(Dân trí) - Cũng như bao làng chài vùng sông nước khác, cuộc sống hình ảnh làng chài Cái Bèo mộc mạc đơn sơ là vậy, nhưng ít ai biết được Cái Bèo (Cát Bà, Hải Phòng) là làng chài cổ nhất Việt Nam với tuổi đời lên tới 7 ngàn năm.
Không
chỉ thế, du khách còn có thể thoải mái ngắm nhìn khung cảnh nên thơ của
vịnh và thưởng thức những món ăn đặc sản chế biến từ cá, tu hài, tôm...
(ảnh: Baoanh)
Đến với làng chài Cái Bèo, du khách có thể trải nghiệm một kiểu đi
chơi khá thú vị là thuê tàu lang thang giữa các hộ gia đình nuôi cá bè,
tìm hiểu cuộc sống của người dân làng chài.Không chỉ thế, du khách còn có thể thoải mái ngắm nhìn khung cảnh nên thơ của vịnh và thưởng thức những món ăn đặc sản chế biến từ cá, tu hài, tôm trên các nhà hàng nổi do chính bàn tay người dân làng chài đánh bắt hay nuôi trồng. Sinh hoạt ở làng chài là những sinh hoạt độc đáo, thú vị và hiếm gặp.
Có hàng trăm bè cá lớn nhỏ cùng ở trong một khu vực vịnh rộng lớn. Mỗi buổi sáng, khi mặt trời lên trên biển Cát Bà, lũ cá quẫy mình đòi ăn làm xao động cả một vùng nước, hòa cùng tiếng í ới gọi nhau đi học của trẻ em làng chài... sẽ là trải nghiệm thú vị với du khách.
Sinh hoạt ở làng chài là những sinh hoạt độc đáo, thú vị và hiếm gặp (ảnh: Baoanh)
Cuộc sống ở làng chài cứ thế chảy trôi, lênh đênh cùng con nước.
Người dân ở đây đi lại, trao đổi, mua bán mọi thứ từ tấm lưới đánh cá,
cho đến đồ dùng vật dụng thường ngày, kể cả trẻ con đi học, đi chơi đều
bằng một phương tiện duy nhất là thuyền. Những đứa trẻ làng chài vì thế
cũng trở nên dạn dĩ hơn để thích nghi với cuộc sống sông nước quanh năm.Cũng như bao làng chài vùng sông nước khác, cuộc sống hình ảnh làng chài Cái Bèo mộc mạc đơn sơ là vậy, nhưng rất ít ai biết được Cái Bèo là làng chài cổ nhất Việt Nam với tuổi đời lên tới 7 ngàn năm.
Cuộc sống ở làng chài cứ thế chảy trôi, lênh đênh cùng con nước (ảnh: Baoanh)
Theo khảo cứu của Viện Khảo cổ học Việt Nam, Cái Bèo là di chỉ khảo
cổ hoc có giá trị quan trọng nhất hiện nay ở vùng ven biển và hải đảo
Đông Bắc Việt Nam. Năm 1938, nhà khảo cổ học M.Colani người Pháp đã phát
hiện Cái Bèo chính là nôi văn hoá cổ của Việt Nam. năm 1981, Bảo tàng
Lịch sử Việt Nam có cuộc khai quật lần thứ hai phạm vi khai quật chỉ với
diện tích 78m2, song đã tìm được nhiều hiện vật đá ở hai giai đoạn phát
triển kế tiếp nhau là tiền Hạ Long và Hạ Long. Năm 1986, lần khai quật
thứ ba được tiếp tục tiến hành. Các nhà khảo cổ đã tìm được gần 180 công
cụ đá bao gồm công cụ ghè đẽo, công cụ mài không qua chế tác của 6 chày
và hòn ghè, 9 mảnh gốm xốp, 18 mảnh gốm cứng mỏng, 93 mảnh gốm thô dày,
11 đốt sống cá biển, 88 đầu cá biển, 6 mảnh xương thú...
Những bằng chứng này cho thấy Cái Bèo là nơi cư trú của ngư dân cổ.
Đây chính là một làng chài biển cổ có quy mô lớn nhất hiện được biết ở
Việt Nam. Phân tích còn thấy, cách đây khoảng 7.000 năm, người Cái Bèo
sinh sống chủ yếu nhờ vào đánh cá biển và bắt sò, hàu…
Cho tới nay, cuộc sống của người dân chài nơi đây vẫn gắn bó và phụ thuộc với biển. Biển cho họ hải sản, cho họ lượng thực, cho họ vẻ đẹp trong lành và tinh khôi, cho họ cái nghề chài lưới và cả nghề chèo đò. Biển cho họ cảnh quan, mời gọi du khách tới ghé thăm Cái Bè để họ thấy Cái Bè không chỉ là di sản văn hóa biển tiêu biểu, đặc sắc của dân tộc mà còn thấy được sự thú vị của khu làng nổi này với khung cảnh nên thơ với cuộc sống mưu sinh vùng sông nước cha truyền con nối của từ hàng ngàn năm qua.
Song An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét