Thuở
xưa, có đi quanh làng Võng La (Đông Anh, Hà Nội), tìm đỏ mắt, tuyệt
nhiên không bao giờ nhìn thấy bóng dáng con bò. Loài vật thuần hậu ấy
như bị “tuyệt chủng” ở ngôi làng giữa thủ đô này.
Cuộc sống làng quê vắng bóng bò cứ thế trôi đi cho đến đầu những năm 1970, một con bò đen bỗng xuất hiện trong làng. Sự việc trở thành chuyện “kinh thiên động địa”, phá vỡ lệ làng hàng ngàn năm...
Từ một huyền thoại
Theo sử làng, hàng nghìn năm trước, làng có một gia đình cả 3 anh em đều là tướng dưới triều vua Hùng. Một lần, nhà Vua cử đi đánh giặc, 3 ông dẫn quân đi, trúng kế, bị vây hãm nhiều ngày. Quân sĩ đều bị đói khát, tình hình vô cùng nguy cấp. 3 ông cùng ngửa mặt lên trời khấn vái.
Giữa lúc đó, trong gò đất bỗng xuất hiện một con bò sữa. Ba ông vắt sữa uống, thấy hết khát lại tăng thêm sức lực. Tiếp sau đó, cả đàn bò kéo ra rất đông, đủ sữa cho toàn bộ binh sĩ tăng thêm sức khỏe. Hăng hái tinh thần, 3 ông dẫn quân phá vây, đánh tan hàng vạn quân giặc, thu được vô số khi giới, lương thực.
Thắng trận giòn giã, 3 ông được vua thăng tước, ban cho về quê hương hưởng bổng lộc đời đời. Biết là được "bò Trời" giúp, 3 anh em phát thệ: Từ nay về sau, vào các ngày cúng tế, người làng không được dùng thịt bò.
Lời nguyền ấy đã trở thành lệ làng, cho đến hàng ngàn năm sau vẫn được tuân theo. Làng Võng La không dùng bò để cày và tuyệt đối không ăn thịt bò. Sau ngày 3 ông mất, theo sắc chỉ của Vua, dân làng lập miếu thờ cúng, không quên xây miếu thờ “Thần bò” để tạ ơn. Người dân từ đó cũng tránh nói từ "bò" vì sợ phạm húy Thần.
Cuộc sống làng quê vắng bóng bò cứ thế trôi đi cho đến đầu những năm 1970, một con bò đen bỗng xuất hiện trong làng. Sự việc trở thành chuyện “kinh thiên động địa”, phá vỡ lệ làng hàng ngàn năm...
Từ một huyền thoại
Theo sử làng, hàng nghìn năm trước, làng có một gia đình cả 3 anh em đều là tướng dưới triều vua Hùng. Một lần, nhà Vua cử đi đánh giặc, 3 ông dẫn quân đi, trúng kế, bị vây hãm nhiều ngày. Quân sĩ đều bị đói khát, tình hình vô cùng nguy cấp. 3 ông cùng ngửa mặt lên trời khấn vái.
Giữa lúc đó, trong gò đất bỗng xuất hiện một con bò sữa. Ba ông vắt sữa uống, thấy hết khát lại tăng thêm sức lực. Tiếp sau đó, cả đàn bò kéo ra rất đông, đủ sữa cho toàn bộ binh sĩ tăng thêm sức khỏe. Hăng hái tinh thần, 3 ông dẫn quân phá vây, đánh tan hàng vạn quân giặc, thu được vô số khi giới, lương thực.
Thắng trận giòn giã, 3 ông được vua thăng tước, ban cho về quê hương hưởng bổng lộc đời đời. Biết là được "bò Trời" giúp, 3 anh em phát thệ: Từ nay về sau, vào các ngày cúng tế, người làng không được dùng thịt bò.
Lời nguyền ấy đã trở thành lệ làng, cho đến hàng ngàn năm sau vẫn được tuân theo. Làng Võng La không dùng bò để cày và tuyệt đối không ăn thịt bò. Sau ngày 3 ông mất, theo sắc chỉ của Vua, dân làng lập miếu thờ cúng, không quên xây miếu thờ “Thần bò” để tạ ơn. Người dân từ đó cũng tránh nói từ "bò" vì sợ phạm húy Thần.
Loài bò nuôi mới xuất hiện khoảng hơn 30 năm ở ngôi làng Võng La |
Không
chỉ kiêng ăn thịt bò, dân làng còn tuân theo lệ đến mức cho rằng không
được nuôi bò. Hàng ngàn năm, làng chỉ nuôi trâu để cày cấy.
Cuộc sống làng quê thuần nông vắng bóng con bò cứ thế trôi đi cho đến khoảng năm 1975, một con bò đen bất ngờ xuất hiện trong làng. Sự việc này trở thành chuyện “kinh thiên động địa”, phá vỡ lệ làng hàng ngàn năm.
Người gây “bão” là ông Trần Văn Cường, một người con Võng La. Gia đình ông đông con, gia cảnh nghèo đói, con cái nheo nhóc. Là trụ cột gia đình, nhìn vợ con đói khổ, ông không đành. Sau bao đêm suy nghĩ, một ý định táo bạo lóe lên trong đầu ông. Ngay sáng hôm sau, ông đi vay mượn tiền của người thân, xóm giềng, lẳng lặng lên vùng cao mua một con bò đen về nuôi.
“Công” hay “tội” khi mang bò về làng?
Lúc ông dẫn bò về, cả làng “dậy sóng”. Hầu hết người làng đều sợ hãi, trách móc ông về tội dám cả gan “báng bổ” 3 ngài, đụng chạm tới “Thần bò” và phá vỡ lệ làng. Các cao niên còn tổ chức họp để làm rõ mọi chuyện, chuẩn bị ra quyết định “tẩy chay” gia đình ông Cường.
Trước “bão” dư luận, người thân ông Cường run cầm cập. Mọi người khuyên ông nên đi trả lại bò. Lý do nghe rất hợp lý: Đất lề quê thói. Phép Vua còn phải thua lệ làng. Một mình ông phá vỡ lệ làng thì khó sống ở đất này.
Tuy nhiên, trong cuộc họp với các bô lão, ông Cường chỉ nhẹ nhàng thanh minh: “Gia đình con đâu dám mạo phạm tới các ngài. 3 ngài chỉ dạy "không được dùng bò để cày, không được ăn thịt bò, không cúng thịt bò chứ các ngài có cấm nuôi bò đâu”.
Cuộc sống làng quê thuần nông vắng bóng con bò cứ thế trôi đi cho đến khoảng năm 1975, một con bò đen bất ngờ xuất hiện trong làng. Sự việc này trở thành chuyện “kinh thiên động địa”, phá vỡ lệ làng hàng ngàn năm.
Người gây “bão” là ông Trần Văn Cường, một người con Võng La. Gia đình ông đông con, gia cảnh nghèo đói, con cái nheo nhóc. Là trụ cột gia đình, nhìn vợ con đói khổ, ông không đành. Sau bao đêm suy nghĩ, một ý định táo bạo lóe lên trong đầu ông. Ngay sáng hôm sau, ông đi vay mượn tiền của người thân, xóm giềng, lẳng lặng lên vùng cao mua một con bò đen về nuôi.
“Công” hay “tội” khi mang bò về làng?
Lúc ông dẫn bò về, cả làng “dậy sóng”. Hầu hết người làng đều sợ hãi, trách móc ông về tội dám cả gan “báng bổ” 3 ngài, đụng chạm tới “Thần bò” và phá vỡ lệ làng. Các cao niên còn tổ chức họp để làm rõ mọi chuyện, chuẩn bị ra quyết định “tẩy chay” gia đình ông Cường.
Trước “bão” dư luận, người thân ông Cường run cầm cập. Mọi người khuyên ông nên đi trả lại bò. Lý do nghe rất hợp lý: Đất lề quê thói. Phép Vua còn phải thua lệ làng. Một mình ông phá vỡ lệ làng thì khó sống ở đất này.
Tuy nhiên, trong cuộc họp với các bô lão, ông Cường chỉ nhẹ nhàng thanh minh: “Gia đình con đâu dám mạo phạm tới các ngài. 3 ngài chỉ dạy "không được dùng bò để cày, không được ăn thịt bò, không cúng thịt bò chứ các ngài có cấm nuôi bò đâu”.
Vợ ông Cường kể chuyện gia đình mình là hộ đầu tiên dám nuôi bò |
Trước
sự "lách luật" hợp lý ấy, các bô lão ngớ người: “Đúng là các ngài cấm
ăn thịt chứ đâu cấm nuôi bò”. “Thừa thắng xông lên”, ông Cường hứa: “Gia
đình con chỉ nuôi bò để phát triển kinh tế chứ không phải mục đích “xẻ
thịt”. Các cụ cứ yên tâm. Con hứa là con làm!”
Nghe êm tai, các bô lão không còn “đấu tố” và người làng cũng không tẩy chay gia đình ông Cường. Thoát khỏi dư luận, ông Cường nhẹ đầu. Từ đó, ông dành thời gian đi tìm hiểu phương pháp nuôi bò, phối giống bò ở nhiều nơi, tự mình chăm sóc bò.
Thời gian thấm thoắt trôi đi, con bò đen đã đẻ ra một chú bê. Gia đình bán chú bê được món tiền kha khá. Phấn khởi, ông Cường càng hăng hái chăm sóc bò. Cứ thế, từ một con nhân lên thành vài con.
Chuồng bò bắt đầu đông đúc. Đàn bò của ông Cường đã đem lại “cơm, gạo, áo, tiền”, giúp ông nuôi dạy những người con ăn học đàng hoàng. Trước thành quả ấy, dân làng lũ lượt qua nhà ông hỏi bí quyết nuôi bò. Từ ấy, làng Võng La nhà nhà nuôi bò, người người nuôi bò. Bò gặm cỏ đầy trên đê.
Khuôn mặt rạng rỡ, người vợ của ông Cường kể: “Là người đầu tiên mang bò về làng, thú thực không biết chồng tôi có công hay có tội nữa. “Tội” là dám phá vỡ lệ làng, còn công thì góp phần phát triển kinh tế làng. Thôi thì, công cũng đúng mà “tội” cũng chẳng sai. Miễn các ngài không trách phạt là được rồi”.
Bà bảo, dù nuôi hàng chục con bò, nhưng gia đình mình luôn giữ đúng lời hứa: Chỉ nuôi chứ không thịt bò. “Hơn 60 tuổi rồi mà tôi không hề biết miếng thịt bò nó ngon lành thế nào. Nhiều lúc, các con tôi cứ đòi thử ăn thịt bò nhưng vợ chồng tôi dứt khoát không đồng ý. Dù thế nào, gia đình tôi cũng giữ gìn nét văn hóa, tập tục từ ngàn xưa để lại. Bởi có kiêng có lành”.
Ông Vũ Tiến Thìn, Phó Bí thư Đảng ủy xã Võng La cho hay, ngày hội làng tưng bừng, nhộn nhịp với các trò diễn nhằm tưởng niệm 3 vị tướng quân đã có công với nước với dân. Một nét đẹp văn hóa trong lễ hội làng là tục kiêng không ăn thịt bò và dùng thịt bò để cúng tế vẫn được lưu truyền đến ngày nay.
Nghe êm tai, các bô lão không còn “đấu tố” và người làng cũng không tẩy chay gia đình ông Cường. Thoát khỏi dư luận, ông Cường nhẹ đầu. Từ đó, ông dành thời gian đi tìm hiểu phương pháp nuôi bò, phối giống bò ở nhiều nơi, tự mình chăm sóc bò.
Thời gian thấm thoắt trôi đi, con bò đen đã đẻ ra một chú bê. Gia đình bán chú bê được món tiền kha khá. Phấn khởi, ông Cường càng hăng hái chăm sóc bò. Cứ thế, từ một con nhân lên thành vài con.
Chuồng bò bắt đầu đông đúc. Đàn bò của ông Cường đã đem lại “cơm, gạo, áo, tiền”, giúp ông nuôi dạy những người con ăn học đàng hoàng. Trước thành quả ấy, dân làng lũ lượt qua nhà ông hỏi bí quyết nuôi bò. Từ ấy, làng Võng La nhà nhà nuôi bò, người người nuôi bò. Bò gặm cỏ đầy trên đê.
Khuôn mặt rạng rỡ, người vợ của ông Cường kể: “Là người đầu tiên mang bò về làng, thú thực không biết chồng tôi có công hay có tội nữa. “Tội” là dám phá vỡ lệ làng, còn công thì góp phần phát triển kinh tế làng. Thôi thì, công cũng đúng mà “tội” cũng chẳng sai. Miễn các ngài không trách phạt là được rồi”.
Bà bảo, dù nuôi hàng chục con bò, nhưng gia đình mình luôn giữ đúng lời hứa: Chỉ nuôi chứ không thịt bò. “Hơn 60 tuổi rồi mà tôi không hề biết miếng thịt bò nó ngon lành thế nào. Nhiều lúc, các con tôi cứ đòi thử ăn thịt bò nhưng vợ chồng tôi dứt khoát không đồng ý. Dù thế nào, gia đình tôi cũng giữ gìn nét văn hóa, tập tục từ ngàn xưa để lại. Bởi có kiêng có lành”.
Ông Vũ Tiến Thìn, Phó Bí thư Đảng ủy xã Võng La cho hay, ngày hội làng tưng bừng, nhộn nhịp với các trò diễn nhằm tưởng niệm 3 vị tướng quân đã có công với nước với dân. Một nét đẹp văn hóa trong lễ hội làng là tục kiêng không ăn thịt bò và dùng thịt bò để cúng tế vẫn được lưu truyền đến ngày nay.
|
PLVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét