Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

Những xã, huyện ở Nam Bộ được đặt theo tên người

Một đặc điểm cấu tạo nên địa danh ở Nam Bộ sau 1975 là dùng tên người có công với quê hương, được người dân kính trọng.

nhung-xa-huyen-o-nam-bo-duoc-dat-theo-ten-nguoi
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư trong cuốn Từ điển địa danh hành chính Nam Bộ, khuynh hướng cấu tạo địa danh hành chính sau ngày 30/4/1975 ở khu vực này là dùng tiếng nôm, tiếng dân dã, càng nhiều càng tốt.
Ở cấp tỉnh thì có Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Sông Bé, Đồng Nai, Đồng Tháp; cấp huyện thì có Giồng Riềng, Gò Quao, Bảy Núi, Tháp Mười, Hòn Đất; cấp xã có Bà Lụa, Đồng Nơ, Cây Trường, Trà Vong, Mỏ Công, Suối Ngô...
Một đặc điểm đặt tên xã, huyện thời gian này là dùng tên các chiến sĩ cách mạng đã hy sinh tại địa phương
Huyện  ở tỉnh Bạc Liêu được đặt theo tên một chiến sĩ thời chống Pháp
Hồng Dân là huyện phía bắc của tỉnh Bạc Liêu, rộng 428 km2 với huyện lỵ là thị trấn Ngan Dừa.
dung-dap-an-la-huyen-hong-dan
Huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Panoramio
Huyện Hồng Dân được đặt theo tên Trần Hồng Dân (1916-1946), chiến sĩ cộng sản thời chống Pháp. Ông tên thật là Trần Văn Thành, quê ở ấp Vĩnh Lộc, xã Mỹ Quới, quận Phước Long, tỉnh Rạch Giá (nay là xã Mỹ Quới, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng).
Thời kỳ Mặt trận dân chủ 1936-1939, ông làm Hội trưởng Hội ái hữu của học sinh tại quận Phước Long. Tháng 4/1941, ông được điều động về công tác tại tỉnh Cần Thơ (nay là thành phố Cần Thơ). Tháng 5/1941, ông bị Pháp bắt, bị kết án 20 năm tù và đày ra Côn Đảo.
Năm 1946, ông về công tác tại huyện Phước Long, tỉnh Rạch Giá. Tháng 6 năm đó, Pháp tập trung lực lượng, kéo vào càn quét xã Ninh Thạnh Lợi, gần cơ quan huyện ủy Phước Long. Ông hy sinh lúc chống trả quyết liệt với quân địch.
Để ghi nhớ công lao của ông, Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ quyết định đổi tên huyện Phước Long thành huyện Hồng Dân năm 1947.
 Huyện Ngọc Hiển cũng mang tên một chí sĩ yêu nước thời Pháp thuộc. 
Ngọc Hiển là huyện phía nam của tỉnh Cà Mau, nằm ở cực Nam của Việt Nam, rộng 733 km2.
Huyện được đặt theo tên ông Phan Ngọc Hiển (1910-1941), quê ở Cần Thơ, là nhà báo, nhà giáo, nhà văn và chí sĩ yêu nước Việt Nam thời Pháp thuộc.
Theo tuần báo Tân tiến, cuối năm 1935, Phan Ngọc Hiển làm phóng viên cho tờ báo có tòa soạn đặt ở Sa Đéc. Đến cuối năm 1937, Xứ ủy Nam Kỳ của Đảng Cộng sản Đông Dương điều ông về Sài Gòn và bổ nhiệm vào ban biên tập báo Liên đoàn lao động thuộc Công hội đỏ Nam Kỳ.
Cuối năm 1938, Tỉnh ủy Bạc Liêu xin điều ông về chuẩn bị nhân sự thành lập cơ quan báo của Đảng bộ. Nhưng sau đó Tỉnh ủy Bạc Liêu hoãn việc thành lập tờ báo này.
Trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chống lại chính quyền thực dân Pháp do Đảng Cộng sản Đông Dương tổ chức, Phan Ngọc Hiển trực tiếp lãnh đạo và tổ chức cuộc nổi dậy ở Hòn Khoai. Tháng 12/1940, cuộc nổi dậy nổ ra, nhưng nhanh chóng bị chính quyền đàn áp. Phan Ngọc cùng đồng đội bị thực dân Pháp bắt và xử bắn.
Nữ anh hùng  được đt tên xã  tnh Cà Mau
Xã Hồ Thị Kỷ thuộc huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Bà Hồ Thị Kỷ (1949-1970) là nữ anh hùng Việt Nam, sinh tại ấp Cây Khô xã Tân Lợi (nay là xã Hồ Thị Kỷ), huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau, trong một gia đình nông dân nghèo.
dung-dap-an-la-ho-thi-ky
Liệt sĩ Hồ Thị Kỷ. Ảnh: camau.edu.vn
Bà hoạt động cách mạng từ những năm còn trẻ với tư cách giao liên. Năm 1968, bà được kết nạp vào Đoàn thanh niên và tham gia đội biệt động ở thị xã Cà Mau.
Ngày 3/4/1970, Hồ Thị Kỷ đánh vào ty cảnh sát Cà Mau (nay là trụ sở Giao thông Đường thủy thành phố Cà Mau), làm bị thương tướng Việt Nam Cộng hòa. Bà hy sinh trong trận đánh này
Huyện Dương Minh Châu được đặt theo tên của người từng giữ chức Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến  tỉnh Tây Ninh  

dung-huyen-duong-minh-chau-thuoc-tinh-tay-ninh
Lòng hồ Dầu Tiếng ở huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh.
Dương Minh Châu là huyện lớn, được đặt theo tên ông Dương Minh Châu (1912-1947), từng là Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh Tây Ninh.
Năm 1938, ông tốt nghiệp cử nhân khoa luật Cao đẳng Luật Hà Nội, sau đó sang Campuchia làm Tham tán luật sư ở Tòa án Nam Vang (Phnom Penh).
Năm 1946, ông tham gia kháng chiến Nam Bộ, làm đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khoá 1 và giữ chức Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến Tây Ninh. Tháng 2/1947, ông trực tiếp chỉ huy chiến đấu và hy sinh tại xã Ninh Điền, huyện Châu Thành.
Năm 1998, liệt sĩ Dương Minh Châu được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Phạm Văn Hai là một liệt sĩ, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tên của ông được đặt cho một xã thuộc huyện Bình Chánh ở TP HCM
Phạm Văn Hai (1931-1966), quê ở làng Tân Hòa, tổng Dương Hòa Thượng, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định (nay thuộc huyện Bình Chánh, TP HCM).
Ông xuất thân trong gia đình nghèo, có cha từng bị chính quyền Pháp bắt tù. Năm 12 tuổi, ông phải bỏ học đi làm thuê cho một hãng thủy tinh Hoa kiều. Năm 14 tuổi, ông bắt đầu tham gia hoạt động chống Pháp với nhiệm vụ liên lạc viên.
Sau khi Pháp tái chiếm Đông Dương, năm 1947, ông gia nhập lực lượng công tác Thành, tiền thân của lực lượng Biệt động Sài Gòn với nhiệm vụ trinh sát, tham gia chống càn, bảo vệ cán bộ Việt Minh. Ông tham gia tập kích quân Pháp trên 39 trận với nhiều chiến công.
Sau Hiệp định Genève 1954, ông được phân công ở lại hoạt động bán công khai với bí danh Lam Sơn để xây dựng cơ sở nội thành. Năm 1962, ông được chuyển  sang làm đội trưởng đội biệt động 65 của Đặc khu Sài Gòn - Gia Định.
Chỉ trong 4 năm, đội biệt động 65 do ông chỉ huy đã tập kích hơn 30 trận vào các mục tiêu quân sự Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Ông mất năm 1966 tại chiến trường Củ Chi khi tròn 34 tuổi. Tên ông còn được đặt cho một số con đường, trường học và chợ ở TP HCM.
Trần Văn Thời là một huyện ở tỉnh Cà Mau, được đặt theo tên một người lãnh đạo phong trào cách mạng ở Nam Bộ
Trần Văn Thời (1902-1942) quê ở xã Phong Lạc (nay là ấp Giao Vàm, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), trong một gia đình nông dân.
Năm 1936, ông tham gia phong trào đấu tranh cách mạng tại Việt Nam, sau đó gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam, hoạt động ở vùng Cà Mau, Cái Nước.
Năm 1940, ông là Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu, được Xứ ủy Nam Kỳ chỉ định vào Liên Tỉnh ủy Hậu Giang. Chính quyền Pháp biết Trần Văn Thời là cán bộ lãnh đạo nên truy lùng, nhưng nhiều lần bất thành.
dung-ong-tham-gia-khang-chien-chong-phap
Huyện Trần Văn Thời. Ảnh: camau.gov.vn
Năm 1940, khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ, ông Trần Văn Thời phụ trách Ban chỉ huy quân sự tỉnh cùng Tỉnh ủy Bạc Liêu chỉ đạo khởi nghĩa ở đảo Hòn Khoai. Khởi nghĩa thất bại, Trần Văn Thời tập hợp lực lượng vào rừng U Minh để tránh khủng bố, xây dựng căn cứ, lập xưởng sản xuất vũ khí.
Năm 1941, ông được cấp trên điều về xây dựng lực lượng ở Châu Đốc. Tháng 5 năm này, Trần Văn Thời bị chính quyền Pháp bắt, kết án 20 năm tù và đày ra Côn Đảo. Ông mất tại đây một năm sau đó.

Mạnh Tùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét