Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017

Long An và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Sau khi thành Gia Định và đại đồn Chí Hòa  thất thủ (tháng 2/1861), Pháp thừa thắng đánh chiếm một số vùng xung quanh. Ở Long An, mặt trận chống giặc hình thành rộng khắp từ Bến Lức qua Cần Đước, Cần Giuộc đến Tân An... Các nghĩa này hoạt động dưới ngọn cờ của Bình Tây Đại nguyên soái dân phong Trương Định. Chỉ huy nghĩa quân ở vùng Cần Đước, Cần Giuộc lúc bấy giờ là Bùi Quang Diệu.
Ngày 10/12/1861, ngọn "Hỏa hồng Nhựt Tảo" của Nguyễn Trung Trực nhấn chìm tàu Pháp trên dòng Nhựt Tảo (10/12/1861) làm bừng lên khí thế đánh giặc khắp Gia Định. Nắm được tình hình, Phó đô đốc Pháp Bornard ra lệnh rút bớt lính tập ở các đồn để tập trung lực lượng đánh chiếm Biên Hòa, chặn đường liên lạc giữa quân triều đình với miền Tây.
Ngày 16/12/1861, Bùi Quang Diệu chỉ huy 3 cánh quân tập kích đồn Tây Dương ở chợ Trường Bình, Cần Giuộc. Nghĩa quân chiếm được đồn địch, đốt nhà dạy đạo và đâm bị thương Đồn trưởng Dumont, hạ được một số lính Mã tà, Ma ní.  Pháp liền dùng đại bác từ tàu chiến đậu trên sông Cần Giuộc để chiếm lại đồn. Phía nghĩa quân hy sinh 15 người (có tài liệu ghi là 27 người).
Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, lúc bấy giờ về Cần Giuộc, ở chùa Tôn Thạnh bốc thuốc, dạy học và sáng tác thơ văn, đã viết bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc". Đây như lời truy điệu các nghĩa sĩ hy sinh trong trận đánh này.
Nhớ linh xưa
Côi cút làm ăn,
Riêng lo nghèo khổ,
Chưa quen cung ngựa đưa tới trường nhung
Chỉ biết ruộng trâu ở theo làng hộ;

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn làm quen;
Tập khiên, tập mác, tập giáo, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng, trông tin quan như nắng hạn trông mưa.
Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.

Đêm thấy bòng bong che trắng lớp, những muốn ăn gan;
Ngày xem ống khói chạy đen xì, toan ra cắn cổ.

Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hưu;
Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó.

Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình.
Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.
Bài văn tế trở thành một tác phẩm văn học độc đáo, là bản anh hùng ca của người nông dân Nam Bộ. Nó khích lệ tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm của nhân dân trong hoàn cảnh bị thực dân xâm lược.
Theo nhà phê bình Hoài Thanh, trong văn chương chưa hề có một cái nhìn yêu thương và kính phục như vậy đối với người nông dân như "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"
Năm 2015, UBND tỉnh Long An đã tổ chức lễ khánh thành khu tượng đài nghĩa sĩ Cần Giuộc.

van-te-nghia-si-can-giuoc-duoc-viet-o-tinh-nao
Trận đánh của nghĩa sĩ Cần Giuộc. Ảnh tư liệu
Long An giáp TP HCM

, Tây Ninh, Đồng Tháp, Tiền Giang


Phía đông tỉnh Long An giáp TP HCM và Tây Ninh, phía bắc giáp Campuchia, phía tây giáp Đồng Tháp và phía nam giáp Tiền Giang. Long An rộng 4.491 km2 với dân số khoảng 1,6 triệu.
dung-dap-an-la-tp-hcm-tay-ninh-dong-thap-tien-giang
Bản đồ tỉnh Long An. Ảnh: longan.gov.vn
Tỉnh này có vị trí địa lý khá đặc biệt, tuy nằm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long song lại thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam. Long An có đường ranh giới với Campuchia dài hơn 130 km với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ).
Long An còn là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, được hưởng nguồn nước của hai hệ thống sông Me Kong và Đồng Nai.
Tỉnh có địa hình đơn giản, bằng phẳng nhưng có xu thế thấp dần từ phía bắc, đông bắc xuống phía nam, tây nam. Địa hình bị chia cắt bởi hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây với hệ thống kênh rạch chằng chịt.
Thành phố trực thuộc Long An 

dung-long-an-co-thanh-pho-tan-an
Thành phố Tân An. Ảnh: Báo Long An
Long An có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm thành phố Tân An, thị xã Kiến Tường và các huyện Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa, Tân Trụ, Châu Thành, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng.
Tân An nằm về phía tây nam, cách trung tâm TP HCM 47 km, là cửa ngõ kinh tế của đồng bằng Sông Cửu Long với trục giao thông chính chạy qua trung tâm là quốc lộ 1A, quốc lộ 62 và sông Vàm Cỏ Tây.
 Đất phèn
 chiếm gần một nửa diện tích của Long An
Long An có hơn 208.00 hecta đất phèn, chiếm gần 70% diện tích toàn vùng Đồng Tháp Mười và bằng gần 50% diện tích tự nhiên của tỉnh.
Hiện, địa bàn tỉnh có 2 vùng thấp - rốn phèn ở Bắc Đông và Bo Bo - Mỏ Vẹt. Mỗi năm có 2 chu kỳ nước chua là đầu mùa mưa (tháng 4-7) và cuối mùa mưa (tháng 11-1 năm sau).
Long An cũng đối diện với tình trạng xâm nhập mặn vào lãnh thổ, chủ yếu là từ biển Đông qua cửa sông Soài Rạp do chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Quá trình xâm nhập mặn ngày càng sâu vào nội địa và thời gian cũng dài hơn.
Nguyên nhân là hoạt động mạnh của triều, gió chướng, lượng nước thượng nguồn ít và nhất là khai thác nước mặt quá nhiều trong mùa kiệt. Việc xâm nhập mặn đã làm biến đổi hệ sinh thái vùng vốn ổn định nhiều năm trước đây, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của dân cư
Loại trái cây  trồng ở Long An có diện tích lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long

dung-dap-an-la-cay-chanh
Thu hoạch chanh ở Long An. Ảnh: Báo Long An
Long An là tỉnh sản xuất chanh lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long với diện tích hơn 27% tổng diện tích vùng, 15% diện tích của cả nước.
Hiện, tỉnh có trên 7.000 ha trồng chanh, giá trị xuất khẩu chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây toàn tỉnh. Dự kiến diện tích chanh của Long An đến năm 2020 là 10.000 ha.
Trong đó, huyện Bến Lức có diện tích trồng chanh nhiều nhất tỉnh với 4.000 ha. Nhiều bà con nông dân đã thoát nghèo nhờ loại cây này.
Chanh Long An được xuất khẩu chủ yếu sang Thái Lan, Malaysia, Singapore và các nước Trung Đông.
Nhà Trăm Cột là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia
Nhà Trăm Cột ở xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước. Chủ nhân đời thứ ba của ngôi nhà là ông Trần Văn Ngộ kể rằng, công trình do ông nội Trần Văn Hoa (lúc ấy là Hương Sư làng Long Hựu, tổng Lộc Thành Hạ, tỉnh Chợ Lớn) cho xây dựng vào năm 1901-1903. 
dung-vat-lieu-chu-yeu-cua-ngoi-nha-la-go
Nhà Trăm Cột ở Long An. Ảnh: vanhoamientay.com
Ngôi nhà rộng 882 m2, ở giữa khu vườn rộng hơn 4.000 m2 mang dáng vẻ đầy trầm tư, cổ kính, chính diện quay về hướng tây bắc. Nhà hoàn toàn bằng gỗ (cẩm lai, gõ đỏ, gõ mật), mái lợp ngói âm dương, nền nhà bằng đá tảng cao 0,9 m, mặt nền lát gạch Tàu lục giác.
Ngôi nhà này có 68 cột chính. Nếu tính luôn 52 cột vuông nhỏ phụ trợ ở hàng 5 và vòng đố vách chái xây bằng xi măng được trùng tu sau này, thì có tới 120 cột lớn nhỏ.
Ngôi nhà gồm có hai phần, phần trước là phần nội tự - ngoại khách, phần sau là không gian để ở và sinh hoạt. Kết cấu chính của nhà kiểu xuyên trính (còn gọi là nhà đâm trính, nhà rường) với khung sườn kiểu bát trụ. Kiểu nhà truyền thống này có nhiều ưu điểm bởi bộ khung rất chắc chắn. Toàn bộ hệ thống vì kèo được chạm nổi, chạm lọng rất công phu với các đề tài mây hóa rồng, dây lá hóa, đặc trưng của Huế.
Gạo Nàng Thơm chợ Đào là thương hiệu nổi tiếng  của Long An

dung-gao-nang-thom-xuat-xu-o-huyen-can-duoc
Giống lúa Nàng Thơm được trồng ở nhiều nơi trên cả nước nhưng ngon nhất là ở xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, Long An.
Gạo Nàng Thơm chợ Đào là thương hiệu gạo nổi tiếng ở chợ Đào, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước (Long An). Chợ Đào nằm cạnh con kênh đào nối với kênh Xóm Bồ. Lúa Nàng Thơm có thể trồng được ở nhiều nơi nhưng không ở đâu có hương vị thơm, dẻo, ngọt, ngon bằng trồng ở cánh đồng xung quanh khu chợ này.
Gạo Nàng Thơm hạt thon dài, chà trắng ra bên trong có hột lựu màu hồng. Khi mới gặt sau mùa vụ, lúc chà xong gạo có một lớp cám bên ngoài giống như lớp dầu, cho tay vào bao giơ tay lên gạo còn bám trên tay những hạt mịn.
Gạo Nàng Thơm khi vừa nấu chín, ăn nóng rất ngon, mùi thơm tỏa ra ngan ngát, hạt cơm rời, xốp, không khô cũng không dính.

Mạnh Tùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét