Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Tìm chút hồn quê ở Ninh Bình

(iHay) Cách Hà Nội chừng 120km, Ninh Bình hấp dẫn du khách từ những phượt thủ cừ khôi men đường mòn song song quốc lộ băng qua Hòa Bình hoặc bằng phương tiện ô tô với đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.



Nhắc đến Ninh Bình, du khách sẽ hình dung đến Tam Cốc Bích Động cũng như Cố Đô Hoa Lư một thời oanh liệt. Tuy nhiên, nét cổ kính cũng như sự mộc mạc của Ninh Bình không nằm ở những địa danh này, mà nằm ở những điều làm nên một vùng quê thật sự hấp dẫn trong lòng du khách, đó chính là Khu sinh thái Tràng An, còn được mệnh danh là Vịnh Hạ Long trên cạn, chùa Bái Đính và ngôi nhà thờ đá Phát Diệm.
Khu sinh thái Tràng An nằm tách biệt so với bên ngoài, bao gồm hơn 10 hang động rộng có, hẹp có với khí hậu mát mẻ quanh năm, trong đó co những hang động đẹp với thạch nhũ tượng hình ấn tượng. Len lỏi vào hệ thống hang động này, du khách sẽ tạm rời xa chốn huyên náo bên ngoài để tận hưởng không khí mát mẻ và tĩnh lặng.
 
Tràng An - Hồn quê của Ninh Bình

Xuồng chèo tay là phương tiện duy nhất để đưa du khách len lỏi trong các hang động tại khu sinh thái Tràng An

Với hệ thống hang động dài và rộng, Tràng An quanh năm khí hậu mát mẻ, hấp dẫn du khách trong những ngày hè
Trên đường xuôi bằng xuồng chèo tay, Tràng An như đưa du khách về với dòng sông tuổi thơ, nơi in đậm với những hình ảnh đời thường như súng đỏ, sen trắng, vịt trời lặn bắt cá... Ngoài ra, trong khu sinh thái Tràng An, quý khách cũng sẽ được viếng thăm đền Trần nằm trong đỉnh núi với gần 750 bậc thang.






Hệ sinh thái Tràng An cũng rất đa dạng với hệ thực vật xanh quanh năm bởi nguồn nước luôn sanh xạch

Trong khu sinh thái Tràng An, du khách sẽ được viếng những đền tưởng niệm, nơi ghi dấu công lao ông cha ta đã bảo vệ đất nước
Theo thông tin từ cô lái đò, hệ thống hang động Tràng An ngày xưa còn là nơi để các tướng lĩnh dùng chứa lương thực, kho đạn chống quân thù xâm lược. Đó là lý do vì sao trong hang động còn có cả giếng nước cổ, cũng như những đền thờ để tưởng nhớ công lao của các bậc danh tướng ngày xưa.
Rời Tràng An, men theo đường tỉnh lộ nhỏ, du khách sẽ được đến với chùa Bái Đính, ngôi chùa được cho là lớn nhất Việt Nam hiện nay với hai hệ thống chùa cổ và chùa mới.
Hiện con đường vào chùa mới sẽ đưa khách đến với một kiến trúc độc đáo của Phật Giáo Việt Nam trong hành trình khám phá tượng phật Di Lặc bằng đồng, hành lang La Hán. Tại đây, mỗi vị La Hán, đều mang một dáng vẻ khác nhau, nhưng ẩn trong đó một điệu bộ của cuộc sống từ hờn, vui, buồn, tủi...
Bên cạnh những kiến trúc về tượng phật La Hán, chùa Bái Đính cũng ấn tượng với tượng chuông đồng khổng lồ nằm ngay chính diện. Đây cũng là nơi thường được tổ chức những sự kiện tín ngưỡng lớn của Việt Nam.
Tạm xa Bái Đính, xuôi theo tỉnh lộ 10 về hướng biển, du khách sẽ đến với nhà thờ đá Phát Diệm. Với những tượng đá khổng lồ được tạc trong hơn 10 năm, nhà thờ như một địa danh cần đến của người theo đạo.

 Đi về phía biển, những nhà hướng đạo luôn được xây dựng phong thủy với những kiến trúc riêng

Một góc nhà thờ đá Phát Diệm

Một góc Tràng An nhìn từ Đền Trần
Trong không khí oi bức của trưa hè miền bắc, Ninh Bình hiện được xem như là một điểm đến lý tưởng dành cho du khách cần sự mát lạnh của một vùng đất yên bình nơi chốn Cố Đô.
Phượt thủ Minh Định

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét