Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

Những địa danh mang từ 'ông' ở Sài Gòn

Ông Thượng, Ông Tạ, Lăng Ông... là địa danh ghi dấu những câu chuyện lịch sử của thành phố hơn 300 tuổi Sài Gòn - Gia Định. Cùng tìm hiểu về những địa danh này

nhung-dia-danh-mang-tu-ong-o-sai-gon
Sân quần vợt trong vườn Ông Thượng xưa. Ảnh tư liệu
Vườn Ông Thượng, còn gọi là vườn Bờ Rô
Vườn Ông Thượng, còn gọi là vườn Bờ Rô, hay vườn Tao Đàn, được thành lập năm 1900 từ nguồn kinh phí của Đô thành Sài Gòn cũ. Lúc đầu nó có tên là Maurice Long, tên của viên Toàn quyền Đông Dương thời bấy giờ và được dân Sài Gòn gọi nôm na là vườn Ông Thượng.
Có nhà nghiên cứu cho rằng sở dĩ có tên vườn Ông Thượng vì Thượng công Lê Văn Duyệt từng mở một rạp hát nơi này, dưới thời ông làm Tổng trấn.
Xưa, đây là nơi cao ráo, cùng dãy với gò đất dinh Norodom (Hội trường Thống Nhất ngày nay), qua Thảo Cầm Viên cho tới sát mé rạch Thị Nghè.
dung-vuon-ong-thuong-la-cong-vien-tao-dan-ngay-nay
Hội hoa xuân ở Công viên Tao Đàn. Ảnh: Quỳnh Trần
Song, theo tác giả Trần Nhật Vy trong cuốn Sài Gòn chốn chốn rong chơi, nguồn gốc tên vườn Ông Thượng không liên quan đến Tả quân Lê Văn Duyệt. Rất có thể tên này xuất phát từ khi dinh Độc Lập xây cất xong thành dinh Thống đốc Nam Kỳ và vường Ông Thượng trở thành khu vườn sau dinh.
Xưa, dân gian quen gọi nơi cư ngụ hoặc làm việc của các quan lớn là "ông thượng" hay "quan thượng". Vườn Ông Thượng do đó không hàm ý nhắc đến một ông quan cụ thể nào mà chỉ là cách nói trỏng, nói xách mé của dân gian về khu vườn của riêng các quan. 
Dưới thời thực dân Pháp, dân chúng gọi là vườn Bờ Rô. Bờ Rô theo tiếng Pháp có nhiều cách lý giải, một là Beau Jeux đọc trại ra, hoặc có nghĩa là Moreau - tên của quản phủ Pháp đầu tiên được phân công trông nom khu vườn này.
Sau giải phóng, vườn Ông Thượng trở thành Công viên Tao Đàn, hiện nằm trên quận 1.
Ông Tạ là một địa danh khá nổi tiếng ở Sài Gòn, là tên một khu chợ ở quận Tân Bình
Ông Tạ là vùng đất các phường 3, 4, 5, 7 thuộc quận Tân Bình, cũng là tên một ngôi chợ ở phường 5, cạnh chợ có một tiệm thuốc Nam của ông Tạ.
Ông Tạ tên thật là Trần Văn Bỉ, lấy hiệu Tạ Thủ, là thầy lang chữa bệnh nổi tiếng trong vùng.
dung-ong-ta-la-mot-thay-thuoc-noi-tieng
Ngã ba Ông Tạ xưa. Ảnh tư liệu
Trước đây, ông Tạ mở một tiệm thuốc nằm ở góc đường Phạm Văn Hai - Cách Mạng Tháng Tám hiện nay. Đa số người bệnh tìm đến ông và lấy thuốc về đều khỏi. Tiếng lành đồn xa nên người dân ở các tỉnh Nam Kỳ tìm về cơ sở của ông không ngớt.
Ông còn là một nhà hảo tâm, thường xuyên chữa bệnh và bốc thuốc miễn phí cho người nghèo.
Lăng Ông Bà Chiểu, gọi tắt là Lăng Ông ở quận Bình Thạnh
Lăng Ông rộng hơn 18.000 m2, nằm kế bên khu chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh) nên thường được gọi là Lăng Ông Bà Chiểu.
Nhiều người nơi khác thường nhầm rằng đây là lăng thờ ông và bà tên Chiểu, thực tế đây là lăng thờ ông bà Lê Văn Duyệt.
Lê Văn Duyệt (1763-1832) còn gọi là Tả Quân Duyệt, là một nhà chính trị, quân sự, tham gia phò tá Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với quân Tây Sơn.
Khi chiến tranh kết thúc, vương triều Nguyễn được thành lập, ông trở thành vị quan cấp cao trong triều đình và phục vụ hai vua Gia Long (tức Nguyễn Ánh) và Minh Mạng.
dung-lang-ong-la-khu-lang-mo-cua-ong-le-van-duyet
Cổng tam quan ở khu Lăng Ông Bà Chiểu. Ảnh: Trung Sơn
Theo các tài liệu lịch sử, sau sự biến thành Phiên An năm 1835, ông Lê Văn Duyệt bị lên án, buộc tội đã gián tiếp gây nên biến loạn.
Vua Minh Mạng đã ra chỉ dụ san bằng mộ, trên dựng bia đá có khắc tám chữ "Quyền yêm Lê Văn duyệt phục pháp xử" (chỗ tên hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu tội).
Đến năm Tân Sửu (1841), vua Thiệu Trị lên ngôi cho dẹp bỏ trụ đá hài tội và đắp lại mộ. Năm đầu đời Tự Đức (1848), Đông Các đại học sĩ Võ Xuân Cẩn dâng sớ xin phục hồi quan tước, gia ơn cho con cháu các công thần, trong đó có Lê Văn Duyệt.
Nhà vua xem sớ cảm động, truy phong cho ông và ban phẩm hàm cho con cháu họ. Sau đó, vua cho đắp lại phần mộ Lê Văn Duyệt ở Gia Định cao rộng thêm và cho sửa sang miếu thờ.
Toàn thể khu mộ được xây bằng một loại vữa hợp chất. Tại đây, hai ngôi mộ của ông Lê Văn Duyệt và vợ được đặt song song và có cấu tạo giống nhau.

Cầu Ông Lãnh

Ông Nguyễn Ngọc Thăng (1798-1866) - võ tướng nhà Nguyễn thời vua Tự Đức - từng làm tới chức lãnh binh nên dân gian thường gọi là Ông Lãnh. Ông thuộc thế hệ tham gia chiến đấu chống Pháp đầu tiên của Nam Kỳ.

Lãnh binh Thăng quê ở Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, từng tham gia các trận đánh ở đồn Cây Mai, đồn Thủ Thiêm và vùng phụ cận khi quân Pháp chiếm thành Gia Định.
Ông nổi tiếng với chiến dịch Mù U gây tổn thất nặng cho địch. Về sau ông phối hợp với nghĩa quân Trương Định ở Gò Công tiếp tục chống Pháp.
dung-dap-an-la-cau-ong-lanh
Khu cầu Ông Lãnh xưa. Ảnh tư liệu
Cầu Ông Lãnh do Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng (khi ấy đang đóng quân ở đồn Cây Mai - Thủ Thiêm) cho xây dựng. Ban đầu, cầu làm bằng gỗ, đến năm 1929, người Pháp cho xây lại bằng xi măng, dài 120 m.
Hiện, cầu Ông Lãnh nối quận 1 và quận 4, có 14 nhịp với 3 làn xe mỗi bên với tổng chiều dài là 256 m.
Trong bài Gia Định phú có câu: "Coi ngoài rạch Bà Nghè, dòng trắng hây hây tờ quyến trải. Ngó lên giồng Ông Tố, cây xanh nghịt nghịt lá chằm rai"
Gia Định phú là bài phú Nôm dài 46 câu và kết bằng một bài thơ thất ngôn bát cú, không rõ tác giả, do học giả Vương Hồng Sển sưu tầm và chép lại trong quyển Tập Thành của ông.
Câu thứ 9 trong bài phú là:
"Coi ngoài rạch Bà Nghè, dòng trắng hây hây tờ quyến trải
Ngó lên giồng Ông Tố, cây xanh nghịt nghịt lá chàm rai".
Ở quận 2 có một địa danh quen thuộc là Giồng Ông Tố, chỉ tên một cây cầu bắc qua rạch cùng tên, ở phường An Phú. Giồng là một phương ngữ Nam Bộ, chỉ dải đất phù sa nổi cao lên, thường là ở ven sông.
dung-ngo-len-giong-ong-to-cay-xanh-nghit-nghit-la-cham-rai
Cầu Giồng Ông Tố ở quận 2, TP HCM. Ảnh: mcc1.com.vn
Có tài liệu cho rằng ông Tố ở đây là Trương Vĩnh Tố, một trong những tướng lĩnh của tổ chức "Phản Thanh phục Minh" bị triều đình nhà Thanh truy sát chạy sang, được chúa Nguyễn cho tị nạn vào năm 1679.
Ông đã tổ chức cho cư dân lúc bấy giờ ở đây gồm: người Hoa, người Việt và người gốc Khơ-me của vùng thủy Chân Lạp cũ khai hoang, lập ấp, lập chợ.

Mạnh Tùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét