(Kienthuc.net.vn) - Quán “Cơm âm phủ” độc nhất vô nhị là của bà Tống Thị Lan (50 tuổi, nằm trên đường Nguyễn Thái Học, TP Huế).
Ở xứ “Thần Kinh” có một quán “Cơm âm phủ” tồn tại ngót gần thế kỷ, được lưu truyền qua 4 đời của một dòng tộc họ Tống.
Bà Tống Thị Lan chủ quán “Cơm âm phủ” trải qua 4 đời. |
Theo truyền khẩu của một số vị cao niên cho rằng, lúc bấy giờ, đất
nước đang còn chế độ vua chúa. Để tìm hiểu cuộc sống thực người dân,
vua đã cải trang thành người dân ăn mặc rách rưới đến các làng. Cũng
trong một lần vi hành vua Bảo Đại cảm thấy đói bụng và đã ghé vào một
nhà bà lão xin cơm ăn. Cuộc sống bần cùng, nghèo đói bà lão chỉ tiếp đãi
vua một bát cơm và muối trắng đặt trên cái chõng tre với một ngọn đèn
dầu. Do vua đi đường mệt lại đói bụng và trong hoàn cảnh đặc biệt nên
vua ăn rất ngon miệng. Vua Bảo Đại đặt tên cho món cơm đó là “Cơm âm
phủ”. Từ chuyến đi vi hành và được thưởng thức bữa cơm đó, vua Bảo Đại
mở cuộc tuyển chọn các đầu bếp giỏi khắp Kinh thành vào cung chế biến
món “Cơm âm phủ” đặc biệt này.
Trao đổi với PV, bà Tống Thị Lan, 51 tuổi (hậu duệ của món cơm này)
cho biết: “Trong đợt tuyển chọn đầu bếp giỏi vào cung, cố nội tôi là
người lọt vào. Do có tố chất, cũng như kinh nghiệm, cố tôi đã được vua
tin tưởng cử làm bếp trưởng. Sau nhiều năm làm trong cung cố tôi đã nắm
giữ được bí quyết chế biến món cơm này. Xuất cung, với mong muốn để nghề
không bị thất truyền, cố tôi đã truyền lại cho con cháu và lưu truyền
đến bây giờ”.
Thực đơn của “Cơm âm phủ”. |
Thực đơn của “Cơm âm phủ”. |
Giá của một đĩa “Cơm âm phủ” cũng rất bình dân, cho khách trong
nước chỉ khoảng 20 – 30.000 đồng/đĩa, khách nước ngoài giá 2USD –
3USD/đĩa. Hiện quán “Cơm âm phủ” của bà Tống Thị Lan chiếm vị trí “độc
tôn” ở TP Huế.
Một món trong đĩa “Cơm âm phủ”. |
“Cơm âm phủ” là đặc sản gia truyền của dòng họ Tống, đã lưu truyền
qua 4 đời. Nhưng hiện nay món “Cơm âm phủ” đang có nguy cơ thất truyền.
Lo ngại nhất vẫn là một số chủ quán trong cả nước đang giả mạo “cái mác”
“Cơm âm phủ” của bà Lan để kinh doanh. Chính vì vậy mà đã làm mất đi
giá trị quý báu được lưu truyền gần 1 thế kỷ.
Mệ Nguyễn Phước Bảo Hiền (cháu nội của vua Thành Thái) 86 tuổi,
chia sẻ: “Cơm âm phủ” khi xưa được đưa vào cung nên trở thành món cơm
sang trọng, nguyên liệu do người dân làm ra, nhưng cách chế biến lại rất
đặc biệt chỉ có những người trong dòng tộc mới nắm giữ được bí quyết
gia truyền này. Trước đây là món ăn bình dân, sau khi đưa vào cung cải
tiến thêm, trở thành món “sơn hào hải vị”, chỉ có vua chúa mới được
thưởng thức”.
Phú Sơn-Hà Thu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét