Nguồn: website nhatrang.org
|
Từ
trung tâm thành phố Nha Trang xuôi về phía Nam theo Quốc lộ 1A, tới xã
Vĩnh Hiệp thuộc ngoại thành thì rẽ trái theo con đường trải đá sơ sài,
thuộc địa phận xã Vĩnh Thái.
“Mật
khu Đá Hang”, tên gọi đầy vẻ bí hiểm, đã gây bao nỗi kinh hoàng cho bọn
địch ở Nha Trang, Khánh Hòa suốt trong nhiều năm và chúng đã liệt kê
vào danh sách “Mật khu số I” trong các loại mật khu quan trọng nhất ở
vùng này. Sở dĩ được đứng đầu bảng, bởi nó sừng sững đối diện với căn cứ
quân sự Vùng 2 chiến thuật của địch ở Nha Trang, chỉ cách nhau từ 5 km
đến 7 km đường chim bay mà chúng không sao tiêu diệt nổi.
Ngày
nay muốn thăm lại chiến khu Đồng Bò, từ trung tâm thành phố Nha Trang,
du khách xuôi về phía Nam theo Quốc lộ 1A, tới xã Vĩnh Hiệp thuộc ngoại
thành thì rẽ trái theo con đường trải đá sơ sài, thuộc địa phận xã Vĩnh
Thái, tiến về phía núi. Đến Trảng É là địa điểm dừng xe, dãy núi Đồng Bò
sừng sững án ngữ phía tay trái. Từ đây, du khách bắt đầu hòa nhập với
không khí của những ngày kháng chiến. Cứ theo lối mòn khoảng một giờ
đồng hồ là đến chân núi hiểm trở, bạn sẽ gặp một dòng chữ lớn viết bằng
sơn trắng trên khối đá đồ sộ trước mặt: “Di tích Suối Lùng cách đây
1.000 mét” và mũi tên chỉ hướng. Nơi đây chính là một trong những căn cứ
địa của cơ quan đầu não liên huyện thị Vĩnh Xương - Nha Trang trong
kháng chiến.
Thăm
lại chiến khu Đồng Bò hôm nay, ta vẫn xúc động gặp lại những di vật và
hình ảnh hình như còn nguyên vẹn của những ngày kháng chiến gian khổ,
anh hùng ấy: những cây gỗ lớn dùng làm cột chống hay bắc làm lối đi, có
những dấu mòn vẹt, sạp tre, gỗ làm giường nằm trong lòng hang hay ken
dày thành sàn lớn trước cửa hang chính dùng làm nơi hội họp, biểu diễn
văn nghệ, những phiến đá dùng làm ghế ngồi, bàn viết, cối giã gạo, đường
ống tre dẫn nước từ suối vào hang, những vệt khói trên vách đá, “nhà
nuôi quân” như còn tỏa mùi thơm và hơi ấm... Và đây đó, trên vách đá,
khe sâu trong những gộp đá lặng thầm kia vẫn còn cất giữ nhiều hiện vật
vô giá khác: những cuốn sổ ghi chép, nhật ký, một bài văn, bài thơ, một
bức thư gửi người thân, một tấm khăn thêu dở, một kỷ vật của tình yêu
được gói kín nhiều lần trong những túi nhựa... mà chủ nhân của nó đã đi
xa chưa có điều kiện trở về tìm lại, hoặc đã vĩnh viễn nằm lại ở một nơi
nào đó.
Thật
hiếm có một căn cứ cách mạng và kháng chiến nào tưởng như giữa rừng
sâu, núi thẳm nhưng đến nay còn giữ được hầu như nguyên vẹn, lại gần kề
ngay bên thành phố và có thể tới viếng thăm dễ dàng đến thế./.
|
Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013
Thăm lại chiến khu Đồng Bò ở Khánh Hòa
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét