Lễ ăn hỏi là phần nghi thức quan trọng nhất trong nghi lễ cưới hỏi
của người Việt. Đây là dịp thể hiện sự chu đáo của nhà trai với nhà gái.
Mâm đựng lễ vật (hay còn gọi là tráp) là phần không thể thiếu trong mỗi
lễ ăn hỏi. Tráp ăn hỏi hai miền khác nhau về số lượng mâm và lễ nhưng có chung ý nghĩa chúc phúc trường tồn cho đôi lứa.
Trong
các thủ tục ngày cưới của người Việt Nam, lễ ăn hỏi được coi trọng nhất
và phần chuẩn bị lễ vật để nhà trai đưa tới nhà gái sẽ được quan tâm
đặc biệt bởi các vật phẩm này sẽ thể hiện sự chu đáo của nhà trai. Theo
truyền thống từ xưa tới nay, lễ vật sẽ được đựng trong các mâm sơn son
thiếp vàng, gọi là tráp. Số lượng tráp mâm quả và các loại lễ vật cụ thể
thường do nhà gái sẽ đưa ra yêu cầu, tùy thuộc vào từng gia đình, nhưng
ở mỗi miền Nam, Bắc có sự khác nhau.
1. Ở miền Bắc: Mâm lẻ, lễ chẵn
Người xưa quan niệm số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, còn số chẵn tượng trưng cho việc có cặp có đôi. Vì thế, số lượng mâm quả và lễ vật luôn đi theo số lẻ và số chẵn với ý niệm cầu chúc và mong muốn cho cặp vợ chồng trẻ luôn luôn có nhau và cùng nhau sinh con đàn cháu đống, sống đến đầu bạc răng long.
Số
lượng mâm quả (tráp cưới) trong lễ ăn hỏi ở miền Bắc luôn luôn là số
lẻ, có thể từ 3, 5, 7, 9 đến 11 tráp. Nhưng số lễ trên mâm quả thì nhất
thiết phải là số chẵn, luôn đi theo cặp, chẳng hạn như cau thì phải 100
quả, bánh cốm 100 chiếc, mứt sen trần 100 hộp…
Các tráp lễ vật thường có:
- Trầu cau : Đây là lễ vật không thể thiếu dù số tráp có là 3 (ít nhất) hay 11, 15 tráp. Người xưa quan niệm “miếng trầu là đầu câu chuyện” nên đây là vật lễ dẫn dắt đầu tiên cho việc kết nối hai họ. Khi chọn cau, bạn phải chọn buồng quả to, đều nhau, các rễ cau sum xuê, lá trầu không bị dập nát. Tùy thuộc số lượng tráp mà lựa chọn thêm các lễ vật khác.
- Hạt sen
- Rượu và thuốc lá
- Hoa quả
- Lợn quay
Khay để phong bì tiền (lễ đen) được để riêng, do mẹ chú rể cầm tới trao cho mẹ cô dâu trước khi mở các lễ vật khác trao cho nhà gái, xin ăn hỏi con gái về làm dâu con trong nhà. Lễ dẫn cưới thể hiện lòng kính trọng của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô dâu vì người xưa quan niệm rằng nhà trai sau lễ cưới được thêm người, còn nhà gái thì ngược lại. Mặt khác lễ vật cũng biểu thị sự quý mến, yêu thương của nhà trai dành cho cô con dâu tương lai.
Để chuẩn bị các tráp ăn hỏi này, các bạn có thể tìm thấy những cửa hàng cung cấp dịch vụ trọn gói tại Hàng Than, là phố đồ lễ ăn hỏi nổi tiếng nhất Hà Nội. Ngoài ra, các cửa hàng nhỏ lẻ khác trên những phố như Kim Mã, Bạch Mai, Thái Hà, Nguyễn Trãi, Cầu Giấy cũng có thể chuẩn bị đồ lễ đẹp mắt cho đám hỏi của bạn.
2. Ở miền Nam: Mâm chẵn, lễ lẻ
Ngược lại với truyền thống tại miền Bắc, các gia đình miền Nam thường yêu cầu số lượng tráp là chẵn, mà phổ biến nhất là 6 tráp bởi số 6 là biểu tượng cho tài lộc theo ảnh hưởng ngôn ngữ Hán. Trong các tráp, số lượng vật phẩm lại phải là lẻ, biểu tượng cho sự sinh sôi, ngụ ý chúc phúc con cái đề huề cho đôi lứa xứng đôi.
Các mâm quả phổ biến thường có:
- Trầu cau
- Bánh phu thê: Bánh phu thê ở miền Trung và miền Nam có màu trắng, được gói trong những chiếc hộp vuông vức làm từ lá dừa.
- Xôi
- Hoa quả
Ngoài các mâm quả, nhà trai phải chuẩn bị một khay nhỏ hơn, đựng tiền cheo (tương tự lễ đen miền Bắc) để mang tới thắp hương trên bàn thờ nhà gái.
Với những nhà khá giả, nhà trai sẽ chuẩn bị thêm một khay đựng áo dài và đồ trang sức cho cô dâu. Trong lễ ăn hỏi, cô dâu sẽ mặc áo dài, đeo đồ trang sức do nhà trai đem tặng rồi mới ra chào họ hàng hai bên.
Đồ trang sức cho cô dâu - lễ vật của những gia đình khá giả
Tại
Sài Gòn, đoạn cuối phố Nguyễn Đình Chiểu, bắt đầu từ ngã tư Bàn Cờ là
nơi tập trung nhiều cửa hàng bán đồ lễ, mâm quả ăn hỏi nhất. Bạn cũng có
thể tham khảo dịch vụ mâm quả ở khu phố người Hoa kiều tại Quận 5, gần
Chợ Lớn.
Trước ngày ăn hỏi, nhà trai và nhà gái nên bàn bạc kỹ lưỡng, tốt nhất là gia đình nhà gái nên liệt kê rõ các loại lễ vật mong muốn nhà trai mang đến để ngày ăn hỏi mọi người đều vui vẻ suôn sẻ.
Depplus.vn/MASK (Tổng hợp)
1. Ở miền Bắc: Mâm lẻ, lễ chẵn
Người xưa quan niệm số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, còn số chẵn tượng trưng cho việc có cặp có đôi. Vì thế, số lượng mâm quả và lễ vật luôn đi theo số lẻ và số chẵn với ý niệm cầu chúc và mong muốn cho cặp vợ chồng trẻ luôn luôn có nhau và cùng nhau sinh con đàn cháu đống, sống đến đầu bạc răng long.
Các tráp lễ vật thường có:
- Trầu cau : Đây là lễ vật không thể thiếu dù số tráp có là 3 (ít nhất) hay 11, 15 tráp. Người xưa quan niệm “miếng trầu là đầu câu chuyện” nên đây là vật lễ dẫn dắt đầu tiên cho việc kết nối hai họ. Khi chọn cau, bạn phải chọn buồng quả to, đều nhau, các rễ cau sum xuê, lá trầu không bị dập nát. Tùy thuộc số lượng tráp mà lựa chọn thêm các lễ vật khác.
Tráp trầu cau - lễ vật không thể thiếu trong lễ ăn hỏi
- Bánh cốm
Tráp bánh cốm
- Chè- Hạt sen
- Rượu và thuốc lá
- Hoa quả
- Lợn quay
Khay để phong bì tiền (lễ đen) được để riêng, do mẹ chú rể cầm tới trao cho mẹ cô dâu trước khi mở các lễ vật khác trao cho nhà gái, xin ăn hỏi con gái về làm dâu con trong nhà. Lễ dẫn cưới thể hiện lòng kính trọng của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô dâu vì người xưa quan niệm rằng nhà trai sau lễ cưới được thêm người, còn nhà gái thì ngược lại. Mặt khác lễ vật cũng biểu thị sự quý mến, yêu thương của nhà trai dành cho cô con dâu tương lai.
Để chuẩn bị các tráp ăn hỏi này, các bạn có thể tìm thấy những cửa hàng cung cấp dịch vụ trọn gói tại Hàng Than, là phố đồ lễ ăn hỏi nổi tiếng nhất Hà Nội. Ngoài ra, các cửa hàng nhỏ lẻ khác trên những phố như Kim Mã, Bạch Mai, Thái Hà, Nguyễn Trãi, Cầu Giấy cũng có thể chuẩn bị đồ lễ đẹp mắt cho đám hỏi của bạn.
2. Ở miền Nam: Mâm chẵn, lễ lẻ
Ngược lại với truyền thống tại miền Bắc, các gia đình miền Nam thường yêu cầu số lượng tráp là chẵn, mà phổ biến nhất là 6 tráp bởi số 6 là biểu tượng cho tài lộc theo ảnh hưởng ngôn ngữ Hán. Trong các tráp, số lượng vật phẩm lại phải là lẻ, biểu tượng cho sự sinh sôi, ngụ ý chúc phúc con cái đề huề cho đôi lứa xứng đôi.
- Trầu cau
- Bánh phu thê: Bánh phu thê ở miền Trung và miền Nam có màu trắng, được gói trong những chiếc hộp vuông vức làm từ lá dừa.
Tráp bánh phu thê miền Nam
- Gà hoặc lợn quay- Xôi
Mâm lễ xôi gà
- Rượu, thuốc và chè- Hoa quả
Ngoài các mâm quả, nhà trai phải chuẩn bị một khay nhỏ hơn, đựng tiền cheo (tương tự lễ đen miền Bắc) để mang tới thắp hương trên bàn thờ nhà gái.
Với những nhà khá giả, nhà trai sẽ chuẩn bị thêm một khay đựng áo dài và đồ trang sức cho cô dâu. Trong lễ ăn hỏi, cô dâu sẽ mặc áo dài, đeo đồ trang sức do nhà trai đem tặng rồi mới ra chào họ hàng hai bên.
Đồ trang sức cho cô dâu - lễ vật của những gia đình khá giả
Trước ngày ăn hỏi, nhà trai và nhà gái nên bàn bạc kỹ lưỡng, tốt nhất là gia đình nhà gái nên liệt kê rõ các loại lễ vật mong muốn nhà trai mang đến để ngày ăn hỏi mọi người đều vui vẻ suôn sẻ.
Depplus.vn/MASK (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét