Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

Tỉnh là địa bàn hoạt động an toàn của các cơ quan đầu não trong kháng chiến chống Pháp.

Hồ Núi Cốc nằm ở Thái Nguyên

Núi Cốc là hồ nhân tạo, chắn ngang dòng sông Công, nằm trên huyện Ðại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Hồ được khởi công năm 1993, hoàn thành cơ bản năm 1994, gồm một đập chính dài 480 m và 6 đập phụ.
Diện tích mặt hồ khoảng 25 km2, có 89 hòn đảo và được ví như "vịnh Hạ Long" trên cạn. Lòng hồ sâu trung bình 35 m, dung tích nước hồ khoảng 175 triệu m3, mỗi năm có khả năng khai thác 600-800 tấn cá.
dung-ho-nui-coc-nam-o-thai-nguyen
Hồ là điểm du lịch nổi tiếng nhất tỉnh Thái Nguyên, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 16 km và cách thủ đô Hà Nội khoảng 100 km. Ảnh: Honuicoc.
Là thắng cảnh đẹp, khu du lịch nổi tiếng của Thái Nguyên, hồ Núi Cốc đã và đang là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Nhạc sĩ Phó Đức Phương có bài hát nổi tiếng "Huyền thoại hồ Núi Cốc":
"Bồng bềnh (ơ) bồng bềnh, chòng chành (ơ) chòng chành.
Một vùng núi cao nước sâu thuyền trôi, thuyền trôi
Mái chèo bâng khuâng dưới chân Tam Đảo...".

Định Hóa là an toàn khu của cuộc kháng chiến chống Pháp

Cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 50 km, Định Hóa là miền đồi núi hiểm trở, có địa thế chiến lược về quân sự nên được chọn làm an toàn khu trong kháng chiến chống Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã sống và làm việc ở đây từ năm 1947 đến 1954 để lãnh đạo cuộc kháng chiến.
dung-dinh-hoa-la-dau-nao-cua-cuoc-khang-chien-chong-phap
Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại An toàn khu Định Hóa. Ảnh: Thainguyen.
Ngày 6/12/1953, tại đồi Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, Bộ Chính trị họp thông qua kế hoạch tác chiến - tấn công chiến lược Ðông Xuân 1953-1954 để làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Nhiều sắc lệnh quan trọng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được ký ban hành tại đây, trong đó có luật về nghĩa vụ quân sự, sắc lệnh tổng động viên, về giảm tô và cải cách ruộng đất...
Theo Cổng thông tin điện tử Thái Nguyên, có gần 100 di tích lịch sử còn khắp núi rừng Định Hóa, đến nay 6 di tích được xếp hạng bảo tồn cấp quốc gia
Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Phía bắc Thái Nguyên tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn; phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang; phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km). Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.562,82 km2.
dung-thai-nguyen-khong-giap-phu-tho
Bản đồ tỉnh Thái Nguyên.
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính gồm TP Thái Nguyên; thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tỉnh có 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.
Thái Nguyên có vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km.

Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai cả nước

Theo Cổng thông tin điện tử Thái Nguyên, tỉnh này được đánh giá có trữ lượng than lớn thứ hai cả nước (sau Quảng Ninh) bao gồm than mỡ, than đá được phân bố ở huyện Đại từ và Phú Lương.
Tiềm năng than mỡ có khoảng 15 triệu tấn, trong đó trữ lượng tìm kiếm thăm dò khoảng 8,5 triệu tấn, chất lượng tương đối tốt, tập trung ở các mỏ: Phấn Mễ, Làng Cẩm, Âm Hồn.
Than đá với tổng trữ lượng tìm kiếm và thăm dò khoảng 90 triệu tấn, tập trung ở các mỏ: Bá Sơn, Khánh Hoà, Núi Hồng.
Ngoài ra, Thái Nguyên sở hữu nhiều loại kim loại như: quặng sắt, thiếc, vonfram, chì kẽm, vàng, đồng, thủy ngân... Khoáng sản phi kim loại có pyrít, barít, phốtphorít...
Tỉnh trung du này cũng có nhiều khoáng sản vật liệu xây dựng, gồm đất sét xi măng; đá vôi xây dựng, đá vôi xi măng; đôlômit..

Chè Thái Nguyên nổi tiếng cả nước


"Chè Thái, gái Tuyên” là câu cửa miệng của nhiều người khi nói về hai vùng đất trung du miền núi phía Bắc. Chè ngon phải kể đến chè Thái Nguyên, con gái đẹp, dịu dàng phải kể đến con gái Tuyên Quang. Đất Thái Nguyên có điều kiện cho cây chè phát triển và nó thực sự trở thành sản phẩm mang tính đặc thù của quê hương.
dung-che-thai-nguyen-noi-tieng-ca-nuoc
Đồi chè ở Tân Cương, Thái Nguyên. Ảnh: Tancuongxanh
Chè Thái Nguyên ngon là phải sao không cháy, đều lửa không có mùi khét, các cánh chè khi sao đều đặn không nát vụn mà cuộn tròn với nhau, dáng hình ngọn chè thành phẩm là hình móc câu. Khi nhai thử, nhả bã thấy chè xanh như khi sao; khi uống, ngậm lâu trong cổ họng thấy ngọt dần.
Ngoài chè, Thái Nguyên còn nổi tiếng bởi các đặc sản bánh chưng Bờ Đậu, xôi thập cẩm; bánh Cooc Mò của người Tày, Nùng; bánh ngải của người Tày...


Xuân Hoa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét