(Dân trí) - Đến với làng rắn Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), ngoài việc tham quan các khu nuôi rắn tự nhiên, du khách còn có dịp tìm hiểu cách rắn ăn, rắn ngủ, rắn đẻ… và tất nhiên không thể thiếu các món ăn liên quan tới rắn.
Người Vĩnh Sơn không có cách chế biến bỗ bã mà đã được nâng lên
hàng nghệ thuật, cống hiến đến khách một bữa tiệc rắn tuyệt vời.
Để được chọn đưa vào nồi, rắn thường phải trên một cân, pha lọc da ra
da, thịt ra thịt. Ngoài phần xương được chế biến thành nhiều món như
xương rán giòn, canh xương nấu thuốc Bắc, súp xương…, phần thịt sẽ được
người dân làng chế biến thành các món xào, rán, nướng, om, nấu cháo…,
riêng phần da sẽ được chiên giòn, xào với lá đinh lăng…
Nguyên Vĩnh Sơn xưa có tên gọi cổ là Sơn Tang, vốn là một vùng đất rậm rạp hoang sơ, nơi trú ngụ lý tưởng của biết bao loài rắn độc.
Tiết rắn ở Vĩnh Sơn pha với nước dừa non vẫn giữ tươi nguyên màu
huyết, không bị xỉn màu như khi pha với rượu. Du khách còn được lâng
lâng với những loại rượu tam xà hay ngũ xà pha chế với các loại thuốc
gia truyền, sẽ cảm thấy thể lực được tăng cường và còn chữa được những
chứng bệnh về đau lưng, thấp khớp.
Nguyên Vĩnh Sơn xưa có tên gọi cổ là Sơn Tang, vốn là một vùng đất rậm rạp hoang sơ, nơi trú ngụ lý tưởng của biết bao loài rắn độc.
Vào những dịp nông nhàn, thanh niên trai tráng trong làng thường đi tìm bắt rắn về bán cho những người giàu có để ngâm rượu và làm thuốc. Từ việc săn bắt rắn, người dân Vĩnh Sơn đã biết nuôi rắn, làm thịt và chế biến rượu rắn…, kinh nghiệm đó đã được đúc kết và truyền từ đời này sang đời khác, trở thành nghề đặc trưng của người dân làng Vĩnh Sơn.
Giờ đây khi đến thăm Vĩnh Sơn, lúc nào, chỗ nào bạn cũng có thể “chạm mặt” với những... hang rắn độc. Hang rắn mọc lên chi chít ở ngoài vườn, trong nhà, thậm chí kề ngay bên... giường ngủ. Cư dân địa phương ngày ngày ăn với rắn, ngủ với rắn, buồn vui cùng... rắn.
Bước chân vào nhà dân bạn sẽ cảm nhận được ngay cái mùi khẳn khẳn, nồng nồng của Rắn khắp nơi, từ ngoài vườn vào sân cho đến ngay trong nhà, gần giường ngủ đều là các hang Rắn.
Xung quanh làng và kinh ngạc khi thấy người ta bán rắn la liệt khắp nơi, y như bán tôm, bán cá vậy. Những chiếc thúng lớn toàn những rắn là rắn được người dân địa phương bày bán ở ngay bên đường.
Chu kỳ nuôi Rắn thịt ở Vĩnh Sơn phải mất trên 2 năm, rắn mới đạt trọng lượng từ 2 kg trở lên
Ai
mua là cân, là đếm, là mặc cả ồn ào một hồi rồi đặt thẳng lên giá đèo
hàng xe máy ngay ở trước bụng người lái mà phóng vèo đi cứ như thể đấy
không phải là rắn, cái giống động vật chỉ sểnh ra là đớp chết người ngay
tắp lự.
Rắn thân nhiệt thấp, không chịu được lạnh nên ba tháng mùa đông cứ
nằm riết trong hang, nhịn cho đến mùa xuân mới ăn trở lại nên con nào
con ấy gầy thê thảm. Vì thế, vào trước đông, người nuôi rắn sẽ cho xuất
chuồng tất cả đám rắn lớn, chỉ để lại đám rắn con.
Trên mặt đất chỉ cần xây những cái chuồng nhỏ, rộng chừng 4m2, cao độ 5 gang tay, không cần lợp mái, rồi thả vào đó một ít đất, một cái chăn bông cũ thế là thành một cái hang đủ nuôi hàng trăm con rắn mới nở. Người Vĩnh Sơn tận dụng tối đa diện tích trong gia đình để làm... hang rắn.
Với rắn đã trưởng thành, mỗi hang rắn ở Vĩnh Sơn rất nhỏ, diện tích chừng 40 cm2, chỉ cần đủ cho một con rắn cuộn tròn. Chỉ cần ốp hai hàng gạch chỉ vào tường, xây chia thành các ô vuông nhỏ, y như ngăn tủ gửi đồ ở siêu thị hoặc như những ô ở tủ thuốc bắc. Cửa hang rắm làm bằng gỗ, chốt chặn bằng một cái khuy nhỏ.
Chu kỳ nuôi Rắn thịt ở Vĩnh Sơn phải mất trên 2 năm, rắn mới đạt trọng lượng từ 2 kg trở lên. Bù vào chu kỳ nuôi Rắn thịt dài như vậy, song mỗi con rắn mẹ lại đẻ một lứa trứng từ 20-28 quả, sau một thời gian ấp sẽ cho ra đời 20 con rắn con .
Nguyên Vĩnh Sơn xưa có tên gọi cổ là Sơn Tang, vốn là một vùng đất rậm rạp hoang sơ, nơi trú ngụ lý tưởng của biết bao loài rắn độc.
Nguyên Vĩnh Sơn xưa có tên gọi cổ là Sơn Tang, vốn là một vùng đất rậm rạp hoang sơ, nơi trú ngụ lý tưởng của biết bao loài rắn độc.
Vào những dịp nông nhàn, thanh niên trai tráng trong làng thường đi tìm bắt rắn về bán cho những người giàu có để ngâm rượu và làm thuốc. Từ việc săn bắt rắn, người dân Vĩnh Sơn đã biết nuôi rắn, làm thịt và chế biến rượu rắn…, kinh nghiệm đó đã được đúc kết và truyền từ đời này sang đời khác, trở thành nghề đặc trưng của người dân làng Vĩnh Sơn.
Giờ đây khi đến thăm Vĩnh Sơn, lúc nào, chỗ nào bạn cũng có thể “chạm mặt” với những... hang rắn độc. Hang rắn mọc lên chi chít ở ngoài vườn, trong nhà, thậm chí kề ngay bên... giường ngủ. Cư dân địa phương ngày ngày ăn với rắn, ngủ với rắn, buồn vui cùng... rắn.
Bước chân vào nhà dân bạn sẽ cảm nhận được ngay cái mùi khẳn khẳn, nồng nồng của Rắn khắp nơi, từ ngoài vườn vào sân cho đến ngay trong nhà, gần giường ngủ đều là các hang Rắn.
Xung quanh làng và kinh ngạc khi thấy người ta bán rắn la liệt khắp nơi, y như bán tôm, bán cá vậy. Những chiếc thúng lớn toàn những rắn là rắn được người dân địa phương bày bán ở ngay bên đường.
Chu kỳ nuôi Rắn thịt ở Vĩnh Sơn phải mất trên 2 năm, rắn mới đạt trọng lượng từ 2 kg trở lên
Trên mặt đất chỉ cần xây những cái chuồng nhỏ, rộng chừng 4m2, cao độ 5 gang tay, không cần lợp mái, rồi thả vào đó một ít đất, một cái chăn bông cũ thế là thành một cái hang đủ nuôi hàng trăm con rắn mới nở. Người Vĩnh Sơn tận dụng tối đa diện tích trong gia đình để làm... hang rắn.
Với rắn đã trưởng thành, mỗi hang rắn ở Vĩnh Sơn rất nhỏ, diện tích chừng 40 cm2, chỉ cần đủ cho một con rắn cuộn tròn. Chỉ cần ốp hai hàng gạch chỉ vào tường, xây chia thành các ô vuông nhỏ, y như ngăn tủ gửi đồ ở siêu thị hoặc như những ô ở tủ thuốc bắc. Cửa hang rắm làm bằng gỗ, chốt chặn bằng một cái khuy nhỏ.
Chu kỳ nuôi Rắn thịt ở Vĩnh Sơn phải mất trên 2 năm, rắn mới đạt trọng lượng từ 2 kg trở lên. Bù vào chu kỳ nuôi Rắn thịt dài như vậy, song mỗi con rắn mẹ lại đẻ một lứa trứng từ 20-28 quả, sau một thời gian ấp sẽ cho ra đời 20 con rắn con .
Minh Phan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét