Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

Đồng Châu - cảm nhận sau một chuyến đi

STDLO - Một chiều giữa tháng 6 nóng nực, được tin nhắn từ những người bạn muốn đi tham quan Đồng Châu, một nơi mới và tất nhiên tôi chưa biết một chút thông tin nào về nơi này. Đến khi tìm hiểu trên mạng,  tôi được ra rằng đây là một khu du lịch thuộc xã Đông Minh của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Một nơi hoang sơ ít người, thích hợp cho kỳ nghỉ dưỡng cần sự yên tĩnh. Liệu nơi đó có thích hợp với những vị khách là sinh viên yêu thích sự ồn ào và năng động của chúng tôi?
Chúng tôi đến vùng đất của "chị Hai năm tấn" đúng vào mùa gặt, rơm rạ phủ vàng hai bên đường còn sân nhà nào cũng vàng ươm một màu bởi thóc. Trong cảnh làng quê yên bình ấy, chúng tôi thi hát những bài ca về quê hương của từng thành viên trong đoàn. “Sẽ đưa em về thăm quê hương anh nơi Tiền Hải, nghe sóng biển Đồng Châu vui mê mải hát bốn mùa”...  là câu ca của các đồng hương Thái Bình khi muốn nói lên niềm tự hào của mỗi người dân khi nói về bãi biển Đồng Châu.

Khu du lịch Đồng Châu nằm cách thành phố Thái Bình chừng 40km, đi qua đoạn đường dẫn tới khu công nghiệp chuyên làm gốm sứ đầy bụi bặm và rất xấu, khi bắt đầu lên đường đê chắn sóng tức là đã vào tới bãi biển Đồng Châu. Ngoài bãi biển Đồng Châu với các khách sạn và nhà nghỉ, khu còn có cồn Vành và cồn Thủ dành cho du khách tham quan và tắm biển.

Bãi biển Đồng Châu là khu nuôi vạng (hay còn gọi là ngao) nổi tiếng. Kéo dài 8-10km trên biển, chúng tôi chỉ nhìn thấy các chòi canh ngao mọc lên như nấm. Ngao được lấy giống từ khắp đất nước hay tận Trung Quốc. Ngao nhà ai thả ngay dưới ô chòi nhà đó, không cần cho thức ăn gì mà chỉ chờ thủy triều lên, đưa phù du vào nuôi ngao. Ngao ở đây ngon cũng nhờ kiểu cho ăn tự nhiên ấy.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nghi ngoi thu gian o Dong Chau
Cánh đồng vạng Đồng Châu.
Một bên đê, ngoài những chòi canh vạng là các lán tiếp khách phục vụ khách ăn uống. Khi nghe giá mỗi lán tầm 100 triệu mà chúng tôi khá hốt hoảng. Nghe kể đợt trước có đoàn khách đốt lửa trại bên bờ biển, tàn lửa bay cháy theo gió lan tận 4 cái lán. Không rõ có phải sự thật hay chỉ là câu chuyện do người dân thêu dệt để các bạn trẻ không đốt lửa trại nữa. Nhưng dù sao, để tránh trường hợp đáng tiếc trên xảy ra, chúng tôi đã xin phép bác giám đốc khách sạn Đồng Châu được đốt lửa trại trong sân của khách sạn.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Dong chau cam nhan sau mot chuyen di
Lán tiếp khách du lịch của dân xã. Ảnh: Little Sunshine

 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Dong chau cam nhan sau mot chuyen di
Khách sạn Đồng Châu - một trong những khách sạn khang trang
của Đồng Châu, là nơi nghỉ dưỡng của cán bộ thuộc ngành Công an
Một bên đê là khách sạn, nhà nghỉ cho khách du lịch hoặc là nhà dân, đôi khi chúng tôi bắt gặp những đầm nuôi thủy sản của người dân.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Dong chau cam nhan sau mot chuyen di
Nơi ăn luôn lộng gió biển chỉ đến ba giờ chiều,
nước biển đã dâng ngập tất cả các chân cột. Ảnh: Little Sunshine
Chúng tôi đến Đồng Châu vào ngày “con nước 9”. Nước lớn và ngao lên cùng nhau. Ngao bị nhiều cát vào, khi ăn phải có bát nước bên cạnh để tráng ngao. Nhưng cũng nhờ nước lớn mà không chỉ ngao mà các loài hải sản cũng ngon hơn mọi khi.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Dong chau cam nhan sau mot chuyen di
Bàn ăn được làm bằng chất liệu đá để tránh bị thổi bay. Ảnh: Little Sunshine
Hai ngày lưu trú tại đây, chúng tôi được ăn những món ăn dân dã và thưởng thức hải sản. So với các khu du lịch biển khác, một bữa ăn tại Đồng Châu không cao giá mà chúng tôi được thưởng thức nhiều món ăn hơn. Và sự thân thiện của bác giám đốc cũng như các anh chị phục vụ khiến chúng tôi sẽ nhớ mãi.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Dong chau cam nhan sau mot chuyen di
Mực Đồng Châu.Ảnh: Little Sunshine
Nằm cách Đồng Châu chừng 20km đường đê, qua nhiều rặng phi lao lớn nhỏ, chúng tôi ra tới cồn Vành để tắm biển. Ở đây chưa hề có cư dân sinh sống, chỉ có một số hộ dân vùng lân cận tới để nuôi trồng thủy hải sản và kinh doanh hàng quán nhỏ. Tuy nhiên, chỉ trong vài năm tới, đây chắc chắn sẽ trở thành khu du lịch sang trọng khi 2/3 diện tích cồn đã được bàn giao xây dựng các khu nghỉ dưỡng nhằm phục vụ khách du lịch.

Cũng giống như Đồng Châu, cồn Vành gây ấn tượng bởi những chòi trên biển. Ở bãi biển Đồng Châu là chòi canh vạng thì ở đây là chòi dành cho khách tắm biển nghỉ ngơi và thưởng thức hải sản.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Dong chau cam nhan sau mot chuyen di
Nơi thưởng thức hải sản tại các nhà chòi bên bãi biển Cồn Vành. Ảnh: Little Sunshine
Bãi biển rộng, dài, cát mịn, nước trong, chúng tôi đã tổ chức rất nhiều trò chơi vận động trên bãi biển. Đồng Châu không còn nơi chỉ dành cho nghỉ dưỡng như tôi nghĩ lúc đầu nữa.  

Nắng, gió, biển, đặc biệt là con người Đồng Châu không có gì để phàn nàn. Chúng tôi hy vọng sẽ sớm quay trở lại vào một ngày.
 Nguòn: www.sotaydulich.com - Little Sunshine

Đảo Cồn Vành – “viên ngọc” miền duyên hải của đồng bằng Bắc Bộ

Địa danh Cồn Vành, thuộc xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, Thái Bình, chinh phục du khách không chỉ là những đặc sản nức tiếng mà còn ở phong cảnh hoang sơ với bãi biển trải dài và những căn nhà nho nhỏ vươn lên từ biển cả của ngư dân nuôi trồng thủy sản
Từ bãi biển Đồng Châu (Thái Bình), du khách có thể đi tàu, xuồng gắn máy ra thăm Cồn Vành. Cách đất liền 7km, Cồn Vành nổi lên như ngọn sóng xanh giữa biển khơi.
Đảo Cồn Vành là bãi sa bồi rộng chừng 2.000 ha, nơi đây có địa hình khá bằng phẳng, có khu bảo tồn rừng ngập mặn là điểm dừng chân của các loài chim quý hiếm như cò thìa, bồ nông, mòng biển ...Hằng năm, nơi đây đã thu hút rất nhiều du khách là nhà nghiên cứu, khách du lịch tới thăm. Cồn Vành hiện nằm trong khu vực dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng đã được UNESCO công nhận.
Bãi biển cồn Vành nằm thấp thoáng sau những rặng phi lao, rừng thông bạt ngàn. Giữa những triền cát thoai thoải... Do vị trí nằm cách đất liền khá xa nên nước biển ở cồn Vành xanh thẳm, sóng vừa phải, độ sâu thoải đều rất phù hợp để trở thành bãi tắm lý tưởng.
Mỗi  du khách khi đến đây ví von cồn Vành theo mọi cách, người thì gọi là cô gái mới lớn, người cho rằng đó là nàng tiên đang ngủ cần đánh thức, nhiều người lại ví Cồn Vành là "Tuần Châu của quê lúa"...
Ẩm thực ở Cồn Vành cũng rất ấn tượng.  Sau khi chơi bóng đá, bóng chuyền ... trên bãi cát, tắm biển xong du khách sẽ được thưởng thức món ăn ngay sát mép nước, trên những khu nhà sàn. Các đặc sản biển như ngao, ngán, phi phi, tôm sú, cua, ghẹ, cá bớp, cá vược, cá song... được thưởng thức cùng với sóng, với gió trong khung cảnh nên thơ khiến món ăn đậm đà hơn làm du khách mê lòng.
Ngoài biển, ở Cồn Vành du khách còn có thể tham quan ngọn hải đăng, phóng tầm mắt ra không gian thoáng đãng trong cái nắng, cái gió mang hơi vị mặn mòi của biển. Những người thích du lịch khám phá có thể dùng thuyền đi tham quan các khu rừng ngập mặn, đi câu tôm, câu cá giải trí.
Giữa mênh mang trời nước cùng với hệ sinh thái phong phú gồm nhiều loại thực vật như sú, vẹt, bần, thông…; hơn 200 loài hải sản có giá trị và nhiều loài chim quý; đảo Cồn Vành – “hòn ngọc” miền duyên hải của đồng bằng Bắc Bộ, với vẻ hết sức khoang sơ và tự nhiên, được xem là điểm đến có nhiều tiềm năng để phát triển thành khu du lịch sinh thái lý tưởng. Không chỉ có ưu thế về sinh thái tự nhiên, Cồn Vành còn là một điểm sáng nằm giữa trung tâm trên bản đồ du lịch biển của vịnh Bắc Bộ.
Cồn Vành đã được định hình với tầm cỡ của khu du lịch quốc gia với quần thể sân bay, sân golf, khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp, khu vui chơi giải trí tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể theo bản quy hoạch trong tương lai Cồn Vành sẽ bao gồm các khu: Khu du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao được bố trí ven biển kết hợp với bãi tắm và bể bơi; Khu vui chơi giải trí bao gồm các điểm tổ chức đua thuyền, du ngoạn, thể thao và các loại hình giải trí đa dạng; khu thể thao sân gôn; khu du lịch văn hóa; khu rừng ngập mặn và các khu cây xanh được bố trí gắn với sông, biển để tạo ra vùng sinh thái có một không hai ở ven biển Bắc Bộ.

Với ưu thế nằm giữa những điểm du lịch nổi tiếng theo đường biển, Cồn Vành cách Vịnh Hạ Long, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng) không xa. Và chỉ mất vài giờ cao tốc tới điểm nghỉ mát Vân Ðồn, bãi tắm Trà Cổ ở phía bắc, lại cận kề các bãi tắm Cát Lâm, Hải Thịnh (Nam Ðịnh), và không quá xa Sầm Sơn, Cửa Lò… Cồn Vành sẽ đóng vai trò như một điểm kết nối các điểm du lịch này… làm phong phú thêm bản đồ du lịch của Biển Ðông. Nơi đây cũng hứa hẹn sẽ là cửa ngõ để thu hút khách du lịch tắm biển nghỉ dưỡng, không chỉ cho người dân Thái Bình (vốn dĩ lâu nay chưa có điểm du lịch thật sự nào) mà còn cho các tỉnh lân cận của đồng bằng Bắc Bộ như: Hưng Yên, Hải Dương,…
Ðối với miền quê lúa Thái Bình yên ả, sự ra đời Cồn Vành còn là điểm nhấn đặc biệt quan trọng, làm thức dậy tiềm năng du lịch của “quê hương 5 tấn”. Cồn Vành sẽ cùng khu du lịch Ðồng Châu, các điểm du lịch lễ hội Chùa Keo, di tích nhà Trần, đền Ðồn Bằng, đền Tiên La, làng nghề Bách Thuận, làng nghề Minh Lãng… trở thành các mắt xích quan trọng trong hệ thống tour, tuyến du lịch hấp dẫn của Thái Bình.
Khánh Chi (TTVN)

Chinh phục Cửa Tử

Là một con suối thuộc xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ (Thái Nguyên), Cửa Tử mới nghe tên đã thấy rùng mình lại là nơi thu hút khá đông người tham quan trong những ngày nắng nóng.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Chinh phuc cua tu
Những vách đá dựng đứng của “Cửa Tử” cuối cùng
Dù biết trước đi Cửa Tử không hề dễ dàng nhưng chúng tôi vẫn háo hức lên đường chinh phục. Hè mà!

Cách thị trấn Đại Từ chừng 15km, xã Hoàng Nông nằm cạnh sườn đông của dãy Tam Đảo. Đi gần hết đường nhựa, rẽ xuống một đường đất khá khó đi khoảng hơn 1km là đến lối vào Cửa Tử. Gửi xe tại một nhà dân, đi bộ một đoạn đã thấy một dòng suối hiện ra trước mắt.
Nằm lọt thỏm giữa những ngọn núi cao vút, dòng suối như một con rắn uốn mình trườn đi.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Chinh phuc cua tu
Dòng suối lọt thỏm giữa núi rừng bao la
Đoạn đường khởi đầu khá dễ dàng cho đến khi thử thách đầu tiên xuất hiện. Một vụng nước sâu nằm giữa hai vách đá thẳng đứng, trơn tuột như một cánh cổng cao lớn. Có lẽ vì thế nơi đây được gọi là “Cửa Tử”?

Nước trong vụng trong vắt, có thể nhìn thấy tận đáy vụng nước ngay cả ở những nơi sâu nhất. Trời nắng nóng, ai cũng muốn đầm mình tắm mát nhưng phải vượt qua vụng nước để tiếp tục hành trình.

Nâng balô lên đầu, lội qua được đoạn nước sâu thì đã thấy những tảng đá khổng lồ lù lù hiện ra chắn đường. Nếu không có chiếc thang do người dân quanh vùng tự chế thì chắc chắn không thể vượt qua được vật cản này.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Chinh phuc cua tu
Vụng nước sâu nằm giữa hai vách đá tạo nên những “Cửa Tử” hiểm trở
 

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Chinh phuc cua tu
Lội qua vụng nước sâu
Đoạn suối sau những tảng đá khổng lồ đầy những ghềnh đá. Những viên đá to lớn đủ mọi hình dạng, kích cỡ xếp ngổn ngang làm thành vô số ghềnh đá lớn nhỏ. Dòng nước lúc len lỏi qua các khe đá, lúc ào ào đổ xuống như những con thác nhỏ. Nhiều tảng đá bị nước bào mòn tạo thành những hình thù kỳ dị, trông rất lạ mắt.

Càng đi sâu, núi rừng càng hoang vu. Hai bên bờ suối là những cây cổ thụ chìa những chiếc rễ to xù xì với theo dòng nước. Chốc chốc lại gặp những đàn bướm sặc sỡ sắc màu bay lượn rập rờn.

Lại một “Cửa Tử” nữa phải vượt qua. Và không chỉ một mà hai. Giống như người anh em của mình, hai “Cửa Tử” lần này đều là một vụng nước nằm giữa hai vách đá thẳng đứng.

Vụng nước không sâu lắm nhưng những viên đá xanh rêu trơn tuột dưới đáy nước thật sự là thử thách lớn. Mọi người dò dẫm từng bước trong nước mà không biết điều gì đang chờ đợi mình.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Chinh phuc cua tu
Dòng nước len lỏi qua những ghềnh đá như những tấm lụa tuyệt đẹp
 

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Chinh phuc cua tu
Bị nước bào mòn, nhiều tảng đá có hình thù rất kỳ dị
Ai nấy thấm mệt nhưng quyết tâm đi đến đầu nguồn con suối vẫn chưa giảm. Đạp lên những tảng đá, cả nhóm lại tiếp tục hành trình. Đi thêm một đoạn dài, tưởng chừng đích đến còn rất xa thì bỗng nghe tiếng ầm ầm của thác nước vang lên giữa núi rừng. Tới nơi rồi!

Lại là một “Cửa Tử” nữa nhưng lần này vách đá cao hơn, vụng nước cũng sâu hơn và cũng chính là nơi thác nước đầu tiên của dòng suối đổ xuống.

Dòng nước trắng xóa từ trên cao hơn chục mét tuôn xuống vụng nước làm những đám hơi nước bốc lên mù mịt. Nước mát lạnh như chảy ra từ trong hang núi. Ngâm mình một lát trong nước đã thấy lạnh tê người dù đang giữa mùa hè.

Xung quanh, trên những vách đá rêu phong phủ kín, những thân cây rừng bám rễ chằng chịt. Tất cả tạo nên một cảnh tượng thật hùng vĩ, tráng lệ.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Chinh phuc cua tu
Con thác nơi bắt đầu dòng suối
Được toại nguyện sau khi đã chinh phục đuợc “Cửa Tử”,  chúng tôi bắt đầu quay ngược trở ra. Trong ánh nắng vàng của buổi trời chiều, ai nấy thong thả xuôi dòng... Những thử thách như lúc đi không còn là ẩn số.
 Theo: Ngọc Thắng - Tiến Thắng / tuoitre.vn

Đi Chợ Lớn ăn món ‘Phật nhảy tường’

"Phật nhảy tường" là món ngon danh tiếng trong ẩm thực của người Phúc Kiến (Trung Quốc), được chế biến cầu kỳ, đòi hỏi nhiều nguyên liệu và gia vị tạo ra hương vị thơm nồng. Chỉ riêng cái tên gọi bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xưa cũng đã gây sự hiếu kỳ của thực khách.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Di Cho Lon an mon Phat nhay tuong
Nguồn ảnh: Thesaigontimes
Chuyện kể rằng hơn 1.300 trước, vào thời nhà Đường, có một vị cao tăng không rõ lai lịch đến vùng đất Phúc Kiến truyền giảng Phật pháp. Bên cạnh ngôi chùa vị cao tăng trú ngụ có một quán ăn, thường phảng phất một mùi thơm rất lạ, làm cho vị cao tăng dậy lên nỗi nhớ phàm trần. Đến một ngày kia, vị cao tăng nọ thật sự không chịu nổi sự cám dỗ bèn nhảy qua bức tường để thưởng thức món ăn và đã vi phạm giới luật. Từ đó, người ta gọi tên món ăn này là Phật nhảy tường.

Câu chuyện không được ghi chép trong sách sử chính thống nào cả nhưng được truyền khẩu rộng rãi trong dân gian. Và dù đó chỉ là câu chuyện bịa đặt chăng nữa cũng cho thấy sự đề cao của dân gian về sự hấp dẫn của món ăn này trong ẩm thực của người Phúc Kiến từ xa xưa.

Vị trí đặt quảng cáoCách nấu món ăn này khá cầu kỳ, cần tối thiểu hai ngày mới xong. Món Phật nhảy tường phải có ít nhất 7 loại nguyên liệu chính thuộc vào hàng sơn hào hải vị danh giá như vi cá, bào ngư, sò điệp, gân nai, bong bóng cá, hải sâm, nhân sâm. Nguyên liệu phụ có thêm trên 20 thứ khác nữa như nấm đông cô, măng... Ngoài ra, một phụ liệu không thể thiếu chính là rượu Thiệu Hưng, một loại rượu gạo của Trung Quốc, được dùng để ướp nguyên liệu cho dậy hương.

Tuy là món ăn có hương vị đặc trưng của Phúc Kiến nhưng món Phật nhảy tường cũng hấp dẫn nhiều người trong giới sành sõi ẩm thức nhiều nơi trên thế giới. Theo từ điển bách khoa baike.baidu.com của Trung Quốc, món Phật nhảy tường nổi tiếng thế giới với tên gọi tiếng Anh là “Buddha jumps over the wall”. Gõ cụm từ này trên công cụ tìm kiếm của Google, có hơn 300.000 kết quả về món ăn này cho thấy nó xuất hiện gần như khắp nơi trên trái đất.

Trong hơn nửa triệu người Việt gốc Hoa hiện đang sinh sống tại TPHCM, dân Phúc Kiến không nhiều, có lẽ vì thế nên số tiệm ăn, nhà hàng bán các món ăn Phúc Kiến cũng hiếm. Tình cờ trong một hội chợ diễn ra tại TPHCM trước tết Canh Dần, chúng tôi gặp một gian hàng giới thiệu món ăn Phúc Kiến; trong đó có món ăn có cái tên rất ấn tượng là "Phật nhảy tường". Đó là gian hàng của quán Gia Phú, nằm trong một con hẻm gần góc đường Gia Phú (quận 6) và đại lộ Đông Tây. Một chén, giống như chén súp, được bán với giá 65.000 đồng.

Do quán ăn Phúc Kiến không nhiều nên người viết không so sánh được hương vị của món ăn tại quán ăn này với quán ăn khác. Người viết cũng chưa có dịp sang tận Phúc Kiến (Trung Quốc), nơi xuất xứ của món ăn, để thưởng thức và so sánh mùi vị. Nhưng sau khi dùng món Phật nhảy tường ở quan Gia Phú một lần rồi mới thấy câu chuyện người xưa kể ra nghe có phần cường điệu nhưng cũng không phải là không có lý.
Theo: Baodautu.vn

Trứng Bách Thảo - món ăn mang đậm nét Trung Hoa

Trứng Bách Thảo còn được gọi là “Bách nhật trứng”, “Thiên niên bách nhật trứng”, là một món ăn mang đậm nét văn hóa Trung Hoa, được làm từ trứng cút, trứng gà hay trứng vịt được ủ trong một hỗn hợp từ đất sét, tro, muối, vôi, và trấu.... nhiều tuần lễ, thậm chí ủ liên tục trong nhiều tháng. Tùy vào phương pháp chế biến mà người Trung Hoa có từng loại trứng Bách Nhật Thảo riêng biệt.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Trứng Bách Thảo món ăn mang đậm nét Trung Hoa
Lòng đỏ của trứng thường có màu xanh xám, xanh đen hoặc màu kem với mùi thơm mạnh, khi ăn có vị như pho mát; lòng trắng có màu nâu đen hoặc trong suốt như thạch song ít mùi vị. Một số quả trứng Bách Thảo còn có những lớp hoa văn trên bề mặt trông rất đặc biệt. Ở phương Tây, trứng Bách Thảo được xem như món ăn cao lương mỹ vị, nhưng với người dân vùng Viễn Đông, nó là một món ăn rất đỗi thông dụng.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Trứng Bách Thảo món ăn mang đậm nét Trung Hoa
Thời gian đầu, người ta làm món trứng Bách Thảo bằng cách ngâm trứng trong hỗn hợp bùn nhão được làm từ đất sét kiềm và nước nhằm duy trì thời gian ủ trứng lâu nhất. Lớp vỏ đất sét cứng bao bọc quanh trứng có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Sau này, ngoài sử dụng đất sét, người Trung Quốc còn sử dụng tro gỗ, vôi tôi, muối, hỗn hợp này có nồng độ PH và Natri, giúp thúc đẩy quá trình bảo quản của trứng Bách Thảo. Một kinh nghiệm khác là người ta dùng một hỗn hợp gồm 300gr bột trà xanh, 300gr bột vôi tôi, 900gr bột muối biển, 700gr bột tro gỗ (than gỗ sồi) pha với nước đun sôi tạo thành một dạng bùn nhão, phết lên bề mặt của trứng Bách Thảo. Công đoạn phết bột nguyên liệu lên bề mặt trứng chủ yếu là làm bằng tay, hỗn hợp bột này có tác dụng phòng ngừa sự ăn mòn của vôi tôi trên bề mặt vỏ trứng. Sau đó lăn trứng qua một lớp mỏng bột vỏ trấu để hỗn hợp bện chặt vào nhau rồi cho trứng vào vại hoặc sọt bằng lụa để bảo quản. Trong khoảng 3 tháng, hỗn hợp bùn nhão sẽ tự động khô lại, lúc này trứng đã có thể dùng được. Công thức này có thể áp dụng để ủ từ 100 đến 150 quả. Ngay cả khi những phương pháp làm trứng Bách Thảo theo kiểu truyền thống được phổ biến thì vẫn xuất hiện các phương pháp ủ trứng theo kiểu hiện đại. Ví dụ, người ta có thể ngâm trứng trong dung dịch các chất như nước muối và dung dịch kiềm để ủ trứng từ 10 ngày đến khoảng một vài tuần; để chống quá trình lão hóa, người ta còn dùng các túi nylon phủ mặt ngoài trứng để bảo quản. Tuy nhiên, người tiêu dùng đang tranh cãi về kinh nghiệm sử dụng các loại bột trà khác nhau, tro gỗ, và các loại đất sét địa phương sẽ tạo cho trứng Bách Thảo có những hương vị lạ đặc trưng riêng biệt.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Trứng Bách Thảo món ăn mang đậm nét Trung Hoa
Trứng vịt Bách Thảo có thể ăn ngay mà không cần chế biến cầu kỳ. Được xem như một món đồ nguội ăn khai vị, người Quảng Đông đã bọc xung quanh từng lát trứng Bách Thảo với nhiều lát gừng xắt mảnh. Người Thượng Hải băm trộn trứng Bách Thảo với đậu phụ. Ở Đài Loan, người ta thái trứng Bách Thảo thành từng lát, kế đó phủ lên mặt trứng đậu phụ lạnh với nước xốt Katsuobushi và dầu mè rồi mới ăn. Món ăn này tương tự như món ăn được chế biến từ vịt Bách Thảo có tên là Hiyayakko của người Nhật Bản. Chế biến món trứng vịt Bách Thảo theo kiểu này khá thông dụng ở miền Bắc Trung Quốc, người ta phủ đậu phụ lạnh lên bề mặt trứng, thêm vào một ít gừng non xắt sợi nhuyễn, hành củ băm nhừ và rưới lên trên cùng một hỗn hợp nước xốt đậu nành hoặc dầu mè. Trứng vịt Bách Thảo còn có thể được dùng như một món ăn phụ, ở Trung Hoa nó thường được chế biến chung với món trứng ốp la.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Trứng Bách Thảo món ăn mang đậm nét Trung Hoa
Thực đơn ăn sáng của nhiều gia đình ở Trung Hoa thường có món: trứng Bách Thảo bóc vỏ rồi cắt thành 4 hoặc 8 phần, nấu với nước cá kho hoặc thịt kho, sau đó cho vào nấu chung với cháo, có thể ăn kèm “dầu cháo quẩy”. Vào một số dịp như tiệc cưới, sinh nhật, người Trung Hoa thường chế biến một món ăn làm từ trứng Bách Thảo rất cầu kỳ: xá xíu, củ kiệu, bào ngư xắt lát, cá rốt muối chua, củ cái muối chua, thịt lợn nướng... đem phủ lên bề mặt trứng Bách Thảo. Theo tiếng Quảng Đông, món ăn này được biết đến với cái tên “Lahng-poon”, nghĩa là “món ăn nguội”. Và câu chuyện về các món ăn được chế biến từ trứng Bách Thảo cùng các phương pháp chế biến nó vẫn là đề tài ẩm thực thú vị trong cuộc sống chúng ta hôm nay.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Trứng Bách Thảo món ăn mang đậm nét Trung Hoa
Trứng bách thảo được xem là một trong những món ăn kinh dị đối với  du khách phương tây bên cạnh tiết canh.
 Sưu tầm

Vương quốc điều Bình Phước

Khu Du lịch sinh thái Mỹ Lệ (xã Long Hưng, huyện Phước Long, Bình Phước) nổi bật với không gian xanh ngút ngàn, tiếng nước róc rách và hệ thực vật phong phú. Đây là điểm đi bụi dành cho những bạn thích nghiên cứu thực vật, thích tìm hiểu tự nhiên và sống trong không gian trong lành.
Với diện tích hơn 60ha bao bọc xung quanh là rừng cây cao su, cây điều ngút ngàn, khuôn viên khu du lịch có nhiều cây điều cổ thụ đạt đến hàng trăm năm tuổi với những đường nét uốn lượn đẹp mắt.

Có những cây thân cong dài như chiếc cầu, có thể ngồi lên chụp ảnh, tạo dáng mà không sợ té ngã. Những cây khác cành vươn xa là là mặt đất và đung đưa như chiếc võng. Bên trong còn có cả một nhà máy chế biến hạt điều thành sản phẩm kẹo, bánh…
 Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Vuong quoc dieu Binh Phuoc

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Vuong quoc dieu Binh Phuoc
Khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ
Không chỉ có điều, nơi đây còn tập trung nhiều khu vườn trái cây phong phú như ổi, chôm chôm, sầu riêng, xoài, cóc Thái… nằm xen lẫn. Trên đường đi qua các khu vườn, bạn có thể yêu cầu xe dừng lại để khám phá và thưởng thức trái cây.

Ngoài không gian xanh mướt và sự yên tĩnh lạ kỳ, khách đến thăm còn được hướng dẫn cách hái trà xanh, ướp, bảo quản và cả cách pha trà cho đúng chuẩn. Những trò chơi như câu cá, trồng rau… sẽ giúp chuyến đi bụi của bạn thú vị hơn.
Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Vuong quoc dieu Binh Phuoc
Du khách có thể tắm sông...

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Vuong quoc dieu Binh Phuoc
...chạy xe đạp đôi...

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Vuong quoc dieu Binh Phuoc

 
Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Vuong quoc dieu Binh Phuoc
...và dạo chơi trong các khu vườn điều
Đi bụi đến Bình Phước, bạn nên di chuyển bằng xe máy. Từ trung tâm TPHCM sẽ mất khoảng gần ba giờ để đến đây theo lộ trình Xa lộ Hà Nội, đến ngã tư Thủ Đức rẽ đi Bình Dương, qua Bình Dương đến địa phận Bình Phước, chạy theo hướng Phước Long sẽ đến.

Nếu không thích ngủ tại khách sạn của khu du lịch, bạn có thể chuẩn bị lều, võng để qua đêm. Trong khuôn viên khu du lịch, nếu không muốn đi dạo bằng xe điện, bạn có thể cưỡi ngựa để thử cảm giác mạnh.
 Theo: Minh Khuê/ nld.com.vn

Kinh nghiệm du lịch bụi Bình Phước

Vẻ thơ mộng của trảng cỏ Bù Lạch, cái bao la của vườn quốc gia Bù Mập, những tiếng chày giã gạo nhịp nhàng... là những nét duyên khó cưỡng khi bạn đến Bình Phước.

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui kinh nghiem du lich bui Binh Phuoc
Di chuyển

Bằng phương tiện công cộng
Có thể bắt xe đi Bình Phước tại bến xe mỗi tỉnh. Nên tìm hiểu về thời gian xuất bến, giá vé, địa điểm, những địa danh lân cận bến xe trước khi đến. Khi đến thì thuê xe ôm đến các địa danh

Riêng Sài Gòn, có thể mua vé ở bến xe miền Đông. Giá vé dao động từ 100.000 – 250.000 đồng, tùy điểm đến và chất lượng xe.

Bằng phương tiện cá nhân (xe con hay xe máy)

Từ Sài Gòn, có hai hướng đi Bình Phước, một là từ cầu Bình Triệu, theo QL 13, hai là hướng cầu Sài Gòn ra xa lộ Hà Nội. Dự trù thời gian di chuyển khoảng 2 tiếng (110km).

Lưu ý khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân nên mang theo đầy đủ giấy tờ xe, tuân theo quy định an toàn giao thông đường bộ.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui kinh nghiem du lich bui Binh Phuoc
Con người hiền hòa.
Đến vào mùa nào?
Vào mùa nắng di chuyển thuận tiện, ít vắt, ít muỗi… hơn song quang cảnh không đẹp hay hùng vĩ vào mùa mưa. Hình ảnh này có thể nhận thấy rõ nhất ở màn nước ở các ngọn thác, bức tranh bao la của trảng cỏ hay lượng thú rừng trong vườn quốc gia.

Khách sạn, nhà nghỉ

Giá khách sạn, nhà nghỉ ở Bình Phước dao động từ 100.000 – 500.000 đồng người. Bạn có thể tham khảo danh sách sau: Thiên Thanh, Vân Anh, Thanh Sang, Trúc Nga...

Có điều là hầu hết các nhà nghỉ, khách sạn đều khá xa các địa điểm tham quan nên gợi ý tốt nhất vẫn mang lều theo để cắm trại để vừa tiết kiệm, vừa thuận tiện. Riêng VQG Bù Gia Mập có cho thuê lán.

Đặc sản Bình Phước

Vị thơm ngon của bánh hạt điều, béo béo, giòn tan của ve sầu sữa hay vị ngon lạ của các món ăn được chế biến từ thịt heo thả rông của sóc Bom Bo là những món ngon bạn không nên bỏ qua tại đây.

Ngoài ra, tùy thời điểm đến, độ may mắn hay lòng hiếu khách của chủ nhà, bạn còn có cơ hội thưởng thức đặc sản núi rừng gồm cá suối, đọt mây, lá nhíp…
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui kinh nghiem du lich bui Binh Phuoc
Thiên nhiên tuyệt đẹp.
Các điểm tham quan

Đến Bình Phước bằng ô tô thong thả hơn song do đặc điểm về địa hình, xe máy lại là trợ thủ đắc lực để bạn khám phá nơi đây.

Đến Bình Phước không thể bỏ qua VQG Bù Gia Mập, nơi có hệ thống động thực vật phong phú, quý hiếm và bức tranh rừng hoang sơ, hùng vĩ. Có điều, muốn khám phá VQG, bạn cần bỏ túi các lưu ý sau: nên liên lạc trước để BQL sắp xếp hướng dẫn viên hay thuê xe máy giúp (trường hợp bạn đến bằng ô tô, hay xe khách). Có hai tour để bạn chọn khám phá VQG là một vòng quanh vành đai (dài 142km) hoặc tắm suối, tắm thác, qua đêm trong rừng. Về thực phẩm, có thể mang theo lương thực hay dùng bữa ở căn tin, song nếu ở lại lán, buộc phải mang theo thức ăn.

Giá một số dịch vụ: Giá vé tham quan: 70.000đồng/khách. Hướng dẫn viên tham quan rừng: 200.000đồng/ngày. Giá phòng nghỉ: 200.000đồng/phòng/đêm. Giá đặt ăn uống tại căn tin: 25.000đồng/suất.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui kinh nghiem du lich bui Binh Phuoc
Bên cạnh khám phá VQG Bù Gia Mập, bạn có thể khám phá hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm thấp lớn nhất Việt Nam của Vườn quốc gia Cát Tiên, mạo hiểm trên cáp treo Bà Rá, thu vào tầm mắt vùng đất Bình Long hiền hòa, chinh phục hệ thống hang động kỳ thú và các suối nước thơ mộng.

Hoặc bạn có thể ghé hồ Suối Cam (thị xã Đồng Xoài), hồ Thác Mơ (huyện Phước Long), hồ Sóc Xiêm và hồ Suối Lam (huyện Đồng Phú) nằm dài trên cỏ, du thuyền trên hồ, thưởng thức các món ngon, hay thả mình trong cảm giác bao la ở trảng cỏ Bù Lạch hay chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các thác nước hoang sơ, leo lên đồi Bằng Lăng ngắm thị trấn thác Mơ xinh đẹp nép mình dưới những rặng cây xanh. Ngắm hồ thác Mơ như dải lụa uốn quanh các khu vườn cao su, vườn cà phê rồi trải dài đến vô tận...

Những du khách yêu thích lịch sử, có thể khám phá những địa danh như sóc Bom Bo, Khu căn cứ Tà Thiết, Nhà giao tế Lộc Ninh, mộ 3.000 người, bia chiến thắng chốt chặn Tàu Ô - Xóm Ruộng (Bình Long)...

Mang gì khi đến Bình Phước?

- Quần áo gọn gàng, dép, sandal hay giày để dễ di chuyển.
- Mang theo áo mưa, kem chống muỗi, kem chống hay thuốc xức côn trùng.
- Mang theo lều để cắm trại và quần áo để thay đề phòng mưa ướt.
- Nếu đến các vùng sâu, nên mang theo tiền mặt vì khó tìm ra một máy ATM.
- Nếu tham quan vành đai VQG Bù Gia Mập nên mang theo một can xăng nhỏ phòng trường hợp xe hết xăng giữa đường.
- Phải có ý thức bảo vệ rừng, giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Cấm chụp hình tại các khu vực gần đồn biên phòng.

Những cung dường du lịch thường gặp:

Sài Sòn - Bình Dương - Bình Phước - Tây  Ninh
Sài Gòn - Bình Phước - Đồng Nai
Sài Gòn - Bình Phước - Lâm Đồng
 Theo: Huỳnh Hằng / Infonet
Ảnh sưu tầm

Tai chua - phong vị chua miền Bắc

TTO - Với những người con miền Bắc, thưởng thức bát canh chua ở bất cứ đâu cũng đau đáu nhớ về vị chua quê hương trong bát canh mẹ nấu với hương vị tai chua mộc mạc, giản dị nhưng ấm tình.
Quả tai chua - Ảnh: H.Hân
Nhắc tới gia vị để tạo nên vị chua chua trong các món canh, chắc bà nội trợ nào cũng có trong tay một số loại thảo quả từ phong vị đậm đà đến dịu nhẹ, như sấu, me… Nhưng với những người con xứ Bắc, tai chua là thứ không thể thiếu.
Tai chua thường trồng để thu hoạch lấy trái, trái tai chua thường được dùng để tạo vị chua cho các món ăn, nhất là ẩm thực tại vùng núi phía Bắc.
Mùa này, những cây tai chua đang cho ra trái, những trái xanh lủng lẳng, sai trĩu. Những trái hình cầu hơi bẹp, vỏ dày màu xanh khi chín ngả sang vàng.
Hoa tai chua lưỡng tính ra hoa bốn - năm cánh màu trắng ngả vàng, khi ăn có vị chua dịu, chấm với muối ớt thì không thể nào quên. Đó cũng là món ăn vặt không thể thiếu của lũ trẻ chăn trâu chúng tôi mỗi khi mùa hoa tai chua nở rộ.
Trái tai chua khi già thường được các lái buôn thu mua về để sấy khô. Các bà, các mẹ ở quê tôi thể nào cũng chọn lại một số quả, phơi khô, dùng dần. Tai chua lấy về được rửa sạch, thái thành miếng mỏng rồi phơi nắng cho khô. Gặp nắng, chỉ 2-3 hôm là những miếng tai chua đã ngả sang màu vàng cánh gián.
Tai chua đã khô đem bảo quản trong túi nilông và được các bà nội trợ dùng dần mỗi khi cần nấu các món có vị chua.
Những miếng tai chua thái mỏng phơi dưới nền sân gạch - Ảnh: H.Hân
Ṿị chua thanh trong bát canh rau muống - Ảnh: H.Hân
Tai chua có thể dùng trong nhiều món ăn, tạo ra vị chua đặc biệt, từ món cá kho mang một hương vị khó quên đến những món canh cá ngon tuyệt. Tai chua có thể dùng nấu canh ngót hoặc canh chua. Nếu nấu canh chua thì có thể cho nhiều miếng tai chua hơn vào nồi canh để tạo nên một vị chua riêng biệt.
Nếu ở me có vị chua gắt thì vị chua của trái tai chua lại thanh thanh, nhẹ nhàng, đậm đà và ngon tuyệt. Nhưng tôi thích nhất là cho tai chua vào bát canh rau muống luộc, khác hẳn với hương vị của nước canh rau muống khi vắt chanh hay quất vào.
Một vị chua êm dịu, thoang thoảng xóa tan đi cái nắng gắt của mùa hè.
Vào siêu thị sắm đồ, chợt thấy những túi tai chua khô được đóng gói bán sẵn, cái hương vị chua dịu lại ùa về trong tôi, chợt thấy thèm bát nước rau muống luộc với vài miếng tai chua khô, giản dị nhưng khó quên...
Chắc bây giờ người dân quê tôi cũng đang phơi những miếng tai chua khô để làm nên những món ăn mang vị chua hấp dẫn và cũng để làm quà gửi về cho bạn bè, người thân miền xuôi - một vị chua thanh thanh, nhẹ nhàng chứa đựng cả phong vị núi rừng và tình người Tây Bắc
HOÀNG HÂN

Ngãi bún và bún cá miền Tây

TTO - Miền Tây Nam bộ có rất nhiều món ăn từ bún mang đậm bản sắc ruộng đồng, sông nước, đặc biệt bún nước lèo, bún cá. Riêng bún nước lèo Trà Vinh và bún mắm Sóc Trăng, nếu không có ngãi bún thì không thể có cái “hồn” của tô bún.
Củ ngãi bún - Ảnh: H.Vũ
Nếu Hà Nội có món phở trứ danh, Huế có bún bò Huế thì miền Tây lại nổi tiếng với món bún cá, đặc biệt là bún cá Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu…
Bún cá miền Tây rất đa dạng, món nào cũng lẫm liệt, có thể xếp ngang hàng với phở, cháo và hủ tiếu. Tùy theo cách chế biến và cách sử dụng nguyên liệu mà mỗi nơi lại có cách gọi khác nhau, chẳng hạn bún nước lèo Trà Vinh, bún mắm (hoặc bún nước lèo) Sóc Trăng, Cần Thơ, Bạc Liêu; bún cá Châu Đốc, bún kèn Hà Tiên…
Mỗi loại bún đều có phong vị và mùi vị khác nhau. Tuy tên gọi và cách nấu không giống nhau nhưng nguyên liệu chính vẫn là cá và cái làm nên cốt cách của tô bún là nồi nước lèo (nước xúp).
Ngãi bún còn gọi là ngãi hẹ, một loại ngãi có nguồn gốc từ Campuchia do người Việt mang về trồng từ hơn nửa thế kỷ qua. Loại ngãi này thường trồng vào đầu mùa mưa và rụi vào cuối mưa, năm sau củ lại tiếp tục đâm chồi. Củ và lá ngãi bún giống như nghệ nhưng có mùi hăng và nồng, được người Khmer Sóc Trăng sử dụng như một món ăn vị thuốc.
Theo cách chế biến truyền thống, cá lóc là loại cá được chọn lựa để hình thành tô bún cá, nhưng gần đây do nguồn nguyên liệu thiên nhiên dồi dào, nhiều người còn nấu bằng cá rô, cá kèo, thậm chí cả lươn.
Đặc biệt, trong quá trình giao thoa ẩm thực giữa các vùng miền, giữa các dân tộc Kinh, Hoa và Khmer, nhiều người đã biến tấu nồi nước lèo bằng cách cho thêm xương heo, mực làm tăng thêm phần đậm đà, nhưng cốt cách vẫn là mắm và cá lóc. Nếu thiếu hương vị mắm coi như không thành bún mắm.
Về chất liệu, có nơi chọn mắm bò hóc (pro-hốk) để nấu như ở Trà Vinh, có nơi lại nấu bằng mắm sặt. Dù cách nào, người đầu bếp cũng theo một trình tự, trước hết cho cá vào nồi nước đang sôi (nước dừa tươi càng ngon), thêm gia vị ớt băm nhuyễn, củ sả đập giập và phi hành, tỏi. Kế đến cho một ít mắm vào nồi nấu cho rã ra rồi dùng rây lược lấy nước trong, bỏ xác.
Người Khmer ở Trà Vinh trước kia nấu nước lèo bằng nồi đất, nhờ vậy mà mùi vị thơm tho và giữ nóng lâu hơn.
Bún nước lèo (bún mắm) Sóc Trăng - Ảnh: H.Vũ
Bún cá bông điên điển An Giang - Ảnh: H.Vũ
Riêng về bún nước lèo Trà Vinh và bún mắm Sóc Trăng, có thể nói ngãi bún mới là cái “hồn” của tô bún. Ngoài nấu nước lèo ra, người Khmer còn dùng ngãi bún như một thứ gia vị quý hiếm đối với nhiều món ăn khác. Để có một nồi nước lèo truyền thống, người ta dùng vài củ ngãi đâm nhuyễn cho vào nồi nước nấu chung với cá, tép. Chính loại ngãi này tạo ra một thứ hương vị “bí ẩn” khiến nồi nước lèo có mùi vị đặc trưng không lẫn vào đâu được. 
Gia vị và rau dùng cho tô bún mắm hay bún nước lèo gồm nước mắm, ớt bằm, chanh, các loại rau sống như xà lách, húng quế, húng lũi, giá, rau ghém bắp chuối và rau muống… Các món ăn kèm với bún mắm thật đa dạng. Ngoài cá lóc giẽ ra còn có tôm, tép, thịt.
Đặc biệt tô bún nước lèo ở Sóc Trăng, mặt tô bao giờ cũng trang trí nhiều cá, điểm xuyết thêm vài con tép đất đỏ au trông thật ngon lành. Còn tô bún nước lèo ở Trà Vinh lại có thêm mấy miếng thịt quay, vài miếng huyết heo, bánh cống, chả giò chiên… tùy sở thích của mỗi người mà kêu thêm cho ngon miệng.
Riêng ở An Giang tô bún cá vào mùa nước nổi lại có thêm bông điên điển, Châu Đốc thì có nguyên cái đầu cá lóc trang trí trên mặt tô trông thật hấp dẫn.
Có thể nói bún cá hay bún mắm là một món ăn dân dã nhưng hương vị rất đậm đà và thi vị. Tuy ít dầu mỡ và chất béo nhưng lại phong phú về mùi vị và rau xanh. Đó chính là đặc điểm của bún cá miền Tây.
Bún mắm hay bún nước lèo tốt nhất ăn lúc còn nóng và muốn tận hưởng hương vị đặc trưng của ngãi bún với bún mắm, người ăn phải cảm nhận từ mắt, mũi cho tới lưỡi.
HOÀI VŨ

Nghề làm giá đỗ độc nhất vô nhị

Khác với cả trăm làng quê ủ giá trong chum, vại, thùng xốp..., người dân Thọ Lộc (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) làm theo cách độc nhất vô nhị - chôn ở bãi cát. Cũng vì thế giá đỗ nơi này rất ngon và ngọt.

lamgia1-1372396612_500x0.jpg
Bà Lệ gắn bó với nghề làm giá trong cát 30 năm nay. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam.
Tháng 6, TP Quảng Ngãi nắng như đổ lửa. Làng Thọ Lộc, xã Tịnh Hà (Sơn Tịnh) nằm ven sông Trà Khúc, nhà cửa mọc san sát nhưng đều đóng im ỉm dù là 15h chiều. Dân làng đang tập trung tại bãi bồi Xóm Vạn, người đào hố cát, kẻ vãi đỗ làm giá.
Về làm dâu ở Thọ Lộc hơn 30 năm nay, bà Trương Thị Lệ gắn bó với việc đào cát chôn đỗ và dường như không có ngày nào rời xa bãi cát Xóm Vạn. “Làm giá  để giàu thì không đúng, nó là nghề giúp mọi người thoát nghèo”, bà Lệ giải thích.
Không giống bà Lệ chọn bãi cát cao cách xa bờ sông, vợ chồng chị Phạm Thị Văn và anh Thái Văn Hùng chọn bãi cát gần sông. Mỗi ngày hai vợ chồng chôn 25 kg đậu vào trong cát, sau 5 ngày thu khoảng 170 kg giá.
Chị Văn hoạch toán, cứ 1 kg hạt đậu sẽ cho 7 kg giá. Hiện giá bán với mức 7.000-8.000 đồng/kg, chi phí mua hạt đậu hết 750.000 đồng. Như vậy mỗi ngày kiếm được hơn 500.000 đồng, trừ tiền xăng xe chở giá, tiền điện bơm nước, vợ chồng chị Văn bỏ túi được 400.000 đồng một ngày.
lamgia2-1372396612_500x0.jpg
Gia đình chị Văn đang đào hố, vãi đậu. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam.
Gia đình chị Văn có 3 người làm giá. Chồng đi trước dùng cào san phẳng bãi cát, còn chị đào những hố tròn trịa để cho hạt đậu xuống. Đứa con của chị dùng rổ sàng cát loại sỏi, đá để cho mẹ lấp xuống.
Chị Văn chia sẻ: “Để có giá bán tôi phải làm liên tục. Cây giá thích sống ở nơi cát ẩm ướt, sạch sẽ, do đó phải chọn những bãi không có đất, rác thải trộn lẫn. Nếu không giá không mọc được hoặc nẩy mầm rồi thối hết”.
Chị Văn cho biết, đêm nào cũng vậy, vợ chồng chị phải làm từ 12h đêm. Đầu tiên bới cát lấy giá, tiếp đến sàng, rồi rửa giá, riêng việc đó đã đến tận 3h sáng. Sau đó, chồng thì chạy xe ra chợ đầu mối giao hàng, chị đưa đến các chợ, quán ăn. Ngày nào họ cũng về nhà lúc trời sáng.
Người dân Thọ Lộc ruộng ít trong khi muốn làm thêm thì không kiếm ra việc. Ngày trước, Thọ Lộc ít hộ làm giá nên bán được giá cao nhưng mấy năm trở lại đây nhiều người làm, thương lái thường o ép nên giá hạ.
Theo người dân, có thời điểm làng giá đứng bên bờ “diệt vong”. Đó là năm 1998, một doanh nghiệp được các cơ quan chức năng cấp phép khai thác cát. Chỉ trong vòng hai 2 năm bãi cát Xóm Vạn bị lấy đi hàng nghìn khối cát đẩy gần 100 hộ dân làm giá không có chỗ hành nghề.
lamgia3-1372396612_500x0.jpg
Trời nắng nóng, người dân phải tiếp nước cho giá. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam.
Theo cam kết doanh nghiệp khai thác cát trong 2 năm và chỉ lấy một khu vực cạnh sông, nhưng họ cứ chọn chỗ nào cát sạch là xúc. Quá bức xúc, người dân đã ngăn cản bảo vệ bãi cát giữ lấy làng nghề thì bị lực lượng công an ngăn cản. Người dân đã làm đơn gửi các cơ quan, ban ngành tỉnh Quảng Ngãi nhằm cứu làng giá, nhưng rất nhiều đơn thư không có hồi âm.
Năm 2002, ông Trần Văn Nam đứng ra đại diện viết đơn gửi ra Trung ương. Lập tức Thủ tướng Phan Văn Khải đã có công văn chỉ đạo tỉnh Quảng Ngãi xem xét, sau đó doanh nghiệp khai thác cát đã dừng khai thác cát.
Ông Nam cho biết, sắp tới có doanh nghiệp khai thác cát ở bãi Xóm Vạn, người dân sẽ đồng ý cho lấy. Tuy nhiên phải có quy hoạch, họ chỉ lấy một khu vực còn lại để cho bà con làm giá, nếu không với tốc độ khai thác bằng máy móc hiện đại thì chỉ vài năm nữa bãi cát sẽ bị “hốt” đi hết, bà con không còn chỗ để làm nghề.
Theo Nông nghiệp Việt Nam

Khám phá thuốc bí truyền được người Dominica tôn sùng như Viagra

GiadinhNet - Từ lâu, người dân Dominica đã tự tay pha chế loại thức uống này để sử dụng hàng ngày như một loại Viagra hỗ trợ đời sống gối chăn.

Khám phá thuốc bí truyền được người Dominica tôn sùng như Viagra 1
Mamajuana có nguồn gốc là biệt dược phòng the của thổ dân da đỏ xưa. (Ảnh minh hoạ).
Mama Juana (Mamajuana) là một thức uống từ Cộng hòa Dominica (châu Mỹ) có thành phần chính là vỏ cây và thảo dược. Mamajuana nổi tiếng thế giới bởi công dụng cung cấp sức sống tự nhiên và cân bằng nội tiết mà không có caffeine. Từ lâu, người dân Dominica đã tự tay pha chế loại thức uống này để sử dụng hàng ngày như một loại Viagra hỗ trợ đời sống gối chăn.
Thức uống truyền thống từ Cộng hoà Dominica
Đa số các quốc gia trên thế giới đều có thức uống riêng đặc trưng. Và Mamajuana chính là loại thức uống truyền thống của nước Cộng hoà Dominica xinh đẹp. Loại thuốc này có nguồn gốc lâu đời và có những huyền thoại vô cùng thú vị. Lịch sử ghi lại rằng Mamajuana giống như một loại thuốc chữa bách bệnh của người dân Dominica, từ cảm cúm đến rối loạn tiêu hoá, rối loạn buồng trứng... Tuy nhiên, công dụng đặc biệt nhất của Mamajuana được người dân lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là khả năng làm tăng cường sức sống. Nó giống như một loại Viagra từ tự nhiên kích thích tình dục mạnh mẽ. Vậy Mamajuana là gì (?), có những thành phần gì trong Mamajuana để nó có tác dụng kỳ diệu như vậy?
Cộng hoà Dominica là một quốc đảo thuộc vùng biển Caribean, nằm ở phía Đông và chiếm đến hai phần ba đảo Hispaniola. Xưa kia, đây là vùng đất sinh sống của người da đỏ thuộc nền văn minh Taino (năm 700 – 1000 sau Công nguyên). Mamajuana chính là loại thức uống do người da đỏ bản địa Taino nghĩ ra. Ban đầu, nó chỉ đơn thuần là các loại vỏ cây, thảo dược được ngâm lâu trong nước. Trong lịch sử và truyền thuyết, thì thổ dân da đỏ là những người luôn bị kỳ thị, phải sống trong điều kiện khắc nghiệt, khó khăn như các vùng núi cao, khô hạn… Họ cũng phải thường xuyên thay đổi nơi cư trú để tránh sự truy đuổi của các bộ tộc khác. Tuy nhiên, người da đỏ lại vô cùng mạnh khoẻ, thân hình cường tráng và luôn tràn đầy sinh lực. Họ ít khi bị ốm và khả năng sinh sản cũng rất tốt. Tương truyền, Mamajuana chính là loại thức uống mang lại cho những bộ tộc da đỏ Taino sức mạnh này.
Các loại thảo dược mà người Taino sử dụng để ngâm thành Mamajuana được lấy từ các khu rừng mà họ sinh sống, thường là các loại thảo dược có công dụng chữa bệnh đã được chứng minh trong thực tế. Ban đầu, người da đỏ nghĩ ra cách ngâm thảo dược này để phòng khi ốm đau có thể dùng ngay mà không phải đi tìm kiếm dược liệu trong rừng sâu. Tuy nhiên, sau khi sử dụng, thấy loại thức uống này có tác dụng đặc biệt trong việc tăng cường sinh lực thì nó được phổ biến và coi trọng hơn. Dần dần, Mamajuana trở thành loại thuốc bổ đặc hiệu của người dân Cộng hoà Dominica. Mặc dù không được lưu giữ bằng chữ viết, do trong nhiều thế kỷ người dân Dominica phải sống trong tăm tối của sự nghèo đói, nhưng bài thuốc Mamajuana đã được các thế hệ người dân nơi đây truyền miệng cho nhau. Đây cũng chính là lý do giải thích vì sao không có một công thức cố định nào cho Mamajuana. Mỗi khu vực, mỗi dòng họ, mỗi gia đình đều có trong tay một phương thức chế biến khác nhau.
Tự chế biến
Lần đầu tiên nhìn thấy một chai Mamajuana, bạn có thể hơi ngạc nhiên vì bên trong nó chứa đầy cành và lá cây. Vì được làm thủ công và không có bất kỳ một công thức cụ thể nào để thực hiện Mamajuana, nên các nguyên liệu trong chai phụ thuộc hoàn toàn vào người chế biến. Các cành cây, lá cây và rễ cây có trong các chai Mamajuana hiện nay được lấy từ các loại cây thảo dược ở Cộng hòa Dominica.
Bên cạnh thành phần chính là thảo dược, cũng có thể thêm vào Mamajuana một số thành phần khác. Mỗi người chế biến đều có thể thể hiện quyền sáng tạo của mình và mang tới cho mỗi chai Mamajuana sự độc đáo riêng. Một trong những thành phần bổ sung phổ biến nhất là mật ong. Ngoài ra còn có quế, nho khô, mật đường, nước chanh hoặc vôi... Nhiều người Dominica còn cho thêm các loại thảo mộc thiên nhiên hoang dã của địa phương như Marabeli, Osua, Timacle, caro, Brazil và Anamu. Một thành phần bổ sung đặc biệt nữa là động vật có vỏ như ốc xà cừ, ốc bạch tuộc và thậm chí là cả một bộ phận của con rùa biển. Chính sự kết hợp của những thành phần này đã cung cấp cho Mamajuana một công dụng hiếm có.
Hiện nay, Mamajuana đã được sản xuất và kinh doanh đại trà theo một công thức khoa học hơn. Công ty Natural Safe Hormones của Mỹ chuyên về các loại thảo mộc quý hiếm Caribean đã mời các chuyên gia dược liệu uy tín để nghiên cứu và cho ra một công thức sản xuất Mamajuana làm nên thương hiệu riêng. Các thảo mộc mà công ty này dùng để ngâm Mamajuana gồm 6 loại. Một là vỏ cây Bejuco de Costilla - loại cây nho gỗ được người dân quần đảo Caribean sử dụng hàng ngàn năm qua để tăng cường sinh lực cho toàn bộ cơ thể. Hai là, Batata de Bejuco de Chin - một loại khoai tây bản địa có chất làm tăng cường nội tiết tố và kích thích tình dục. Chất này có trong các loại thuốc tăng cường sinh lực nam và các loại kem nâng ngực nữ hiện nay. Ba là, rễ cây Timacle - một loại nho rễ lớn có tác dụng lợi tiểu nhẹ và gây mê. Nó cũng có tác dụng tiếp thêm sinh lực đáng kể vào tâm trí, thúc đẩy tư duy rõ ràng. Bốn là, Bitter Ginger - một thành viên của họ nhà gừng, có vị cay đắng. Nó được sử dụng như một loại thuốc bổ tim, cải thiện lưu thông máu. Năm là vỏ quế, có tác dụng tăng thêm hương vị. Cuối cùng là Yname - loại khoai lang có chứa chất Diascoraea giúp tăng cường nội tiết tố. Đây là loại thảo dược đã được nghiên cứu (nghiên cứu tiến hành ở Israel), là thành phần chính trong một loại kem tăng cường chức năng tình dục cho phụ nữ mãn kinh.
Viagra dạng lỏng
Mamajuana nổi tiếng nhất với tác dụng kích thích tình dục. Tại Cộng hòa Dominica, nó được gọi là “Viagra dạng lỏng”. Không chỉ nam giới, những người phụ nữ sau khi sử dụng cũng thừa nhận rằng Mamajuana làm tăng cường ham muốn tình dục của họ. Sự hiện diện của Proanthocyanidins (vitamin P) trong thành phần của Mamajuana giải thích vì sao nó có một tác động tích cực đến chức năng tình dục. Proanthocyanidins làm việc trực tiếp để giúp củng cố mạch máu và có tác dụng trong việc cung cấp oxy cho các tế bào. Các công dụng khác là giảm mỡ máu, hạ huyết áp, ngăn ngừa scleroses mạch máu. Mạch máu mạnh mẽ và khỏe mạnh là cần thiết để có một cuộc sống tình dục lành mạnh, cho cả nam và nữ. Trong những năm gần đây, Mamajuana đã trở nên phổ biến hơn, nó có mặt ở khắp mọi nơi. Tới Dominica, vào bất kỳ một quán bar hay nhà hàng nào bạn cũng có thể dễ dàng nhìn thấy một chai Mamajuana. Tuy nhiên, mỗi nơi lại có mẫu mã và hương vị đặc biệt riêng. Danh tiếng của loại thức uống này cũng là một trong những điều hấp dẫn du khách đến với Cộng hòa Dominica.
Vọng Xưa

10 món ăn vặt tuyệt ngon giá dưới 10.000 đồng

Kể cả khách tây hay người miền khác đến cũng đều không thể bỏ qua nếu không muốn nói là họ bị thôi miên trước những món ăn vặt tuyệt vời mà giá chưa tới 10.000 đồng.

Chuối nướng bọc nếp 

Không khó để kiếm được món ăn đường phố quen thuộc này ở Sài Gòn. Chuối nướng bọc  nếp, cuốn bên ngoài lớp lá chuối và bắc lên vỉ than nướng. Sau khi chuối chín, gắp ra đĩa và cắt thành từng khoanh, rưới nước cốt dừa và đậu phộng lên trên. Sự kết hợp giữa vị ngọt của chuối, vị bùi bùi thơm thơm của nước dừa và cơm nếp tạo nên sức hấp dẫn đặt biệt cho món này.

10 món ăn vặt tuyệt ngon giá dưới 10.000 đồng 1
Chuối nướng bọc nếp
Chuối nướng bọc nếp được bán phổ biến trên các vỉa hè, hẻm phố, người bán thường bóc sẵn vỏ chuối, cuộn nếp tròn theo trái chuối rồi bỏ trên lò than hồng nướng chín. Món này có giá bán dao động từ 4.000 - 6.000 đồng/trái chuối tùy khu vực. Bán đông và nhiều nhất là trước các cổng trường học. 

Chè Sài Gòn

Nhắc đến các món ăn vặt ở Sài Gòn, người ta không thể không nhắc đến chè. Không giống chè Bắc ở sự giản đơn, mộc mạc và cũng không thực sự kiểu cách như chè Huế, chè Sài Gòn quyến rũ bằng vị thơm ngon và quyến rũ tự nhiên. Cụ thể, chè Sài Gòn vừa bao gồm những nguyên liệu truyền thống như đậu, đường, nước cốt dừa béo ngậy và vị đậu phộng giòn tan thêm mứt trái cây, cốm chỉ, bột báng... thơm ngon, bắt mắt. 

10 món ăn vặt tuyệt ngon giá dưới 10.000 đồng 2
Chè chén Sài Gòn
Chè được người bán dạo treo lủng lẳng trên xe và đi rong khắp đường phố Sài Gòn, ai mang đi người bán gói về, ai thích tại chỗ thì ăn chè đựng trong ly nhựa có sẵn hay chè chén. 

Mỗi ly chè như vậy có giá bán từ 6.000 - 8.000 đồng/ly được bán ngoài vỉa hè hoặc trong tiệm nhỏ ở khắp Sài Gòn, phổ biến nhất là khu vực Quận 1 và Quận Tân Bình. 

Bánh tráng trộn/nướng

10 món ăn vặt tuyệt ngon giá dưới 10.000 đồng 3
Bánh tráng trộn

Bánh tráng trộn là món ăn vặt có nguyên liệu khá đơn giản nhưng lại rất ngon và hấp dẫn. Cụ thể, chỉ với một ít bánh tráng cắt sợi đem trộn cùng tôm khô chiên mỡ, phổi bò cháy, rau răm, đu đủ chua sợi, sốt tương, đậu phộng... mắm me sốt chua ngọt cùng vài cọng rau răm rất dễ gây nghiện. Giá của món bánh tráng trộn là 5.000 - 8.000 đồng/bịch, bánh ngon nhất "trú ngụ" tại khu vực Hồ Con Rùa (Quận 1). 


10 món ăn vặt tuyệt ngon giá dưới 10.000 đồng 4
Bánh tráng nướng 
Bánh tráng nướng thì cầu kỳ hơn một chút. Chiếc bánh tráng tròn mỏng màu trắng được nướng trên lò than hồng đỏ lửa, rồi người bán phết thêm mỡ hành, trứng gà hoặc trứng cút, xúc xích, tôm khô hay bó xé sợi... nướng chín cho đến khi có màu vàng ruộm cùng mùi thơm của trứng lan tỏa. 

Hấp dẫn như vậy nhưng bánh tráng nướng chỉ có giá 6.000 - 8.000 đồng/cái tùy loại và tùy vị, trong đó hẻm Cao Thắng (Quận 3) là khu vực  bán bánh tráng ngon nhất. 

Bánh mì kem 

Với người miền Bắc, bánh mì kem Sài Gòn nghe khá lạ tai nhưng đây là món ăn độc đáo bởi sự kết hợp giữa bánh mì và kem tươi hấp dẫn. 

Cụ thể, bánh mì được rạch giữa rồi cho vào 2 - 3 muỗng to kem có vị dừa, vani, khoai môn hoặc tổng hợp tùy theo yêu cầu. Cuối cùng người bán hàng rắc thêm chút đậu phộng và bỏ vào bao nylon giao cho khách. Mỗi chiếc bánh mì như vậy có giá từ 6.000 - 8.000 đồng. 

10 món ăn vặt tuyệt ngon giá dưới 10.000 đồng 5
Bánh mì kem
Tuy nhiên "quán" bánh mì kem chỉ bán di động, vì vậy muốn thưởng thức bánh mì kem, người ăn phải chịu khó ngồi chờ người bán hàng đem tới. 

Bánh tai yến

Bánh tai yến là món ăn vặt quen thuộc của nhiều tín đồ ẩm thực Sài Gòn. Bánh có nguồn gốc từ miền Tây và theo chân những người dân quê lên Sài Gòn lập nghiệp rồi trở thành món quà vặt được nhiều người yêu thích. 

Cũng giống bánh quai vạc, bánh tai yến có tên gọi khá độc đáo vì gắn với một loài chim đáng yêu. Lý giải bánh có tên tai yến, một người bán hàng rong cho biết, hình dáng của chiếc bánh khá giống với tổ yến nên đặt như vậy. 

10 món ăn vặt tuyệt ngon giá dưới 10.000 đồng 6
Bánh tai yến 
Tên gọi cầu kỳ nhưng bánh có cách làm khá đơn giản, cụ thể chỉ cần đường, bột gạo, bột năng và một chút nước cốt dừa đã có thể làm ra chiếc bánh tai yến thơm ngon, đẹp mắt. 

Tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được, vì chiếc bánh tai yến ngon đúng chuẩn phải có màu vàng cánh gián, viền bánh giòn và chính giữa bánh mềm, dai để khi bẻ ra, bánh giữ được đổ dẻo, mềm, không bị ỉu kể cả để lâu ngoài trời. 

Được biết, người miền Tây thường ăn bánh tai yến kèm 1 ly trà. Nhưng ở Sài Gòn, người ta thường ăn bánh "chay", tức là không kèm trà. Giá của một chiếc bánh tai yến khoảng 5.000 - 6.000 đồng/cái, được bày bán nhiều ở khu Cao Thắng, Trương Định (Quận 3) và một số tuyến đường trên quận 6. 

Xiên que

Đi trên đường phố Sài Gòn, không khó để bắt gặp những hàng xiên que nướng có giá từ 3.000 - 5.000 đồng/que. Có nhều loại xiên que như cá viên, bò viên, tôm viên, hoành thánh, đậu hũ và cả chả giò chiên hấp dẫn. 

10 món ăn vặt tuyệt ngon giá dưới 10.000 đồng 7
Xiên que 
Cách làm xiên que nướng khá đơn giản, thường người bán sẽ lấy sẵn các loại viên về và khi có người mua mới chiên ngập trong dầu nóng vàng ruộm, thêm tương đen, đỏ chấm cùng hoặc rải lên bên trên. 

Các loại xiên que thường được bán di động trên xe đạp hoặc xe máy, cũng có khi xiên que được bán trong các tiệm ăn vặt nhưng giá sẽ cao hơn từ 1.000 - 2.000 đồng/xiên. 

Trứng vịt lộn

Người Sài Gòn ưa ăn trứng vịt lộn chấm muối tiêu khi chiều xế. Đây được coi là món ăn giàu dinh dưỡng, hấp dẫn lại dễ ăn và giá bán cực kỳ "hạt dẻ" và được bày bán khá nhiều.

10 món ăn vặt tuyệt ngon giá dưới 10.000 đồng 8
Hột vịt lộn xào me
Trứng vịt lộn có thể luộc hay xào me, ăn kèm với rau răm, muối tiêu hay chút nước sốt sền sệt chua ngọt. Giá mỗi quả trứng vịt lộn dao động từ 6.000 - 8.000 đồng/quả, bán nhiều ở khu Quận 5 và Quận 3. 

Bắp xào 

Người Hà Nội thích ăn bắp luộc, còn người Sài Gòn ưa thưởng thức bắp xào mỡ hành. 

Bắp xào mỡ hành được du nhập từ Thái và người bán hàng ở Sài Gòn đã biến tấu với các nguyên liệu rất Việt Nam như tôm chấy khô, hành hoa...rất hấp dẫn. 

10 món ăn vặt tuyệt ngon giá dưới 10.000 đồng 9
Bắp xào
Cụ thể, bắp được luộc chín, tách hạt, khi có người ăn thì chủ hàng sẽ lấy bắp đem xào trong dầu nóng, bỏ thêm tôm chấy và hành hoa khi gần chín, rải tương ớt lên trên là hoàn thành xong món bắp xào hấp dẫn. Món ăn vặt này có giá 5.000 - 8.000 đồng/hộp và được bày bán nhiều ở các cổng trường học và khu vỉa hè ở Bình Thạnh. 

Gỏi cuốn

Được coi là món ăn vặt ngon, bổ, rẻ nhưng gỏi cuốn chỉ có giá 4.000 - 6.000 đồng/cái, thậm chí có nơi bán giá 2.000 đồng/cái.

Gỏi cuốn bao gồm nhiều nguyên liệu đơn giản như bún, rau xà lách, tôm, thịt luộc, lá hẹ...ăn rất mát và lại đầy đủ chất dinh dưỡng lên không lạ gì khi món ăn này được nhiều chị em yêu thích. 

10 món ăn vặt tuyệt ngon giá dưới 10.000 đồng 10
Gỏi cuốn 
Ăn kèm gỏi cuốn là tương đen hoặc nước mắm màu nâu vàng tùy vị từng người. Nhưng đa số thích ăn tương đen vì vị chua ngọt đầy đủ, còn nước mắm thì mặn khó ăn hơn. 

Gỏi cuốn được bán ngon, rẻ chủ yếu ở Bình Thạnh, Thủ Đức... với giá 2.000 - 4.000 đồng/cái. 

Chuối chiên

Góp mặt trong danh sách các món ăn vặt ngon, rẻ ở đường phố Sài Gòn, chuối chiên khiến nhiều người ăn thích thú nhưng không thể thưởng thức nhiều vì nhanh ngán.

10 món ăn vặt tuyệt ngon giá dưới 10.000 đồng 11
Chuối chiên 
Cụ thể, chuối được cắt lát to, dày rồi lăn qua bột và đem chiên ngập trong chảo dầu to sôi cho chín vàng đều các mặt. Món chuối chiên được bán nhiều quanh các trường học và trụ sở các doanh nghiệp, mỗi bánh chuối chiên như vậy có giá từ 5.000 - 6.000 đồng tùy nơi và tùy miếng chuối to hay nhỏ. 

Tàu hũ nước đường

Ở Sài Gòn, người dân thường gọi món tào phớ là tàu hũ. Không ai biết tên gọi tàu hũ xuất hiện từ khi nào, nhưng so với tào phớ miền Bắc và đậu hũ miền Trung thì tàu hũ miền Nam có phần đặc hơn. 

10 món ăn vặt tuyệt ngon giá dưới 10.000 đồng 12
Tàu hũ
Cụ thể chén tàu hũ rất mịn, thêm nước cốt dừa và thường được ăn nóng với nước đường, vài lát gừng vàng tươi và một số nơi khác còn bỏ thêm những viên bột lọc nhỏ ăn kèm. 

Chén tàu hũ nhỏ có giá từ 5.000 - 6.000 đồng và được bán ở hầu hết các con phố lớn, nhỏ Sài Gòn, nhưng ngon nhất là khu Bùi Viện (Quận 1). 

Bánh cay 

Là thứ bánh thơm thảo của đất trời Sài Gòn, bánh cay được nhiều người ưa thích vì dân dã và ăn dễ no bụng. 

Bánh cay được làm từ lõi sắn tươi trắng nõn lấy từ củ sắn đã ngâm nửa ngày để nhả bớt chất say, sau đó được người bán khía thành từng khúc từ 7-10cm và lấy bàn nạo dừa nạo nhiều lỗ nhỏ và chà sắn trên mặt nạo từng đường cho đến khi thấy sợi tim cứng ở giữa khúc sắn thì bỏ đi.

10 món ăn vặt tuyệt ngon giá dưới 10.000 đồng 13
Bánh cay 

Tiếp đến, người bán lấy ớt tươi thái từng lát mỏng cùng với ít rau thì là, hành lá và nêm nếm chút muối trộn đều lên với sắn đã nạo.

Chưa hết, người làm còn tạo bột mì pha loãng vừa đủ để tạo độ dính kết từng sợi sắn với nhau rồi nặn bánh thành miếng hình trụ dài cỡ 5cm và thả nhanh vào chảo dầu ngập mỡ cho chín vàng ruộm và lấy muôi lưới vớt ra để lên đĩa thấm dầu cho bớt mỡ. 

Bánh cay thường được bán tùy theo người mua, trung bình 5.000 đồng được khoảng 20-23 miếng bánh cay. Người ta thường ăn bánh cay chấm với tương ớt hoặc nước mắm pha đu đủ xanh và kiểu nào cũng ngon. 

Bánh cay được bán ở quanh cổng trường đại học rết dễ tìm.