Lễ cưới theo các nghi thức tôn giáo đều thể hiện tính văn minh của
mỗi loại hình tôn giáo. Đây là nét đẹp cần được tôn trọng, phát triển và
giữ gìn.
1. Lễ Hằng Thuận – lễ thành hôn theo nghi thức Phật Giáo
Lễ
Hằng Thuận là nghi thức lễ cưới được tổ chức trang nghiêm tại chùa hoặc
thiền viện. Ngoài ra, lễ Hằng Thuận cũng có thể tổ chức tại nhà thờ tổ
của dòng họ. Theo tên gọi, "Hằng" là thường xuyên, luôn luôn, còn
"Thuận" là hòa thuận, đồng thuận hướng về những điều cao thượng, tốt đẹp
trong đời sống. Ý nghĩa của lễ Hằng Thuận là để vợ chồng ý thức được
tầm quan trọng của hôn nhân, từ đó hướng đến cuộc sống gia đình hạnh
phúc, êm ấm.
Hiện
nay, rất nhiều đôi nam nữ Phật tử hoặc chưa là Phật tử tổ chức đám cưới
ở chùa vì ý nghĩa thiêng liêng mà có lẽ chỉ tổ chức ở chùa mới có.
Trước khi tổ chức, cô dâu, chú rể và gia đình hai bên phải đến chùa xin ý
kiến của sư trụ trì, sau khi nhận được sự đồng ý mới bắt đầu bước vào
công việc chuẩn bị cho buổi lễ.
Vị
chủ trì buổi lễ thường là một vị hòa thượng hay chư tăng. Nghi lễ đám
cưới sẽ được thực hiện ở chính điện của chùa. Sẽ có một chiếc bàn dài
được kê ở chính điện, các vị hòa thượng sẽ đứng sau chiếc bàn đó, gia
đình cô dâu, chú rể cùng họ hàng, bạn bè đứng ở hai bên theo đúng quy
cách "nam tả, nữ hữu" (nhà trai đứng bên trái, nhà gái đứng bên phải).
Trước
khi làm lễ, vị chủ trì buổi lễ sẽ hỏi xem cô dâu, chú rể đã quy y chưa,
nếu chưa thì thầy sẽ làm lễ quy y cho cả hai trước, sau đó nhà chùa làm
lễ cầu an, rồi mới tới nghi lễ cưới. Cô dâu, chú rể sẽ quỳ trước bàn
thờ để đọc lời nguyện và nhận lời ban phước cũng như lời răn dạy của vị
chủ trì buổi lễ.
Tiếp đó là nghi lễ
"Phu thê giao bái", cô dâu, chú rể trao nhẫn cưới và cùng nhau nghe sư
thầy chủ trì nói về ý nghĩa của việc trao nhẫn, giảng dạy về đời sống
hôn nhân theo tinh thần phật giáo.
Cuối
cùng, đại diện hai bên gia đình sẽ hứa trước tượng Phật và các vị chư
tăng về việc chỉ bảo cho cô dâu chú rể nên người, xây dựng gia đình hạnh
phúc. Sau khi buổi lễ tại chính điện kết thúc, gia đình hai bên sẽ mời
sư thầy, các vị chư tăng cùng họ hàng và bạn bè dự tiệc chay. Thông
thường, bữa tiệc này sẽ được tổ chức ngay tại chùa. Một bữa tiệc chay,
không có bia, rượu vừa giúp gia đình theo đạo Phật tránh khỏi việc sát
sinh, đồng thời cũng rất có lợi cho sức khỏe của gia đình, quan khách.
Trong
khói trầm ngào ngạt, trước sự chứng kiến của Đức Phật, trong lời kinh
nhiệm mầu, trong sắc y vàng rực rỡ và lời khuyến nhủ của chư Tăng, hôn
lễ diễn ra với tất cả sự trang nghiêm, thành kính, chắp cánh cho đời
sống hôn nhân bay bổng giữa đôi bờ thiêng liêng và trần tục, hạnh phúc
lứa đôi hòa quyện với những tôn chỉ của Phật, là cầu nối giữa Đạo và
Đời, giữa hạnh phúc giải thoát. Trong lời răn dạy của vị trụ trì buổi lễ
có nói về tinh thần từ bi – một tinh thần chủ đạo của Phật giáo. Từ bi,
nói theo nghĩa rộng có nghĩa là yêu thương. Xét cụ thể, từ nghĩa là đem
đến niềm vui cho người khác. Bi là làm cho người khác bớt khổ. Trong
đời sống vợ chồng, điều này rất quan trọng. Người vợ/chồng đem đến niềm
vui, và làm cho người bạn đời của mình bớt khổ tức đã thực hiện đúng
tinh thần từ bi, đã giữ được đạo đức vợ chồng.
2. Lễ cưới theo nghi thức Công Giáo
Cưới
xin là một nghi lễ quan trọng đối với người Thiên Chúa giáo. Những nghi
lễ này của họ được tổ chức rất chặt chẽ và rất được coi trọng.
Người
chứng giám được hiểu là người đại diện cho Đức Chúa Trời như Cha xứ,
linh mục. Một đám cưới của người Thiên Chúa giáo có thể không được tổ
chức tại nhà thờ nhưng người chứng giám là nhân vật không thể không có.
Cha xứ hay linh mục là hiện diện cho Đức Chúa Trời trong buổi lễ quan
trọng này, là người chứng giám và thể hiện ý Chúa cho phép hai người
được lấy nhau.
Cũng
như người phương Đông, đám cưới được tổ chức trước sự chứng kiến đông
đảo của người thân, bạn bè của cô dâu, chú rể và tất nhiên không thể
thiếu người chứng giám là Cha xứ hay linh mục.
Chú
rể đã đứng đợi sẵn trên bục cao , trước mặt Người chứng giám để đợi cô
dâu. Cô dâu sẽ xuất hiện cùng với người cha của mình và được cha dắt đến
trao cho chú rể. Trước mặt người chứng giám tất cả mọi người, cả hai
nếu đồng ý lấy nhau sẽ nói lời hứa yêu thương nhau suốt đời. Những lời
nói hứa của họ được công khai trước mặt mọi người. Lời hứa vô cùng quan
trọng, nó không chỉ là lời cam kết gắn bó cuộc sống với nhau giữa hai vợ
chồng mà còn mang ý nghĩa tâm linh như là lời hứa của họ với Chúa Trời.
Khi
cả hai người đã đồng ý và hứa hẹn trước Chúa, người chứng giám sẽ tuyên
bố hai người chính thức trở thành vợ chồng. Chú rể sẽ trao nhẫn và hôn
cô dâu trước mặt mọi người như để công khai cuộc hôn nhân của họ với tất
cả.
Chiếc
nhẫn với hình vòng tròn được người Thiên Chúa coi là biểu tượng của sự
trường tồn và vĩnh cửu. Chính vì vậy nhẫn là vật không thể thiếu và được
chú rể trao cho cô dâu như lời hứa hẹn họ sẽ sống trọn đời bên nhau.
Tại
một số đám cưới của người Thiên Chúa bạn sẽ thấy cô dâu và chú rể, mỗi
người cầm một ngọn nến. Đừng ngạc nhiên vì mỗi cây nến họ cầm tượng
trưng cho cuộc sống riêng của mỗi người trước khi kết hôn. Cả hai sẽ
dùng cây nến của mỗi người thắp chung một cây nến khác và cùng thổi tắt
cây nến riêng của họ.
Depplus.vn/MASK (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét