Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017

Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào thuộc tỉnh Tuyên Quang

Đình Hồng Thái và cây đa Tân Trào là những di tích lịch sử nằm trong quần thể di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào, thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Đình Hồng Thái nằm ở thôn Cả, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương. Năm 1919, đình Hồng Thái có tên là đình Làng Cả hay đình Kim Trận, được dựng hoàn toàn bằng gỗ, theo lối nhà sàn truyền thống, mái lợp lá cọ, gồm 3 gian 2 chái. Cũng như những ngôi đình khác của Việt Nam, đình Hồng Thái là nơi thờ Thành Hoàng làng, thần Sông, thần Núi, các vị thần xung quanh vùng. Ngoài ra, đình còn thờ Ngọc Dung công chúa.
Ngoài giá trị văn hóa tín ngưỡng, đình Hồng Thái còn mang nhiều giá trị lịch sử. Đây là điểm dừng chân đầu tiên của Hồ Chí Minh khi từ Pắc Pó (Cao Bằng) về căn cứ địa cách mạng Tân Trào ngày 21/5/1945. Đình cũng là nơi đón tiếp các đại biểu về dự Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng và Quốc dân Đại hội vào tháng 8/1945. Trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954), đình Hồng Thái trở thành một trạm đặc biệt quan trọng của Ban bảo vệ an toàn khu (ATK).
Cây đa Tân Trào, nằm ở thôn Tân Lập, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, được coi là một biểu tượng cách mạng. Cây đa chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, đặc biệt trong thời kỳ tiền cách mạng tháng Tám năm 1945.
Dưới gốc đa này, chiều 16/8/1945, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đọc Bản Quân lệnh số 1 và ngay sau đó, quân Giải phóng làm lễ xuất quân, lên đường qua Thái Nguyên tiến về giải phóng Hà Nội trước sự chứng kiến của nhân dân xã Tân Trào cùng 60 đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng họp tại xã Vinh Quang (nay là xã Kim Bình), huyện Chiêm Hóa từ ngày 11 đến hết 19/2/1951 trong bối cảnh đất nước và thế giới có nhiều chuyển biến lớn. Đây là đại hội đầu tiên của Đảng được tổ chức trong nước (đại hội lần thứ nhất tổ chức ở Macao, Trung Quốc).
Đại hội có sự tham gia của 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho 766.349 đảng viên sinh hoạt trong Đảng bộ toàn Đông Dương.
Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trình bày trước đại hội đã khái quát những chuyển biến của tình hình thế giới và trong nước nửa đầu thế kỷ 20, dự đoán triển vọng tốt đẹp của nửa thế kỷ sau. Bản báo cáo cũng nêu lên mấy nhiệm vụ chính của cách mạng Việt Nam: đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn, tổ chức Đảng Lao động Việt Nam.
Báo cáo “Bàn về cách mạng Việt Nam” của Trường Chinh trình bày trước Đại hội toàn bộ đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là tiêu diệt đế quốc xâm lược, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất, xóa bỏ hình thức bóc lột phong kiến, làm cho người cày có ruộng, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Đại hội cũng thảo luận và nhất trí thông qua Điều lệ mới của Đảng Lao động Việt Nam. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới gồm 19 ủy viên chính thức và 10 ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành đã bầu Bộ Chính trị gồm có 7 ủy viên chính thức và một ủy viên dự khuyết, bầu Hồ Chí Minh là Chủ tịch, Trường Chinh là Tổng bí thư.

Tuyên Quang thuộc vùng Đông Bắc

Tuyên Quang là tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam, diện tích 5.867,9 km2, cách thủ đô Hà Nội khoảng 165 km, tiếp giáp với tỉnh Hà Giang ở phía bắc; Bắc Kạn, Thái Nguyên ở phía đông; Cao Bằng ở phía đông bắc; Yên Bái ở phía tây; Phú Thọ và Vĩnh Phúc ở phía nam.
sai-tuyen-quang-thuoc-vung-dong-bac-viet-nam
Bản đồ hành chính tỉnh Tuyên Quang.
Tỉnh có 7 đơn vị hành chính, bao gồm thành phố Tuyên Quang và 6 huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang và Lâm Bình.
Tuyên Quang có nhiều di tích lịch sử gắn liền với một thời kỳ kháng chiến của dân tộc Việt Nam. Đây là nơi được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm căn cứ cách mạng, lãnh đạo toàn dân tộc tiến hành cuộc cách mạng tháng Tám. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Tuyên Quang được chọn là trung tâm đầu não kháng chiến.

Sông Lô chảy qua Tuyên Quang

Tuyên Quang có nhiều sông suối lớn chảy qua, trong đó có sông Lô.
Sông Lô là phụ lưu tả ngạn (bên trái) của sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chảy vào Việt Nam tại địa phận xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, điểm cuối ở ngã ba sông Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, nơi sông Lô hợp lưu với sông Hồng.
Đoạn sông Lô chảy ở Việt Nam dài 274 km, diện tích lưu vực là 22.600 km2. Riêng đoạn chảy qua tỉnh Tuyên Quang dài 145 km. Đây là một trong 5 sông dài nhất ở miền bắc Việt Nam (sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Cầu, sông Đáy).
sai-song-lo-chay-qua-tuyen-quang
Một góc thành phố Tuyên Quang bên dòng sông Lô. Ảnh: Báo Tuyên Quang
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang, ngoài sông Lô, tỉnh này còn có hai con sông lớn khác chảy qua là sông Gâm (đoạn chảy qua tỉnh dài 170 km) và sông Phó Đáy (đoạn chảy qua tỉnh dài 84 km). Với mạng lưới sông ngòi tương đối dày và phân bố đồng đều, Tuyên Quang có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế, phục vụ đời sống và sản xuất.
Ở hai phương án còn lại, sông Hồng chảy qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình. Sông Đà chảy qua các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ.

Hàm Yên nổi tiếng với đặc sản cam sành

Tuyên Quang được xem là cái nôi của cam sành Hàm Yên. Thứ quả này đã trở thành nguồn nông sản chủ lực, giúp người dân nhiều làng, xã nơi đây làm giàu.
Người dân trong vùng quen gọi cam sành Hàm Yên là cam làng Mường. Theo lời kể của các bô lão trong vùng, những năm 1890, khi hai cụ già người dân tộc đi bẫy thú ở núi Quan Tiên, bản Mường, xã Phong Lưu, huyện Hàm Yên, dừng chân nghỉ thì thấy một cây có quả chín vàng, lá nhọn nên ăn thử. Thấy quả có vị ngọt, thơm mát, giúp tỉnh táo, hai cụ bèn đem hạt về trồng trong vườn và bắt đầu nhân giống từ đó.
Tìm hiểu Tuyên Quang
Vườn cam sành Hàm Yên. Video: Nông nghiệp sạch 
Cam Hàm Yên thường có màu xanh, khi chín chuyển màu cam vàng óng. Vỏ quả mỏng và hơi sần, mọng nước, bên trong ruột vàng sánh như mật, ngọt đậm. Cam thường chín rộ vào dịp Tết Nguyên đán và được tiêu thụ ở khắp mọi miền.
Cam sành Hàm Yên được trồng chủ yếu tại 13 xã của huyện Hàm Yên và hai xã của huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Mùa vụ 2015-2016, tổng sản lượng cam Hàm Yên đạt trên 43.000 tấn.
Tháng 12/2007, cam Hàm Yên được đăng ký thương hiệu và chỉ dẫn địa lý. Thứ quả đặc sản của Tuyên Quang cũng đạt "Thương hiệu vàng nông sản Việt Nam 2015" và "Top 50 trái cây nổi tiếng và có giá trị nhất Việt Nam" (theo Viện nghiên cứu rau quả).

Tuyên Quang có đêm hội trung thu lớn nhất Việt Nam

Mỗi dịp Trung thu về, thành phố Tuyên Quang lại thu hút hàng chục nghìn khách du lịch gần xa đến với đêm hội trung thu lớn và độc đáo nhất cả nước. Vào dịp này, khắp đường phố Tuyên Quang rộn ràng âm thanh, rực rỡ sắc màu với hàng chục mô hình khổng lồ minh họa trò chơi dân gian hay những nhân vật trong truyện cổ tích.
sai-tuyen-quang-co-dem-hoi-trung-thu-lon-nhat-viet-nam
Mô hình đèn lồng khổng lồ trong đêm hội trung thu ở Tuyên Quang năm 2016. Ảnh: Lễ hội thành Tuyên
Lễ hội trung thu thành Tuyên xuất phát từ tấm lòng yêu trẻ của người dân thành phố. Ban đầu, một số tổ dân phố tự làm mô hình để các cháu nhỏ vui trung thu. Về sau, việc làm này phát triển thành phong trào và trở thành những đêm hội đường phố. Mỗi mô hình đều mang hình ảnh, ý nghĩa riêng. Mọi người háo hức chờ đón ngày rằm trung thu để được hòa mình vào không khí lễ hội.
i
Dương Tâm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét