Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017

Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai thuộc Thừa Thiên Huế lớn nhất Đông Nam Á

Thừa Thiên Huế thuộc tỉnh duyên hải miền trung Việt Nam, bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông, tiếp giáp với biển Đông, Lào và các địa phương Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng.
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trải dài 68 km thuộc 4 huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và thị xã Hương Trà với diện tích 22.000 ha, là đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á.
Về mặt địa lý, khu đầm này là 4 đầm nối nhau từ Bắc xuống Nam, bao gồm phá Tam Giang, đầm Sam, đầm Hà Trung - Thủy Tú và đầm Cầu Hai. Trong đó, phá Tam Giang chạy dài khoảng 27 km bắt đầu từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương với diện tích 5.200 ha. Phá này thông với biển bằng cửa Thuận An.
Đầm Sam nhỏ hơn với diện tích 1.620 ha. Đầm Hà Trung - Thủy Tú dài và hẹp với diện tích 3.600 ha. Hai đầm này không thông ra biển. Đầm Cầu Hai lớn nhất với diện tích 11.200 ha, thông với biển bằng cửa Tư Hiền.
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai hứng nước gần như tất cả sông lớn trong tỉnh nên nước tương đối ngọt vào mùa mưa lũ và chuyển sang lợ vào mùa khô. Đây còn là hệ đầm giàu tài nguyên động thực vật, được đánh giá là phong phú nhất ở khu vực Đông Nam Á. Cảnh quan thiên nhiên phá Tam Giang cũng thu hút du khách mỗi khi đến Thừa Thiên Huế.

Sông Hương lớn nhất Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế có hệ thống sông ngòi dày đặc với tổng chiều dài 1.055 km, tổng diện tích lưu vực là 4.195 km2. Mật độ sông suối dao động 0,3-1 km/km2.
Tính từ Bắc vào có những dòng sông chính như Ô Lâu, Hương, Nong, Truồi, Cầu Hai và sông Bù Lu. Trong đó, sông Hương là lớn nhất.
sai-song-huong-lon-nhat-thua-thien-hue
Hình ảnh quen thuộc về sông Hương. Ảnh: Thừa Thiên Huế
Sông Hương được ví như món quà vô giá tạo hóa dành riêng cho Thừa Thiên Huế, là nơi hội tụ của cảnh quan và di sản văn hóa Huế. Dòng sông có hai nguồn chính và đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn.
Dòng chính là Tả Trạch dài khoảng 67 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, ven vườn quốc gia Bạch Mã, chảy theo hướng Tây Bắc với 55 thác nước, qua thị trấn Nam Đông rồi hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại ngã ba Bằng Lãng.
Dòng Hữu Trạch dài khoảng 60 km, là nhánh phụ, chảy theo hướng Bắc, qua 14 thác nguy hiểm và phà Tuần để tới ngã ba Bằng Lãng, nơi hai dòng gặp nhau và tạo nên sông Hương. Từ Bằng Lãng đến cửa Thuận An, sông Hương dài 33 km và chảy rất chậm bởi mực nước không cao hơn mấy so với mực nước biển

Kinh thành Huế được khởi công dưới thời vua Gia Long

Kinh thành Huế được vua Gia Long cùng đại thần Nguyễn Văn Yến khảo sát và quy hoạch trong hai năm 1803-1804, khởi công vào mùa hè năm 1805 và hoàn thành vào năm 1832 dưới thời vua Minh Mạng. Kinh thành được xây dựng trên cơ sở kết hợp các nguyên tắc kiến trúc của phương Đông với kỹ thuật bố phòng quân sự theo kiểu thành lũy của Vauban (Pháp) và thích ứng điều kiện địa hình tại chỗ.
sai-kinh-thanh-hue-duoc-khoi-cong-xay-dung-duoi-thoi-vua-gia-long
Hình ảnh kinh thành Huế năm 1920 được chụp từ máy bay do trang mạng Hiệp hội bằng hữu Huế xưa của Pháp thực hiện.
Kinh thành Huế có dạng mặt bằng gần như là hình vuông, riêng mặt trước hơi khum ra như hình cánh cung, vì mặt thành này phải chạy theo chiều uốn nhẹ của đoạn sông Hương chảy qua.
Chu vi của vòng thành xây bó bằng gạch là 10.571 m. Trên thành không phải là một mặt phẳng, mà được đắp giật cấp, tạo thành 3 dải đất thấp dần kể từ ngoài vào phía Thành Nội. Diện tích của Thành Nội là 520 ha.
Kinh thành Huế có 10 cửa, một cửa phụ và hai thủy quan. Mặt thành đều có xây các pháo đài, giác bảo, pháo nhãn, tường bắn, vọng lâu... để canh gác, phòng thủ. Ở chính giữa mặt kinh thành phía trước có Kỳ đài cao lớn, uy nghi.
Mặc dù chịu đựng sự tàn phá của thời gian gần hai thế kỷ và nhất là bom đạn trong chiến tranh, kinh thành Huế vẫn giữ được hầu như đầy đủ diện mạo. Mang giá trị cao về nhiều phương diện, tòa thành cổ được UNESCO xem là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật quan trọng nhất thuộc quần thể cố đô Huế, di sản thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng học ở cả hai trường  tiểu học Pháp - Việt Đông Ba và Quốc học Huế 

Trường tiểu học Pháp - Việt Đông Ba lúc đầu có tên là "Thừa Thiên Pháp - Việt trường", được thành lập năm 1905 trên nền Đình chợ Đông Ba cũ. Năm 1923, trường được di chuyển đến địa điểm trường Gia Hội ngày nay.
chua-day-du-chu-tich-ho-chi-minh-tung-hoc-o-ca-hai-truong-nay
Một góc trường Quốc Học Huế  ngày nay. Ảnh: Đắc Đức
Chủ tịch Hồ Chí Minh học ở trường Pháp - Việt Đông Ba lớp nhì tiểu học niên khóa 1906-1907 và lớp nhất niên khóa 1907-1908. Kỳ thi năm 1908, Nguyễn Sinh Cung (tên hồi nhỏ của Hồ Chủ tịch) là một trong 10 học sinh giỏi nhất trường thi vượt cấp vào lớp đệ nhị trung học tại trường Quốc học Huế niên khóa 1908-1909.
Trường Quốc học khi mới thành lập có tên đầy đủ là "Quốc học Pháp tự trường môn", được thành lập năm 1896. Thời kỳ Hồ Chủ tịch theo học, trường chỉ là những dãy nhà tranh vốn là trại lính thủy quân Hoàng gia được cải tạo và được xây dựng lại năm 1915.
Đường đèo nổi tiếng nối liền Thừa Thiên Huế với Đà Nẵng
Đèo Hải Vân cách thành phố Huế 77,3 km về phía Nam và Đà Nẵng 28,7 km về phía Bắc. Đỉnh đèo ở độ cao 496 m so với mực nước biển, tổng chiều dài cả đèo khoảng 21 km.
sai-deo-hai-van-noi-lien-thua-thien-hue-voi-da-nang
Khung cảnh rừng, núi, biển tuyệt đẹp nhìn từ đoàn tàu qua đèo Hải Vân. Ảnh: Hà Thành
Ngày xưa, Hải Vân quan nằm trên đỉnh đèo Hải Vân là vị trí chiến lược xung yếu của Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế về quân sự cũng như giao thông đường bộ. Đó là cửa ngõ phía nam của vùng đất này. Trong Dư địa chí đầu tiên của Việt Nam do Nguyễn Trãi biên soạn vào năm 1435, tác giả đã nói đến địa danh “Ai Vân” như là yếu điểm trên con đường từ Thuận Hóa đi vào Quảng Nam.
Với vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, ngày nay đèo Hải Vân là địa điểm du lịch thu hút khách trong và ngoài nước. Đặc biệt với những bạn trẻ yêu thích du lịch bụi, đèo Hải Vân là điểm dừng chân trong chuyến hành trình từ Bắc vào Nam
Vịnh Lăng Cô trở thành thành viên thứ 30 của câu lạc bộ "Các vịnh biển đẹp nhất thế giới".
Vịnh biển Lăng Cô dài khoảng 8 km, thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế, nằm dọc quốc lộ 1A, cạnh đèo Hải Vân và cách Vườn quốc gia Bạch Mã 24 km.
Với phong cảnh thiên nhiên phong phú, trải dài trên bờ cong đẹp nhất Việt Nam, Lăng Cô hấp dẫn du khách bởi màu xanh của núi rừng nhiệt đới, những dải cát trắng và biển xanh. Năm 2009, vịnh Lăng Cô trở thành thành viên thứ 30 của câu lạc bộ "Các vịnh biển đẹp nhất thế giới".
sai-dap-an-la-vinh-bien-lang-co
Vịnh Lăng Cô là thành viên của câu lạc bộ "Các vịnh biển đẹp nhất thế giới". Ảnh: Quốc Tuấn
Lăng Cô thích hợp để du lịch nghỉ dưỡng. Theo trang thông tin của Tổng cục Du lịch, trong quá khứ, vua Khải Định cho xây một hàng cung với tên gọi là "Hành cung Tịnh Viêm" để vua và hoàng thái hậu nghỉ mát vào mùa hè. Người Pháp cũng lưu lại dấu vết ở đây. Lăng Cô có thể bắt nguồn từ "Làng Cò" hoặc L'An Cư do người Pháp phát âm chệch mà thành.
Ngày nay, Lăng Cô thu hút nhiều nhà đầu tư du lịch trong và ngoài nước. Với cảnh quan thiên nhiên và vị trí gần nhiều thắng cảnh nổi tiếng của miền Trung, du lịch Lăng Cô ngày càng phát triển mạnh.

Nhã nhạc cung đình Huế là di sản phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận


Mang ý nghĩa ''âm nhạc tao nhã'', nhã nhạc cung đình Việt Nam được trình diễn tại các lễ kỷ niệm, ngày lễ tôn giáo cũng như sự kiện đặc biệt như: lễ đăng quang, lễ tang hay dịp đón tiếp chính thức. Trong các thể loại âm nhạc đã được phát triển ở Việt Nam, chỉ có nhã nhạc mang tầm quốc gia.
Nguồn gốc của nhã nhạc có từ thế kỷ 13, nhưng chỉ đạt đến độ điêu luyện tại cung đình Huế dưới triều Nguyễn (1802-1945). Các vua đã dành sự ưu đãi khi ban cho nhã nhạc một địa vị đặc biệt là âm nhạc chính thức của cung đình. Nhã nhạc trở thành phần thiết yếu của quá trình nghi lễ được trình diễn trong toàn bộ thời gian của gần 100 buổi lễ mỗi năm.
Thuật ngữ nhã nhạc không chỉ chứa đựng hệ thống âm nhạc cung đình dựa trên thang ngũ âm, mà còn bao hàm cả sự trình diễn thực tế, được đặc trưng bởi sự đa dạng của các loại nhạc cụ. Trong đó trống đóng vai trò chủ đạo và chỉ được biểu diễn vào những dịp nhất định với các ca công và vũ công riêng.
Ngày 7/11/2003, UNESCO công nhận 28 kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại lần thứ hai, trong đó có nhã nhạc cung đình Huế. Đây là di sản phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được công nhận vào danh mục này.


Dương Tâm

Chưa đến phá Tam Giang chưa thấu hết vẻ đẹp xứ Huế

 Huế thường được biết đến là mảnh đất cố đô với sông Hương mộng mơ và cung đình cổ kính. phá Tam Giang như một nét vẽ bình dị mà phóng khoáng giữa đất Huế trầm mặc, trữ tình.
Chua den pha Tam Giang chua thau het ve dep xu Hue hinh anh 1
Phá Tam Giang nằm trong hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, nổi tiếng là vùng đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á. Cách thành phố Huế khoảng 12 km, phá Tam Giang thuộc địa phận của bốn huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà và Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ảnh: @mananh_nguyen.
Chua den pha Tam Giang chua thau het ve dep xu Hue hinh anh 2
Phá Tam Giang có diện tích khoảng 52 km2, trải dài khoảng 24 km theo hướng Tây Tây Bắc - Đông Đông Nam từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương. Phá Tam Giang mê hoặc du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ của những làng chài cổ, quang cảnh những đầm hải sản nhuốm màu hoàng hôn. Ảnh: @ranno_ranno.
Chua den pha Tam Giang chua thau het ve dep xu Hue hinh anh 8
Du khách còn bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp hoang sơ, phóng khoáng mà vẫn phảng phất hơi thở trầm mặc đặc trưng đất Huế khi ngắm phá Tam Giang lúc chiều hoàng hôn buông. Sắc tím của bầu trời cuối ngày phủ khắp những đầm phá nuôi tôm. Đâu đó là hình ảnh những ngư dân đang cần mẫn lượm những con tôm, con cá chuẩn bị cho bữa cơm tối. Ảnh: @picsofasia. 
Chua den pha Tam Giang chua thau het ve dep xu Hue hinh anh 9
Phá Tam Giang không có những điểm vui chơi giải trí nhộn nhịp hay những di tích lịch sử hùng tráng. Nơi đây hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp bình dị, mặn mòi vùng sông nước và đời sống người dân đơn sơ, mộc mạc. Từ Huế, có thể dễ dàng di chuyển tới Tam Giang theo tuyến đường quốc lộ 1A bằng xe máy. Chỉ cần ghé phá Tam Giang một ngày là đủ cảm nhận được nét đẹp của vùng đầm phá cổ kính này. Ảnh: @tuantruongduc.
Xem chi tiết quảng cáo
Bỏ qua
Lặn biển ngắm vòm đá dung nham núi lửa triệu năm ở Lý Sơn Khám phá vòm đá dung nham núi lửa triệu năm cách mặt nước 6 m ở đảo Bé Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang trở thành tour lặn biển thú vị hấp dẫn đông đảo du khách.
Bích Phương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét