(Dân trí) - Cả ba đền thờ ông đều được nhân dân xây dựng từ khi ông còn sống. Hàng năm, đến ngày sinh nhât ông, nhân dân lại mở hội mừng thọ ông. Khi ông mất hàng năm cứ đến ngày 14 tháng 11 âm lịch nhân dân lại tổ chức tế lễ ông trong ba ngày.
Sử sách ghi rằng, vào tháng 3 năm Mậu Tý đời vua Minh Mạng khi đang
là Tả Thị lang bộ hình, Nguyễn Công Trứ đã dâng sớ trình bày nhiều việc
trong đó có việc: “Vỡ ruộng hoang cho dân nghèo”.
Nguyễn Công Trứ đề nghị cụ thể: Mộ được 50 người thì thành lập một làng cho làm lý trưởng. Mộ 30 người thì lập một ấp cho làm ấp trưởng. Mọi nhà đều được chia đất, cấp tiền công để làm cửa nhà, mua trâu bò nông cụ, lại lượng cấp tiền gạo, lương tháng trong hạn 6 tháng, ngoài hạn ấy thì làm lấy mà ăn. 3 năm thành ruộng chiếu lệ tư điền mà đánh thuế. Quan phủ huyện sở tại lập kho chứa thóc đề phòng năm mất mùa cho dân vay...”.
Nhà vua y sớ, Nguyễn Công Trứ đến vùng biển Nam Định chiêu tập dân
nghèo và dân lưu vong các nơi, chỉ 6 tháng sau đã có 2.350 người đến lập
nghiệp khai khẩn được 18.970 mẫu, thành lập 14 làng, 27 ấp, 20 trại.
Tháng 9 năm Minh Mạng thứ 9 (1828) triều đình cho đặt tên là huyện Tiền Hải thuộc phủ Kiến Xương, trấn Nam Định (nay huyện Tiền Hải thuộc tỉnh Thái Bình).
Lập xong huyện Tiền Hải, Nguyễn Công Trứ lại dâng sớ lên nhà vua xin được khai khẩn ở đất Yên Khánh, Yên Mô (Ninh Bình). Sau thời gian độ nửa năm, với tài tổ chức của ông, vùng đất hoang hóa ven biển Ninh Bình đã được mở với 14.620 mẫu cấp cho 1.260 người lập được 3 làng, 22 ấp, 24 trại và 4 giáp chia làm 5 tổng. Tháng 3-1829 triều đình đã cho vùng đất khai hoang thành lập huyện mới lấy tên là huyện Kim Sơn (Ninh Bình).
Ngày nay, sử sách còn mãi khắc ghi công lao to lớn của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ, trong việc khai phá bãi biển lập nên 2 huyện Tiền Hải và Kim Sơn, cùng với cách bố trí hệ thống thủy lợi rất khoa học, cách bố trí dân cư rất hợp lý.
Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, là người học giỏi, thông minh nhưng thi cử lận đận, mãi đến 42 tuổi mới đỗ Giải Nguyên.
Tiền thân của ngôi đền thờ ông tại xã Quang Thiện huyện Kim Sơn là ngôi nhà ba gian của Nguyễn Công Trứ làm tại ấp Lạc Thiện để ông đi về và làm việc tại đây. Năm 1852, nhân dân Kim Sơn xây dựng lại thành ngôi Sinh Từ (Đền thờ sống). Hàng năm, đến ngày sinh nhật của Nguyễn Công Trứ, nhân dân mở hội mừng thọ ông.
Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ là lễ hội lớn nhất của cư dân huyện mới ven biển Kim Sơn tỉnh Ninh Bình để ghi nhớ công ơn của Doanh điền Nguyễn Công Trứ. Đền thờ ông nằm bên quốc lộ 10, cách thị trấn Phát Diệm 2km, thuộc xã Quang Thiện, Kim Sơn.
Phần lễ thường có sự tham gia của nhiều làng trong huyện Kim Sơn. Điều độc đáo là lễ hội có sự tham gia của cả người lương và giáo với những nghi thức khác nhau. Phần hội, thường tổ chức trò chơi đua thuyền trên nhánh sông Vạc, một đặc trưng của lễ hội cư dân đồng bằng ven biển.
Đền thờ Nguyễn Công Trứ ở Ninh Bình, Thái Bình và Hà Tĩnh đều có điểm chung là được nhân dân xây dựng từ khi ông còn sống nhưng mãi tới những năm đầu thế kỷ 21 thì tượng ông mới hoàn thành và rước về 3 đền. Tất cả 3 ngôi đền đều được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Hàng năm đến ngày 14/11 âm lịch nhân dân lại tổ chức tế lễ để tưởng nhớ công ơn của ông
Vào tháng 3 năm Mậu Tý đời vua Minh Mạng khi đang là Tả Thị lang bộ
hình, Nguyễn Công Trứ đã dâng sớ trình bày nhiều việc trong đó có việc:
“Vỡ ruộng hoang cho dân nghèo”. Nguyễn Công Trứ tâu rõ: “Hiện ở Nam Định
các huyện Giao Thủy, Chân Định, ruộng bỏ hoang mênh mông bát ngát không
biết mấy ngàn mẫu, nếu cấp cho tiền công thì có thể nhóm họp dân nghèo
mà khai khẩn. Thêm nữa bãi Tiền Châu hoang rậm, trộm cướp thường tụ họp ở
đấy làm sào huyệt, nay cho khai hoang lập làng, không những có thể cho
dân nghèo làm ăn, lại còn dứt được đảng ác”.Nguyễn Công Trứ đề nghị cụ thể: Mộ được 50 người thì thành lập một làng cho làm lý trưởng. Mộ 30 người thì lập một ấp cho làm ấp trưởng. Mọi nhà đều được chia đất, cấp tiền công để làm cửa nhà, mua trâu bò nông cụ, lại lượng cấp tiền gạo, lương tháng trong hạn 6 tháng, ngoài hạn ấy thì làm lấy mà ăn. 3 năm thành ruộng chiếu lệ tư điền mà đánh thuế. Quan phủ huyện sở tại lập kho chứa thóc đề phòng năm mất mùa cho dân vay...”.
Lễ hội diễn ra 3 ngày với nhiều trò chơi dân gian
Tháng 9 năm Minh Mạng thứ 9 (1828) triều đình cho đặt tên là huyện Tiền Hải thuộc phủ Kiến Xương, trấn Nam Định (nay huyện Tiền Hải thuộc tỉnh Thái Bình).
Lập xong huyện Tiền Hải, Nguyễn Công Trứ lại dâng sớ lên nhà vua xin được khai khẩn ở đất Yên Khánh, Yên Mô (Ninh Bình). Sau thời gian độ nửa năm, với tài tổ chức của ông, vùng đất hoang hóa ven biển Ninh Bình đã được mở với 14.620 mẫu cấp cho 1.260 người lập được 3 làng, 22 ấp, 24 trại và 4 giáp chia làm 5 tổng. Tháng 3-1829 triều đình đã cho vùng đất khai hoang thành lập huyện mới lấy tên là huyện Kim Sơn (Ninh Bình).
Ngày nay, sử sách còn mãi khắc ghi công lao to lớn của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ, trong việc khai phá bãi biển lập nên 2 huyện Tiền Hải và Kim Sơn, cùng với cách bố trí hệ thống thủy lợi rất khoa học, cách bố trí dân cư rất hợp lý.
Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, là người học giỏi, thông minh nhưng thi cử lận đận, mãi đến 42 tuổi mới đỗ Giải Nguyên.
Tiền thân của ngôi đền thờ ông tại xã Quang Thiện huyện Kim Sơn là ngôi nhà ba gian của Nguyễn Công Trứ làm tại ấp Lạc Thiện để ông đi về và làm việc tại đây. Năm 1852, nhân dân Kim Sơn xây dựng lại thành ngôi Sinh Từ (Đền thờ sống). Hàng năm, đến ngày sinh nhật của Nguyễn Công Trứ, nhân dân mở hội mừng thọ ông.
Người dân nô nức trong ngày hội (ảnh: sgtt)
Đến khi Nguyễn Công Trứ mất, hàng năm cứ đến ngày 14 tháng 11 âm
lịch, nhân dân huyện Kim Sơn đều tổ chức lễ tế tại ngôi đền trong 3
ngày. Tại những ngày lễ đó, những nghệ nhân đến đây hát với cây đàn đáy,
cặp phách đơn giản và hát những bài ca trù do Nguyễn Công Trứ viết.Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ là lễ hội lớn nhất của cư dân huyện mới ven biển Kim Sơn tỉnh Ninh Bình để ghi nhớ công ơn của Doanh điền Nguyễn Công Trứ. Đền thờ ông nằm bên quốc lộ 10, cách thị trấn Phát Diệm 2km, thuộc xã Quang Thiện, Kim Sơn.
Phần lễ thường có sự tham gia của nhiều làng trong huyện Kim Sơn. Điều độc đáo là lễ hội có sự tham gia của cả người lương và giáo với những nghi thức khác nhau. Phần hội, thường tổ chức trò chơi đua thuyền trên nhánh sông Vạc, một đặc trưng của lễ hội cư dân đồng bằng ven biển.
Đền thờ Nguyễn Công Trứ ở Ninh Bình, Thái Bình và Hà Tĩnh đều có điểm chung là được nhân dân xây dựng từ khi ông còn sống nhưng mãi tới những năm đầu thế kỷ 21 thì tượng ông mới hoàn thành và rước về 3 đền. Tất cả 3 ngôi đền đều được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Bài, ảnh: Minh Phan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét