong đó đáng chú ý là cây lan hài. Hiện tại, lan hài chỉ được tìm thấy ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên Sơn và Ba Mùn. Còn về động vật, Ba Mùn có khá nhiều những loài quý hiếm, trong đó có quần thể nai vàng hiện vẫn còn khá đông và cũng là quần thể duy nhất ở vùng Đông Bắc nước ta. Ngoài ra còn các loại động vật khác như sơn dương, hươu, khỉ, voọc...cùng các loài chim biển và chim di cư. Với hệ động thực vật phong phú như vậy, nên đảo Ba Mùn đã trở thành khu bảo tồn động vật hoang dã tự nhiên lớn nhất ở vùng Đông Bắc nước ta.
Trên đảo Ba Mùn còn có 7 khe suối lớn. Các suối đều có nước chảy quanh năm và rất trong sạch. Đây là nguồn nước ngọt vô cùng quý giá giữa biển khơi mênh mông. Đảo Ba Mùn không chỉ đẹp ở cảnh quan, có giá trị vị trí địa lý mà còn là nơi bảo tồn nguồn gen quý giá cho các nghiên cứu khoa học của Việt Nam và thế giới.
NQL
Rời đảo Ba Mùn, chúng tôi đến đảo Trà Ngọ Lớn, đảo đá lớn nhất của VQG Bái Tử Long. Hòn đảo có cấu tạo địa chất khá đặc biệt, phía Bắc đảo là núi đất, còn phía Nam lại là núi đá vôi với nhiều hang động và thung áng, tạo nên những cảnh quan rất đặc sắc, hấp dẫn. Ngay giữa trung tâm của đảo là thung áng Cái Lim, nơi được đánh giá mang giá trị đặc trưng tiêu biểu nhất cho hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Theo anh Phạm Thế Toàn, Trạm trưởng Trạm kiểm lâm Cái Lim, các thảm thực vật trong rừng ngập mặn ở đảo Trà Ngọ Lớn phong phú, đa dạng bậc nhất ở khu vực Ðông Bắc Việt Nam.
Vì thế, nhiều đoàn khảo sát đến từ Quỹ Môi trường Toàn cầu Nhật Bản (JGEF), Hiệp hội VQG và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Việt Nam (VNPPA)… đã vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ở đây một hệ sinh thái rừng ngập mặn có từ rất lâu đời. Theo các nhà khoa học, rừng ngập mặn ở đảo Trà Ngọ Lớn nói riêng và ở VQG Bái Tử Long nói chung, không có phù sa bồi đắp như ở các vùng rừng ngập mặn nơi khu vực cửa sông Hồng. Nguồn dinh dưỡng ở đây chủ yếu là do bùn đất từ trên núi trôi xuống tích tụ mà thành. Vì thế, phải mất hàng trăm năm, thậm chí nghìn năm, đảo Trà Ngọ Lớn mới có được thảm thực vật rừng ngập mặn phong phú như hiện nay.
Do khu rừng ngập mặn này nằm biệt lập giữa biển, ít người tới lui, nên theo như lời người dẫn đường thì nhóm chúng tôi chính là một trong số ít phóng viên may mắn được tiếp cận khu rừng này. Chính thông tin này càng khiến cho chúng tôi thêm phấn chấn và tò mò muốn được nhanh chóng khám phá khu rừng đặc biệt này.
Ði sâu vào trong thung áng Cái Lim, nơi mà các nhà khoa học đánh giá là có nhiều hình thái thảm thực vật “độc nhất vô nhị” so với các khu rừng ngập mặn khác ở Việt Nam, chúng tôi phải vượt qua khu rừng trúc xanh mướt, dày đặc mới tới được khu rừng cây tra biển. Những cây tra biển mọc chen nhau, nối tiếp nhiều thế hệ, cây con nhỏ xíu mọc chen chân với những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi.
Ngoài cây tra, ở đây còn có những cây giá biển hàng trăm năm tuổi, đường kính đến 4 người ôm không xuể. Càng đi sâu vào trong thung áng, chúng tôi càng phát hiện ra vô số điều kỳ lạ. Ví dụ như những lớp thảm thực vật dày đặc thuộc họ phong lan sống bám trên đá vôi, trên cả cành và thân cây ngập mặn. Trong đó có những loài lan quý có tên trong Sách đỏ Việt Nam như lan hài vệ nữ hoa vàng, lan tai trâu, lan kim tuyến… Ðây là một hiện tượng mà nhiều nhà khoa học đều khẳng định là chưa từng thấy ở các khu rừng ngập mặn khác tại Việt Nam.
Có lẽ vì thế mà các nhà khoa học của VNPPA đã ví thung áng Cái Lim như một “bảo tàng sống” thể hiện một cách đầy sinh động về lịch sử tiến hóa của các loài sinh vật.
Ðiểm đến giữa trùng khơi
Rời thung áng Cái Lim, chúng tôi tiếp tục lướt sóng qua các “ma trận” lạch biển được tạo ra từ hàng nghìn đảo lớn nhỏ trong khu vực của Vườn. Anh Phạm Xuân Phương, Phó phòng Khoa học của VQG Bái Tử Long cho biết, những lạch biển này có địa hình đáy rất phức tạp. Nó được hình thành từ quá trình mài mòn, xâm thực và tích tụ ngầm. Ðây chính là những đặc điểm khiến rạn san hô trong VQG Bái Tử Long phân bố rải rác và chủ yếu là dạng khối, dạng phủ bám chắc vào đá do thường xuyên chịu sự tác động mạnh của sóng và các dòng chảy của biển.
Quần thể san hô trong VQG Bái Tử Long là một hệ sinh thái biển quan trọng và cũng không kém phần đặc sắc về quy mô, kích thước. Hai địa điểm trong Vườn có thể tổ chức xem san hô đẹp nhất là: Mang Khơi và Ðầu Cào. Theo tài liệu khảo sát, Mang Khơi có tới gần 40 loài trong tổng số 106 loài đã được thống kê. San hô ở đây chủ yếu là dạng cành và khối, là nguồn thức ăn cho nhiều loài quý hiếm và có giá trị kinh tế cao như hải sâm, cà ghim, cá song…
Chia sẻ với chúng tôi về hệ sinh thái biển của VQG Bái tử Long, ông Lê Văn Lanh cho biết, đây là hệ sinh thái đặc biệt nhất của VQG Bái Tử Long. Bằng chứng là ở đây có các loài động vật biển quý như: cá heo, bào ngư… Trong 7 loài rùa được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, thì VQG Bái Tử Long đã hội tụ đến 5 loài gồm: vích, đồi mồi, đồi mồi dứa, quản đồng và rùa da.
Bởi vậy, công tác bảo tồn những loài rùa quý này đang được đặc biệt chú trọng. Tháng 3/2006, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), có văn phòng đại diện tại Việt Nam đã khởi công dự án theo dõi thông tin về rùa biển dựa vào cộng đồng tại xã Minh Châu.
Chỉ sau 3 tháng triển khai, dự án đã có những kết quả thành công bước đầu. Chính quyền và người dân trong xã Minh Châu đã chủ động phát hiện và bảo vệ 1 ổ trứng rùa tại bãi biển trong xã, đồng thời cứu hộ kịp thời 1 rùa mẹ trở lại biển khơi. Ðặc biệt, rùa biển đã trở về làm tổ và đẻ trứng trong VQG Bái Tử Long. Nhưng điều quan trọng hơn từ dự án này, đó là cộng đồng người dân của xã đảo Minh Châu đã tự giác quan tâm, theo dõi, cung cấp thông tin và tham gia vào công tác bảo tồn. Ðây thực sự là một tín hiệu đáng mừng và đáng ghi nhận cho những nỗ lực và cách làm sáng tạo trong hoạt động bảo tồn biển nói chung và bảo tồn rùa biển nói riêng của Ban Quản lý VQG Bái Tử Long.
Từ năm 2006 đến nay, VQG Bái Tử Long cũng đã phối hợp với VNPPA, JGEF,…triển khai nhiều hoạt động phát triển du lịch sinh thái như: tiến hành điều tra các tài nguyên du lịch, tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo nâng cao nghiệp vụ về làm du lịch sinh thái cho các cán bộ của Vườn, tổ chức hội thảo xúc tiến du lịch sinh thái…
Cùng với người dẫn đường, chúng tôi tiếp tục len lỏi qua những lạch biển nằm giữa các đảo đá vôi và đảo đất. Mỗi lạch biển chúng tôi đi qua lại hiện ra những hòn đảo mang hình thù kỳ thú. Có đảo trông giống con thiên nga đang bơi lội, lại có đảo trông giống một con ngựa đá khổng lồ, rồi hòn Mẫu Tử, hòn Thiên Thư… cứ thế hiện ra trước mặt. Tất cả tạo thành một cảnh quan hoang sơ tuyệt vời của thiên nhiên kỳ thú. Một món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho VQG Bái Tử Long.
Kết thúc hành trình trọn vẹn một ngày trong VQG Bái Tử Long, anh Phạm Xuân Phương không quên chia sẻ với chúng tôi về việc VQG đang làm hồ sơ đệ trình lên Ban Thư ký ASEAN công nhận VQG Bái Tử Long là Vườn Di sản ASEAN vào năm 2014.
Thế giới tự nhiên hoang sơ và kỳ diệu của VQG Bái Tử Long không chỉ có giá trị lớn về mặt khoa học mà còn có sức hút đặc biệt về mặt du lịch. Chính vì vậy, để bảo tồn và phát triển bền vững các giá trị sinh thái, cảnh quan đặc biệt của VQG Bái Tử Long, Ban Quản lý VQG Bái Tử Long đã tổ chức tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ rừng của người dân, cũng như tích cực nghiên cứu, tìm kiếm phương hướng phát triển các loại hình du lịch phù hợp để “kho báu” đầy tiềm năng này không bị lãng quên giữa trùng khơi./.
“Kho báu” giữa trùng khơi
Nằm trong khu vực vịnh Bái Tử Long và sát cạnh Di sản Thiên nhiên Thế giới vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Bái Tử Long được ví như một “kho báu” sinh quyển giữa trùng khơi ở vùng biển Ðông Bắc của Việt Nam.
Một thế giới hoang sơ và kỳ diệu
« “VQG Bái Tử Long có một lợi thế rất lớn mà không phải nơi nào cũng có được. Ðó là sự hội tụ của 3 hệ sinh thái là biển, đảo và rừng cùng tồn tại, phân bổ khá đặc biệt trên một diện tích biển rộng lớn”.(Ông Lê Văn Lanh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội VQG và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Việt Nam) » |
Từ cầu cảng xã đảo Minh Châu (huyện Vân Ðồn, tỉnh Quảng Ninh), mất chừng 10 phút luồn lách qua những dải núi đá, núi đất xen kẽ, chiếc ca nô do anh Nguyễn Ðăng Khoa, Hạt phó Hạt kiểm lâm vườn điều khiển đã đưa chúng tôi cập đảo Ba Mùn, một hòn đảo mang đậm đặc trưng của hệ sinh thái rừng trên cạn ở Vườn Quốc gia (VQG) Bái Tử Long.
Phía Ðông hòn đảo, sóng biển ầm ầm tung bọt trắng xóa, bụi nước cao hàng chục mét, trong khi đó ở phía Tây khung cảnh lại thanh bình, mặt nước phẳng lặng, êm đềm. Bởi vậy, hòn đảo được ví như một bức tường thành che chắn cho vùng cư dân của huyện đảo Vân Ðồn sinh sống ở phía trong trước những trận cuồng phong của biển cả.
Rừng trên đảo Ba Mùn có nhiều loài động vật quý hiếm như: trăn gấm, báo lửa, khỉ vàng, tê tê, tắc kè. Và là nơi có mật độ thú móng guốc nhiều nhất và được coi là khu bảo tồn động vật hoang dã tự nhiên lớn nhất ở vùng Ðông Bắc Việt Nam. Hệ thực vật ở Ba Mùn vô cùng phong phú, đa dạng với 780 loài thực vật bậc cao, trong đó có những loài gỗ quý như: lim xanh, táu mật, kim giao núi đất
Năm 2010, Ba Mùn trở thành nơi đặt Trung tâm cứu hộ động vật trên biển lớn nhất khu vực Ðông Bắc Việt Nam. Trung tâm này hiện đang chăm sóc, nuôi dưỡng nhiều loài động vật hoang dã như gấu, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi dài, nhím, rùa ba vạch… do kiểm lâm VQG Bái Tử Long tịch thu, cứu hộ được từ các vụ buôn bán lậu động vật hoang dã trên biển. Việc thành lập Trung tâm này cho thấy công tác bảo tồn và phát triển ở VQG Bái Tử Long đang được chú trọng và triển khai một cách có hệ thống.
Phía Ðông hòn đảo, sóng biển ầm ầm tung bọt trắng xóa, bụi nước cao hàng chục mét, trong khi đó ở phía Tây khung cảnh lại thanh bình, mặt nước phẳng lặng, êm đềm. Bởi vậy, hòn đảo được ví như một bức tường thành che chắn cho vùng cư dân của huyện đảo Vân Ðồn sinh sống ở phía trong trước những trận cuồng phong của biển cả.
Rừng trên đảo Ba Mùn có nhiều loài động vật quý hiếm như: trăn gấm, báo lửa, khỉ vàng, tê tê, tắc kè. Và là nơi có mật độ thú móng guốc nhiều nhất và được coi là khu bảo tồn động vật hoang dã tự nhiên lớn nhất ở vùng Ðông Bắc Việt Nam. Hệ thực vật ở Ba Mùn vô cùng phong phú, đa dạng với 780 loài thực vật bậc cao, trong đó có những loài gỗ quý như: lim xanh, táu mật, kim giao núi đất
Năm 2010, Ba Mùn trở thành nơi đặt Trung tâm cứu hộ động vật trên biển lớn nhất khu vực Ðông Bắc Việt Nam. Trung tâm này hiện đang chăm sóc, nuôi dưỡng nhiều loài động vật hoang dã như gấu, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi dài, nhím, rùa ba vạch… do kiểm lâm VQG Bái Tử Long tịch thu, cứu hộ được từ các vụ buôn bán lậu động vật hoang dã trên biển. Việc thành lập Trung tâm này cho thấy công tác bảo tồn và phát triển ở VQG Bái Tử Long đang được chú trọng và triển khai một cách có hệ thống.
Hòn Thiên Nga nằm trên vịnh Trà Thần (thuộc đảo Trà Ngọ Lớn) của Vườn quốc gia Bái Tử Long mang địa hình đặc thù đảo đất và đảo đá vôi xen kẽ. Ảnh: Trọng Chính Hồ nước tự nhiên trên núi đá trong mùa khô tại khu vực đảo Máng Hà. Ảnh: Việt Cường Ðảo Ba Mùn trong hệ sinh thái rừng trên đảo đất, nơi có các quần thể thực vật mang giá trị kinh tế cao như: lim xanh, re hương, kim giao núi đất, táu mật… Ảnh: Việt Cường Chim Di đá (Lonchura punetulata), thuộc Bộ Gõ kiến (Piciformes). Ảnh: Tư liệu VQG Một trong số các loài chim thường gặp trong Vườn quốc gia sinh sống tại khu vực núi đá vôi, núi đất trên đảo. Ảnh: Tư liệu VQG Một số loài rắn thường gặp trong Vườn quốc gia Bái Tử Long. Ảnh: Tư liệu VQG Nhờ có địa hình đặc thù đảo đất và đảo đá vôi xen kẽ, Vườn quốc gia Bái Tử Long là nơi có hệ sinh thái đa dạng bậc nhất mà ít nơi nào có được. Ảnh: Việt Cường Bảo tàng đa dạng sinh học VQG Bái Tử Long. Ảnh: Việt Cường Xương cá heo bụng trắng, loài động vật hiện có ở VQG Bái Tử Long. Ảnh: Việt Cường Rùa Sa nhân được chăm sóc tại Trung tâm cứu hộ động vật trên biển ở VQG Bái Tử Long. Ảnh: Việt Cường Các động vật được cứu hộ và đang nuôi dưỡng tại Trung tâm hiện nay đều được đưa về từ các vụ phát hiện buôn bán lậu động vật hoang dã trên biển. Ảnh: Việt Cường Trung tâm cứu hộ động vật trên biển tại đảo Ba Mùn hiện là Trung tâm cứu hộ động vật trên biển lớn nhất khu vực Đông Bắc của Việt Nam. Ảnh: Việt Cường Quần thể cây ngập mặn cổ thụ bao gồm các loài cây Giá/Trầm giả, Trà mủ (Excoecaria agallocha) tại thung áng Cái Lim, nhiều cây có đường kính gốc từ 40 - 120cm, tuổi đời hàng trăm năm tuổi. Ảnh: Trọng Chính Cây Tra biển/ Tra Bồ Đề (Thespesia populnea), có tuổi đời lên đến hàng trăm năm tại thung áng Cái Lim. Ảnh: Việt Cường Còng biển trong rừng ngập mặn thuộc thung áng Cái Lim, thuộc đảo Trà Ngọ lớn. Ảnh Trọng Chính Sá sùng (Sipunculus nudus) là loài thuộc họ Sâu đất Sipunculidae trong vùng lõi và vùng đệm của Vườn quốc gia Bái Tử Long. Ảnh: Việt Cường Tu hài đại diện cho hệ sinh thái rừng ngập mặn ở VQG Bái Tử Long. Ảnh: Việt Cường Bàn mai ở VQG Bái Tử Long. Ảnh: Việt Cường |
Rời đảo Ba Mùn, chúng tôi đến đảo Trà Ngọ Lớn, đảo đá lớn nhất của VQG Bái Tử Long. Hòn đảo có cấu tạo địa chất khá đặc biệt, phía Bắc đảo là núi đất, còn phía Nam lại là núi đá vôi với nhiều hang động và thung áng, tạo nên những cảnh quan rất đặc sắc, hấp dẫn. Ngay giữa trung tâm của đảo là thung áng Cái Lim, nơi được đánh giá mang giá trị đặc trưng tiêu biểu nhất cho hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Theo anh Phạm Thế Toàn, Trạm trưởng Trạm kiểm lâm Cái Lim, các thảm thực vật trong rừng ngập mặn ở đảo Trà Ngọ Lớn phong phú, đa dạng bậc nhất ở khu vực Ðông Bắc Việt Nam.
«
VQG Bái Tử Long có tổng diện tích 15.783ha, trong đó diện tích biển chiếm 9.658ha, diện tích các đảo nổi chiếm 6.125ha; bao gồm 1.909 loài động, thực vật, trong đó có 72 loài động vật và 30 loài thực vật được ghi trong Sách đỏ Việt Nam.
» |
Do khu rừng ngập mặn này nằm biệt lập giữa biển, ít người tới lui, nên theo như lời người dẫn đường thì nhóm chúng tôi chính là một trong số ít phóng viên may mắn được tiếp cận khu rừng này. Chính thông tin này càng khiến cho chúng tôi thêm phấn chấn và tò mò muốn được nhanh chóng khám phá khu rừng đặc biệt này.
Ði sâu vào trong thung áng Cái Lim, nơi mà các nhà khoa học đánh giá là có nhiều hình thái thảm thực vật “độc nhất vô nhị” so với các khu rừng ngập mặn khác ở Việt Nam, chúng tôi phải vượt qua khu rừng trúc xanh mướt, dày đặc mới tới được khu rừng cây tra biển. Những cây tra biển mọc chen nhau, nối tiếp nhiều thế hệ, cây con nhỏ xíu mọc chen chân với những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi.
Ngoài cây tra, ở đây còn có những cây giá biển hàng trăm năm tuổi, đường kính đến 4 người ôm không xuể. Càng đi sâu vào trong thung áng, chúng tôi càng phát hiện ra vô số điều kỳ lạ. Ví dụ như những lớp thảm thực vật dày đặc thuộc họ phong lan sống bám trên đá vôi, trên cả cành và thân cây ngập mặn. Trong đó có những loài lan quý có tên trong Sách đỏ Việt Nam như lan hài vệ nữ hoa vàng, lan tai trâu, lan kim tuyến… Ðây là một hiện tượng mà nhiều nhà khoa học đều khẳng định là chưa từng thấy ở các khu rừng ngập mặn khác tại Việt Nam.
Có lẽ vì thế mà các nhà khoa học của VNPPA đã ví thung áng Cái Lim như một “bảo tàng sống” thể hiện một cách đầy sinh động về lịch sử tiến hóa của các loài sinh vật.
Ðiểm đến giữa trùng khơi
Rời thung áng Cái Lim, chúng tôi tiếp tục lướt sóng qua các “ma trận” lạch biển được tạo ra từ hàng nghìn đảo lớn nhỏ trong khu vực của Vườn. Anh Phạm Xuân Phương, Phó phòng Khoa học của VQG Bái Tử Long cho biết, những lạch biển này có địa hình đáy rất phức tạp. Nó được hình thành từ quá trình mài mòn, xâm thực và tích tụ ngầm. Ðây chính là những đặc điểm khiến rạn san hô trong VQG Bái Tử Long phân bố rải rác và chủ yếu là dạng khối, dạng phủ bám chắc vào đá do thường xuyên chịu sự tác động mạnh của sóng và các dòng chảy của biển.
Quần thể san hô trong VQG Bái Tử Long là một hệ sinh thái biển quan trọng và cũng không kém phần đặc sắc về quy mô, kích thước. Hai địa điểm trong Vườn có thể tổ chức xem san hô đẹp nhất là: Mang Khơi và Ðầu Cào. Theo tài liệu khảo sát, Mang Khơi có tới gần 40 loài trong tổng số 106 loài đã được thống kê. San hô ở đây chủ yếu là dạng cành và khối, là nguồn thức ăn cho nhiều loài quý hiếm và có giá trị kinh tế cao như hải sâm, cà ghim, cá song…
Chia sẻ với chúng tôi về hệ sinh thái biển của VQG Bái tử Long, ông Lê Văn Lanh cho biết, đây là hệ sinh thái đặc biệt nhất của VQG Bái Tử Long. Bằng chứng là ở đây có các loài động vật biển quý như: cá heo, bào ngư… Trong 7 loài rùa được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, thì VQG Bái Tử Long đã hội tụ đến 5 loài gồm: vích, đồi mồi, đồi mồi dứa, quản đồng và rùa da.
Bởi vậy, công tác bảo tồn những loài rùa quý này đang được đặc biệt chú trọng. Tháng 3/2006, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), có văn phòng đại diện tại Việt Nam đã khởi công dự án theo dõi thông tin về rùa biển dựa vào cộng đồng tại xã Minh Châu.
Lặn, khảo sát quần thể rạn san hô phía đông đảo Ba Mùn. Ảnh: Tư liệu VQG Bái Tử Long VGQ Bái Tử Long là nơi lý tưởng cho những du khách ưa thích khám phá cảnh quan thiên nhiên hoang sơ. Ảnh: Việt Cường |
Chỉ sau 3 tháng triển khai, dự án đã có những kết quả thành công bước đầu. Chính quyền và người dân trong xã Minh Châu đã chủ động phát hiện và bảo vệ 1 ổ trứng rùa tại bãi biển trong xã, đồng thời cứu hộ kịp thời 1 rùa mẹ trở lại biển khơi. Ðặc biệt, rùa biển đã trở về làm tổ và đẻ trứng trong VQG Bái Tử Long. Nhưng điều quan trọng hơn từ dự án này, đó là cộng đồng người dân của xã đảo Minh Châu đã tự giác quan tâm, theo dõi, cung cấp thông tin và tham gia vào công tác bảo tồn. Ðây thực sự là một tín hiệu đáng mừng và đáng ghi nhận cho những nỗ lực và cách làm sáng tạo trong hoạt động bảo tồn biển nói chung và bảo tồn rùa biển nói riêng của Ban Quản lý VQG Bái Tử Long.
Từ năm 2006 đến nay, VQG Bái Tử Long cũng đã phối hợp với VNPPA, JGEF,…triển khai nhiều hoạt động phát triển du lịch sinh thái như: tiến hành điều tra các tài nguyên du lịch, tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo nâng cao nghiệp vụ về làm du lịch sinh thái cho các cán bộ của Vườn, tổ chức hội thảo xúc tiến du lịch sinh thái…
Cùng với người dẫn đường, chúng tôi tiếp tục len lỏi qua những lạch biển nằm giữa các đảo đá vôi và đảo đất. Mỗi lạch biển chúng tôi đi qua lại hiện ra những hòn đảo mang hình thù kỳ thú. Có đảo trông giống con thiên nga đang bơi lội, lại có đảo trông giống một con ngựa đá khổng lồ, rồi hòn Mẫu Tử, hòn Thiên Thư… cứ thế hiện ra trước mặt. Tất cả tạo thành một cảnh quan hoang sơ tuyệt vời của thiên nhiên kỳ thú. Một món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho VQG Bái Tử Long.
Kết thúc hành trình trọn vẹn một ngày trong VQG Bái Tử Long, anh Phạm Xuân Phương không quên chia sẻ với chúng tôi về việc VQG đang làm hồ sơ đệ trình lên Ban Thư ký ASEAN công nhận VQG Bái Tử Long là Vườn Di sản ASEAN vào năm 2014.
Thế giới tự nhiên hoang sơ và kỳ diệu của VQG Bái Tử Long không chỉ có giá trị lớn về mặt khoa học mà còn có sức hút đặc biệt về mặt du lịch. Chính vì vậy, để bảo tồn và phát triển bền vững các giá trị sinh thái, cảnh quan đặc biệt của VQG Bái Tử Long, Ban Quản lý VQG Bái Tử Long đã tổ chức tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ rừng của người dân, cũng như tích cực nghiên cứu, tìm kiếm phương hướng phát triển các loại hình du lịch phù hợp để “kho báu” đầy tiềm năng này không bị lãng quên giữa trùng khơi./.
Bài: Thảo Vy - Ảnh: Trọng Chính, Việt Cường & Tư liệu VQG Bái tử long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét