Nguồn: website báo Bắc Ninh
|
Đền
Xà (thôn Đoài, Tam Giang, Yên Phong) là nơi vang vọng bản tuyên ngôn
độc lập đầu tiên của nước Việt - “Nam quốc sơn hà”. Trải qua bao thăng
trầm biến chuyển của thời gian ngôi đền vẫn hiện hữu trên nền xưa, đất
cũ để minh chứng cho một quá khứ hào hùng của dân tộc.
Nằm
trên bãi bồi Ngã Ba Xà- Đền Xà là nơi chứng kiến trận quyết chiến chiến
lược của quân dân nhà Lý trong cuộc kháng chiến chống giặc Tống xâm
lược. Bài thơ Thần “ Nam
quốc sơn hà” cất lên tại đây thể hiện được ý chí quyết chiến, quyết
thắng và lòng yêu chuộng hòa bình của quân dân Đại Việt. Dám đánh và
đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, thể hiện sự tự chủ, tự tôn của dân tộc
đối với mỗi tấc đất của Tổ quốc. Bài thơ làm bạt vía quân thù; khích lệ
tinh thần quân ta, góp phần làm nên chiến thắng hào hùng của quân dân
nhà Lý năm 1077 đánh tan quân xâm lược.
Đền được xây dựng từ thời Lý, là di sản chứa đựng
giá trị lịch sử văn hóa truyền thống với kiến trúc cổ, hiện đền còn lưu
giữ nhiều di vật có giá trị như nền móng, chân cột và một số cổ vật quý
như hai pho tượng thần bằng đá và hai bộ long mã đá xanh, bia đá, ngai
thờ, bài vị, hoành phi, câu đối… 15 bộ sắc phong do 15 triều vua ban
tặng.
Do
vị trí đền Xà nằm ở ngoài bãi đê, xung quanh là cánh đồng và dòng sông
nên thời tiết khắc nghiệt đã ảnh hưởng rất lớn tới các công trình kiến
trúc. Con đường từ đê dẫn vào đền chưa được tu sửa cản trở du khách muốn
chiêm bái thăm quan tìm hiểu những giá trị lịch sử văn hóa của ngôi
đền.
Đền
Xà là di tích cấp Quốc gia, có giá trị lịch sử và văn hóa tiêu biểu,
nơi ghi dấu son chói lọi trong thiên anh hùng ca chống giặc ngoại xâm
của dân tộc. Để gìn giữ và phát huy những giá trị to lớn của di tích
lịch sử văn hóa này rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành trong
việc trùng tu, tôn tạo, quảng bá giới thiệu, góp phần nâng cao đời sống
văn hóa tinh thần cho nhân dân, giáo dục truyền thống đoàn kết, yêu
nước, khơi dậy niềm tự hào dân tộc cho các thế hệ đặc biệt là thế hệ trẻ
ngày nay./.
|
Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013
Đền Xà (Bắc Ninh): Nơi lưu giữ giá trị lịch sử văn hóa
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét