Đường lên cổng trời
(iHay) Từ TP.HCM, cả ba chúng tôi khoác ba lô Bắc tiến. Hành trang chỉ vài bộ quần áo gọn nhẹ, nhưng lại đầy đủ đồ nghề chụp ảnh với sự hào hứng chuẩn bị được khám phá Mù Căng Chải - một bức tranh đẹp của vùng Tây Bắc.
.Tới Hà Nội, anh tài xế trẻ trung, phong trần đón chúng tôi với chiếc SUV bụi bặm, có khả năng vượt địa hình tuyệt vời. Bạn đồng hành với chúng tôi là chiếc điện thoại có cài VietMap, bản đồ chỉ đường.
Đèo Khau Phạ, một trong những cung đường đèo quanh co trên đường đến Mù Căng Chải |
Quang cảnh ghi được trên đường từ Hà Nội đi Nghĩa Lộ |
Trước khi chinh phục đèo Khau Phạ, câu ca “Nếp Tú Lệ, tẻ Mường Lò”
đã níu chân chúng tôi dừng lại lang thang ở thung lũng Tú Lệ (thuộc
huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) - nằm giữa ba ngọn núi Khau Phạ, Khau
Thán, Khau Song, nơi người dân chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái hiền
hoà.
Do đặc thù của khí hậu, nên một năm, người dân vùng cao chỉ trồng duy nhất một vụ lúa. Thung lũng Tú Lệ, quê hương của đặc sản nếp Tú Lệ |
Vào tháng 5-6,
khi trời mưa xuống, họ dẫn nước cho ruộng, khi tất cả các thửa ruộng đã
đầy nước cũng là thời gian bắt đầu cày ải, gieo mạ, cấy lúa. Tháng 9 -10
là thu hoạch.
Những thửa ruộng loang loáng nước, kết
hợp với mây núi xanh cao vời vợi tạo nên bức tranh phong cảnh đẹp không
kém phần hấp dẫn so với những thửa ruộng bậc thang nổi tiếng khác. Đây
cũng chính là thời điểm nhiều du khách háo hức khám phá ruộng bậc thang
Tú Lệ.Ruộng bậc thang Tú Lệ |
Đèo Khau Phạ là
một trong những cung đường đèo quanh co và dốc đứng thuộc hàng bậc nhất
nước ta. Trong tiếng dân tộc Thái, Khau Phạ có nghĩa là Sừng Trời (chiếc
sừng núi nhô lên tận trời), có người còn gọi đây là Cổng Trời.
Khau Phạ là thử thách lớn đầu tiên mà
anh em chúng tôi phải chinh phục. Núi tiếp núi, đèo tiếp đèo, nhiều phen
tim chúng tôi như ngưng đập khi xe qua những khúc cua khuỷu tay nguy
hiểm. Có khi lặng người trước vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, rồi lại reo
lên sung sướng như con trẻ khi cảm nhận được rõ nét sự thay đổi của độ
cao.Đường lên cổng trời Khau Phạ |
Tác phẩm điêu khắc trên đất
(iHay) Mù Căng Chải đón chúng tôi bằng những thửa ruộng bậc thang huyền ảo trong sương sớm, xanh thắm khi nắng lên và vàng rực dưới bóng chiều tà. Những thửa ruộng như tầng tầng nếp gấp của đất, đầy cảm xúc, sâu thẳm và suy tư...
Ruộng bậc thang Mù Căng Chải |
Nậm Khắt trong sương sớm
6 giờ tối, chúng tôi đã đến điểm cuối của hành trình.Mù Căng Chải một huyện nằm ở phía tây của tỉnh Yên Bái, cách thành phố Yên Bái 180 km theo quốc lộ 32. Đây là khu vực núi cao bắt nguồn từ dãy Hoàng Liên Sơn, bao gồm nhiều dãy núi liên tiếp nhau chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Trong bữa cơm bụi buổi tối, trò chuyện với chị chủ quán niềm nở mời khách phương xa, biết anh em chúng tôi có ý định chụp những bức hình về ruộng bậc thang, chị khuyên mọi người hãy ghé thăm bản Nậm Khắt.
Và dù lịch trình ban đầu không định đến địa điểm này, nhưng do lời giới thiệu quá nhiệt tình và đầy hấp dẫn của chị chủ quán, chúng tôi cùng quyết định 4 giờ sáng tìm đường ngược vào thung lũng Nậm Khắt.
Đường vào bản Nậm Khắt |
Nậm Khắt trong sương sớm lung linh, huyền ảo, đẹp đến nao lòng.
Buổi sáng ở Nậm Khắt |
Ruộng bậc thang Mù Căng Chải
Mù Căng Chải cuốn hút bởi những thửa ruộng bậc thang. Mù Căng Chải có 700 ha ruộng bậc thang, trong đó hơn 47% tập trung ở 3 xã: La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Su Phình.Năm 2007, ruộng bậc thang ở ba xã này đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích danh thắng cấp quốc gia.
Trên thửa ruộng bậc thang, vẫn còn hình ảnh con trâu đi trước cái cày theo sau |
Tháng
Năm là thời điểm bắt đầu đổ nước vào ruộng để chuẩn bị cho một mùa lúa
mới. Chúng liên tục được thay áo mới: màu xanh của mạ non, của lúa đến
thì con gái. Và khoảng cuối tháng Chín đến đầu tháng Mười, Mù Căng Chải
khoác lên mình bộ áo rực rỡ nhất, vàng rực màu lúa chín. Đây chính là
thời điểm đẹp nhất.
Khi người lớn ra đồng thì lũ trẻ chơi tha thẩn trong bản, đứa lớn trông đứa nhỏ, chúng tụ tập thành nhóm chơi đùa |
Nhóm
chúng tôi đến vào đúng thời điểm bà con đang bắt đầu một vụ mùa mới.
Tuy không được thấy những thửa ruộng bậc thang với màu xanh tươi mát của
mạ non, lúa trổ đòng, hay màu lúa chín vàng rực rỡ; nhưng chính vì vậy
mà chúng tôi lại có dịp chiêm ngưỡng một vẻ đẹp khác của ruộng bậc
thang. Hoành tráng và kỳ bí như một công trình kiến trúc.
Cởi bỏ lớp áo màu, chúng
khoe vẻ tự nhiên, hoang sơ, mộc mạc vốn có của đất mẹ, càng nhìn ta lại
càng cảm được nghệ thuật "điêu khắc trên đất" của người nông dân như ai
đó đã từng ví von.Ruộng bậc thang như những tác phẩm điêu khắc trên đất |
Phượt ký của Chí Mỹ
Yên Bái Mùa thu, mùa gặt, mùa vàng của Mù Căng Chải
Ở
Tây Nguyên, người ta ví cà phê là vàng đen, nhưng với người Mông trên
đèo cao Mù Căng Chải, những thửa ruộng vàng tắm trong nắng thu mới là
sản vật vô giá nhất.
Thu về, nơi đâu cũng nhuốm gam màu trầm trầm, buồn buồn nhưng có lẽ
điều này sẽ không thể xuất hiện tại Mù Căng Chải, bởi đây có lẽ là vụ
mùa vui vẻ nhất, ấm no nhất và tươi sáng nhất trong năm.
Mù Cang Chải là một huyện vùng cao thuộc tỉnh Yên Bái, cách Hà Nội
khoảng 360km. Đây là nơi sinh sống của các dân tộc như H'Mông, Dao, Thái
và người Kinh, trong đó người H'Mông chiếm hơn 90% dân số toàn huyện.
Từ giữa tháng 9 tới cuối tháng 10, Mù Cang Chải bước vào thời kì xuân
sắc nhất khi làn áo vàng làm cho cảnh sắc nơi đây thêm rực rỡ, mang một
vẻ đẹp như bất với những ruộng bậc thang uốn lượn như những đợt sóng
quyến rũ.
Có thể nói, văn hoá canh tác ruộng bậc
thang của đồng bào dân tộc Mông ở La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình
đã biến tên Mù Cang Chải (tức làng cây khô) thành đồi ruộng mùa màng
tươi xanh sức sống cứ từng bậc, từng bậc vươn cao lên trời. Dưới bàn tay
con người trải qua hàng chục năm những thửa ruộng bậc thang không chỉ
phản ánh một phương thức canh tác độc đáo của tộc người mà còn ẩn chứa
nhiều thông số về giá trị lịch sử, văn hoá.
Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mặt
nước biển, ruộng bậc thang Mù Cang Chải được hình thành từ nhiều đời nay
do tập quán canh tác của người H'Mông và do địa hình có độ dốc lớn, lại
bị chia cắt mạnh nên rất khó trồng lúa theo phương thức nương rẫy. Vì
thế, người dân ở đây đã chọn những quả đồi thấp, có diện tích rộng và độ
dốc vừa phải, đồng thời tận dụng nguồn nước suối từ trên núi tràn xuống
ruộng để khai khẩn ruộng bậc thang. Việc canh tác lúa nước của người
H'Mông trên những thửa ruộng bậc thang đã trở thành nét văn hóa độc đáo ở
Mù Cang Chải.
Đến Mù Cang Chải mùa này ai ai cũng
sững sờ trước cảnh quan thiên nhiên đa đầy chất thơ của vùng núi Tây
Bắc, nơi nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang được xếp hạng danh
thắng quốc gia.
Dọc theo quốc lộ từ Nghĩa Lộ, Tú Lệ, lên Mù Cang Chải, bạn sẽ được
chiêm ngưỡng những thung lũng rộng hút tầm mắt, thửa ruộng tầng tầng lớp
lớp lượn sóng theo sườn núi, ngọn núi này nối tiếp ngọn núi khác. Thời
điểm này ở Mù Cang Chải lúa đang chín vàng trĩu hạt, vàng rượi trên
ruộng.
Trong nắng thu vàng, Mù Cang Chải trở nên quyến rũ hơn bởi những thửa ruộng lúa bậc thang hệt như một tấm thảm đa màu với gam vàng là chủ đạo phối hợp với nhau một cách hài hòa và độc đáo: chỗ này vàng xanh, nơi kia vàng nhạt, góc kia ngả vàng ruộm xen lẫn màu nâu của đất lộ ra sau khi gặt...
Lác đác trên những thửa ruộng bậc thang là những ngôi nhà nhỏ hoặc
những chòi canh lúa của người dân. Xa xa dưới thung lũng thấp thoáng
bóng người đang lom khom gặt lúa. Đôi nơi, những chú trâu tròn căng
thủng thẳng đứng gặm cỏ. Trên thửa ruộng đã gặt có những em nhỏ chạy
nhảy, vui đùa. Trên đỉnh núi cao mây vẫn lơ lửng trôi, dưới chân núi là
những dòng suối uốn lượn. Tất cả tạo nên một bức tranh đồng quê đẹp giản
dị, và thật hiền hòa.
Trong nắng thu vàng, Mù Cang Chải trở nên quyến rũ hơn bởi những thửa ruộng lúa bậc thang hệt như một tấm thảm đa màu với gam vàng là chủ đạo phối hợp với nhau một cách hài hòa và độc đáo: chỗ này vàng xanh, nơi kia vàng nhạt, góc kia ngả vàng ruộm xen lẫn màu nâu của đất lộ ra sau khi gặt...
Mù Cang Chải có khoảng 700ha ruộng bậc
thang, trong đó gần ½ tập trung ở 3 xã: La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Su
Phình. Ruộng bậc thang không chỉ cho năng suất cao và ổn định, góp phần
cải thiện đời sống dân cư, góp phần hạn chế việc chặt phá rừng làm nương
rẫy mà còn làm nên danh thắng kỳ vĩ. Năm 2007, ruộng bậc thang ở 3 xã
này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích danh
thắng cấp quốc gia. Cho đến nay đồng bào nơi đây vẫn còn gìn giữ và bảo
tồn các tập tục, các nghi thức cũng như tín ngưỡng trong việc khai khẩn
và canh tác ruộng bậc thang.
Mùa vàng chưa bao giờ chấm dứt tại đèo
cao Mù Căng Chải này. Cứ hàng năm, vào đúng dịp này, hương vị ngày mùa
và những vẻ đẹp thuần khiết, chất phác của những con người nơi đây luôn
luôn là cái níu keo bất cứ du khách nào. Đã đến đây, ngắm khung cảnh
ngày mùa rộn rã tiếng cười, tiếp xúc với người dân nơi đây, ăn bát cơm
của bà con H'Mông và thậm chí trực tiếp tham gia gặt lúa với đồng bào,
bạn sẽ thực sự thất lưu luyến, chẳng muốn ra về.
vietnamvietnam
“Mãn nhãn” trước những thửa ruộng bậc thang chuyển màu
Lên miền Tây Bắc mùa thu, cũng là bắt đầu mùa lúa chín sẽ thấy những thửa ruộng bậc thang chuyển màu đẹp đến ngỡ ngàng.
Ruộng bậc thang ở Tây Bắc có nhiều nơi đẹp, như Mù Cang Chải (Yên
Bái); Hoàng Su Phì, Xín Mần (Hà Giang); Sa Pa, Bát Xát (Lào Cai)...
nhưng đẹp và quyến rũ nhất là “những bậc thang” ở Mù Cang Chải.
Theo quốc lộ 32 từ Hà Nội lên Yên Bái, qua xã Tú Lệ (huyện Văn Chấn)
và bắt đầu với cung đèo Khau Phạ để lên Mù Cang Chải, những thửa ruộng
bậc thang bắt đầu hiện ra ở thung lũng Cao Phạ (xã Cao Phạ, huyện Mù
Cang Chải).
Qua đèo, lên tới thị trấn, qua các xã Púng Luông, La Pán Tẩn, Chế Cu
Nha, những bậc thang đang chuyển màu từ xanh sang vàng và có cả những
gam màu nâu đỏ của những thửa ruộng đã gặt, làm nên những bức tranh của
thiên nhiên và con người vô cùng ấn tượng.
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải không chỉ là tư liệu – phương thức sản
xuất của đồng bào nơi đây (dân tộc Mông chiếm tới 90%) mà còn chứa đựng
một bề dày văn hoá bản địa lâu đời, là di sản đặc sắc tạo nên bởi thiên
nhiên và bàn tay con người từ ngàn năm.
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
xếp hạng Danh thắng quốc gia năm 2007, tập trung ở các xã La Pán Tẩn,
Chế Cu Nha và Dế Xu Phình.
Ngày 26/9/2013, tại Mù Cang Chải sẽ diễn ra "Tuần Văn hóa, Thể thao
và Du lịch Danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2013".
Những thửa ruộng bậc thang như biển sóng ở thung lũng Cao Phạ
Đồng ruộng, núi đồi, sông suối và quần cư tạo nên bức tranh tuyệt mỹ
“Những bậc thang” ở Cao Phạ đang ngả đều màu vàng
Quang cảnh núi rừng, ruộng bậc thang ở xã Chế Cu Nha
Kỳ thú với sự sắp đặt của thiên nhiên và bàn tay con người
\
"Những bậc thang” cao mãi ở La Pán Tẩn
Những con người giản dị làm nên di sản và cũng làm đẹp thêm bức tranh mùa lúa chín.
Theo CTV Hà Thành
VOV online
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét