(Kienthuc.net.vn) - Buôn Buôr nằm nép mình bên dòng sông Sêrêpốk
hiền hoà đã và đang được mệnh danh là buôn cổ nhất của đồng bào Êđê.
Buôn Buôr có từ bao giờ?
Buôn
Buôr thuộc xã Tâm Thắng (Cư Jút, Đăk Nông) được Bộ VH-TT&DL sau
nhiều lần khảo sát, đánh giá đã đi đến kết luận cuối cùng là buôn làng
cổ nhất của người Êđê ở Tây Nguyên. Lúc đầu, nhiều người còn hoài nghi,
nhưng những cứ liệu chính xác đã thuyết phục người Tây Nguyên và họ coi
đây là cái nôi nguồn cội.
Tuy
nhiên, cũng có những câu chuyện không chính thức về sự hình thành của
buôn Buôr. Có người nói 100 năm, người nói lâu hơn cả cây Pơ-lang ở cuối
buôn làng. Trưởng buôn là ông Yba Êban cũng bảo: "Chẳng biết chính xác
là buôn có từ bao giờ đâu. Như bố mẹ tao thì bảo là hơn 100 năm. Nhưng
già làng khác thì nói có hàng nghìn năm rồi".
Nhà dài cổ ở buôn Buôr. |
Người
lập ra buôn Buôr là hai ông MaNu và Ê Tai, sau đó người kế nhiệm là ông
AE Hgan. Buôn Buôr trước đây còn có một vị tướng chỉ huy để săn bắt thú
rừng, đó là ông Ybuêc Ktul. Sau khi vị tướng này chết đi, buôn Buôr
không còn người lãnh đạo để săn bắt nữa. Những huyền thoại về buôn làng
cổ nhất Tây Nguyên này cũng đi vào dĩ vãng mà không có một ghi chép nào
để lại.
Cho đến
nay, buôn Buôr đã trở thành một nơi du lịch dành cho những ai muốn tìm
đến cảm giác thanh bình, yên ả và tất nhiên cả sự hoài cổ về một thời đã
qua. Vì có lẽ, ngày nay Tây Nguyên không còn nhiều những đặc trưng nhà
sàn, nhà rông mà thay thế vào đó là gạch, nhà cao tầng san sát nhau ken
đặc và chật cứng.
Chiếc ghế dài trong nhà. |
Đặc sắc nhà dài
Theo
Trưởng buôn Yba Êban, hiện nay buôn Buôr có 169 hộ với trên 1.000 nhân
khẩu chủ yếu là người dân tộc Êđê. Với đồng bào Êđê ở buôn Buôr thì
những ngôi nhà sàn không chỉ đơn giản là nơi sinh hoạt mà là sự sống, là
linh hồn, bản sắc của dân tộc, nên nhà sàn được bảo quản, sử dụng và
xây dựng nhà ở theo kiểu kiến trúc nhà sàn dài vô cùng đặc biệt.
Nhà
càng dài thì càng chứng tỏ gia đình đó đông người với nhiều thế hệ. Như
nhà của già Y Khia có 10 người chung sống trong ngôi nhà sàn dài và cùng
nhau làm ăn, sinh sống. Thậm chí, có gia đình lên tới 20 người với 4
thế hệ sống chung trong một ngôi nhà dài tới 50m.
Trong
các ngôi nhà dài bao giờ cũng đặt một chiếc ghế dài tương ứng với ngôi
nhà. Có nghĩa là chiếc ghế có thể dài tới vài chục mét. Chiếc ghế là nơi
để khách khứa ngồi dự hội khi chủ nhà có bày tiệc mừng lúa mới, giỗ
chạp hay phong tục bỏ mả. Các già làng và những người vai vế sẽ ngồi lên
chiếc ghế đó đánh cồng chiêng chung vui với gia đình.
Nhà dài cổ đều có cầu thang nhỏ dẫn lên phía trên. |
Theo
thống kê thì buôn Buôr hiện vẫn còn giữ nguyên vẹn hơn 20 ngôi nhà sàn
truyền thống, cùng hàng chục bộ cồng chiêng và khung dệt thổ cẩm. Nhà
nào cũng biết làm rượu cần, đan lát các đồ dùng bằng tre nứa, chế tác
các nhạc cụ dân tộc.
Đặc
biệt là những nghi lễ mà một thời chúng ta cho đó là hủ tục lạc hậu như
lễ cúng nhà mới, lễ cúng bến nước, lễ rước Kpan, lễ bỏ mả... vẫn được
gìn giữ một cách nguyên vẹn. Chính vì thế mà năm 2008, buôn Buôr được Bộ
VH-TT&DL công nhận là buôn cổ của người Ê đê cần được giữ gìn và
phát huy.
Chúng
tôi theo chân ông Yba Êban đi khắp buôn làng. Những ngôi nhà sàn hiện ra
thật đặc biệt. Vì có lẽ, ở đất nước ta những ngôi nhà sàn đúng nghĩa
còn tồn tại chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì ngày nay, nhà sàn dài đâu phải
bằng gỗ lợp tranh cói rơm rạ, mà hầu hết đã thay thế gạch vữa kiên cố
mái tôn.
Giếng nước trùng tu xong cũng không sử dụng được. |
Dự án nửa vời
Dự án
bảo tồn buôn Buôr cổ của người dân tộc Êđê được phê duyệt với tổng vốn
đầu tư hơn 6 tỷ đồng từ năm 2007 và giao Sở VH-TT&DL tỉnh Đăk Nông
làm chủ đầu tư. Mục tiêu của dự án là bảo vệ công trình văn hóa vật thể
và phi vật thể của đồng bào Êđê, đặc biệt là phần nhà dài và bến nước,
để giữ lại buôn cổ duy nhất còn mang đậm bản sắc.
Từ khi
dự án được triển khai đến nay đã 6 năm, nhưng hạng mục các công trình
của buôn Buôr như nhà dài, bến nước lại đang dần mục nát, xuống cấp, hư
hại. Người buôn Buôr cho rằng, đó là một dự án nửa vời bởi cho đến nay
những hạng mục trùng tu chỉ như muối bỏ bể. Thậm chí đã từ rất lâu chính
quyền đã ngừng triển khai những hoạt động mang tính bảo tồn.
Người
buôn Buôr cho hay, mấy năm gần đây việc sửa chữa của dự án chưa đâu vào
đâu, trong khi nếu các gia đình tự sửa lại gặp khó khăn chi phí vì không
còn gỗ để làm. Nếu không sửa lại thì không ai dám ở, còn nếu sửa lại
thì chỉ còn cách xây gạch bao quanh thay cho gỗ.
Một nhà sàn cách tân ở buôn Buôr. |
Có lẽ
vì thế, mà hiện nay đa số bà con đã phá nhà dài để làm sát đất với đủ
mọi kiểu dáng, kể cả nhà tầng khang trang. Không chỉ riêng gia đình ông Y
Banh mà nhiều gia đình trong buôn cũng bức xúc trước cảnh cứ để nhà dài
xuống cấp, muốn bỏ cũng không được muốn tự làm cũng không xong.
Già
làng Y Sam cho hay: "Giữ phong tục trong thời hiện đại là rất tốt, nhưng
bà con ở đây cuộc sống khó khăn lắm. Từ khi dự án này triển khai, chúng
tôi lo trông coi, bảo vệ nhà của mình. Nhưng mỗi năm lại hư hỏng thêm,
bà con không có điều kiện mua gỗ, mua tre để sửa, thà phá bỏ để làm nhà
xây thì ổn định hơn".
Thiết
nghĩ, với sự cực đoan của thời tiết hiện nay, thì những ngôi nhà sàn dài
- đặc trưng Tây Nguyên sẽ chẳng cần nhiều thời gian để mục ruỗng, hư
hại. Xem ra, nguy cơ buôn cổ bị xoá sổ không còn xa nữa.
"Buôn Buôr luôn ẩn chứa những nét văn
hoá tuyệt vời mà không phải ở đâu cũng có. Cái chất cổ kính của buôn
làng gần như tích tụ lại trong buôn Buôr. Tuy nhiên, càng ngày thì sự
mai một văn hoá vật thể và phi vật thể càng làm cho buôn cổ mất đi bản
sắc. Nhìn thấy đấy, nhưng khó có giải pháp để giữ lại, chứ chưa nói đến
phát huy, phát triển".
Ông Ngỗ Lãm (Trưởng phòng Văn hoá huyện Cư Jút)
Quách Hoà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét