Cảnh Thắng
(Dân Việt) Trải qua thời gian, nhiều nét văn hóa truyền thống của người Thái ở miền Tây xứ Nghệ bị “đồng hóa”. Tuy nhiên, tục “làm vía” hay là lễ buộc chỉ cổ tay là nét văn hóa đang được gìn giữ và lưu truyền, nó mang ý nghĩa đem lại sự may mắn, bình an cho người được buộc chỉ.
Tục “làm vía” hay còn gọi là lễ buộc chỉ cổ tay (tiếng Thái là hăng vắn), là một trong những phong tục có từ rất lâu đời của người Thái miền tây xứ Nghệ, với những ý nghĩa đem lại sự bình an, may mắn cho con cháu. Đồng thời, phong tục này cũng mang đậm giá trị tâm linh gắn liền với cuộc sống của người dân nơi đây.
Theo quan niệm của người Thái, đàn ông Thái có 7 vía, đàn bà Thái có 9 vía, khi hồn vía lìa khỏi thân xác thì những người đàn ông và đàn bà đó sẽ không còn tồn tại trên thế gian; hoặc người đó bị “lạc đi” vài vía thì sẽ sống trong cảnh ốm đau, bệnh tật, tai ương và gặp vận không may trong cuộc sống.
Việc làm lễ buộc chỉ cổ tay đối với người Thái cũng rất quan trọng, người đứng ra làm lễ phải là thầy mo có uy tín trong làng. Sau đó, phải chọn ngày, giờ đẹp rồi mới tiến hành nghi thức cầu an rồi buộc cổ tay cho cả nhà.
Trao đổi với phóng viên báo Dân Việt ông Lang Văn Hồng (trú tại bản Đôm 1, xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu, Nghệ An) cho biết, lễ buộc chỉ cổ tay là một giá trị tâm linh mang đậm nét văn hóa lâu đời của người Thái, để tiến hành lễ này cần có: một cuộn chỉ màu đen, một con gà luộc, 1 quả trứng, 3 têm trầu cau, 1 quả trứng luộc, 1 bát gạo trắng và 1 ít tiền lẻ đặt trên đĩa...
"Lễ buộc cổ tay cùng tuy thuộc vào hoàn cảnh trước khi làm lễ, người dân tộc Thái chúng tôi dùng những sợi chỉ khác nhau, sợi chỉ đen dùng trong việc cầu bình an; sợi chỉ đỏ dùng trong đám cưới; sợi chỉ trắng dùng trong lễ buộc chỉ cổ tay khi gia đình có người thân mất đi... Đặc biệt, sợi chỉ này khi đã buộc vào cổ tay thì không được tự tháo ra mà phải để cho sợi chỉ đó tự đứt, có như vậy mới giữ được ý nghĩa của lễ buộc chỉ cổ tay...”- ông Hồng nói.
Cũng theo anh Tiệp, lễ buộc chỉ cổ tay không chỉ cầu cho bản thân mình và người thân trong gia đình mà lễ còn có thể cho người khác, như mỗi dịp nhà có khách thân thiết hoặc bàn bè thân đến nhà chơi, lễ buộc chỉ cổ tay cũng có thể làm, bởi theo quan niệm của người Thái nơi đây, khi mình cầu điều tốt lành cho người khác, tất nhiên họ sẽ cầu chúc điều tốt lành đến với mình...
Theo quan niệm của người Thái, đàn ông Thái có 7 vía, đàn bà Thái có 9 vía, khi hồn vía lìa khỏi thân xác thì những người đàn ông và đàn bà đó sẽ không còn tồn tại trên thế gian; hoặc người đó bị “lạc đi” vài vía thì sẽ sống trong cảnh ốm đau, bệnh tật, tai ương và gặp vận không may trong cuộc sống.
Lễ buộc chỉ cổ tay trong đám cưới tại xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp.
Chính vì thế, người Thái làm lễ buộc chỉ cổ tay để giữ vía cầu an, ngoài ra tùy vào từng hoàn cảnh mà lễ buộc chỉ cổ tay lại mang một ý nghĩa khác nhau. Cụ thể là việc buộc chỉ cổ tay được tiến hành đối với những người bị ốm mang ý nghĩa cầu sức khỏe, còn đối với những đôi trai gái mới cưới lại mang ý nghĩa cầu hạnh phúc. Đặc biệt, lễ buộc chỉ cổ tay còn được thực hiện đối với gia đình có người thân mất đi thì lại mang ý nghĩa cầu cho linh hồn người đã khuất sớm được siêu thoát, đồng thời đem lại sự bình an cho con cháu trong nhà...Việc làm lễ buộc chỉ cổ tay đối với người Thái cũng rất quan trọng, người đứng ra làm lễ phải là thầy mo có uy tín trong làng. Sau đó, phải chọn ngày, giờ đẹp rồi mới tiến hành nghi thức cầu an rồi buộc cổ tay cho cả nhà.
Trao đổi với phóng viên báo Dân Việt ông Lang Văn Hồng (trú tại bản Đôm 1, xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu, Nghệ An) cho biết, lễ buộc chỉ cổ tay là một giá trị tâm linh mang đậm nét văn hóa lâu đời của người Thái, để tiến hành lễ này cần có: một cuộn chỉ màu đen, một con gà luộc, 1 quả trứng, 3 têm trầu cau, 1 quả trứng luộc, 1 bát gạo trắng và 1 ít tiền lẻ đặt trên đĩa...
"Lễ buộc cổ tay cùng tuy thuộc vào hoàn cảnh trước khi làm lễ, người dân tộc Thái chúng tôi dùng những sợi chỉ khác nhau, sợi chỉ đen dùng trong việc cầu bình an; sợi chỉ đỏ dùng trong đám cưới; sợi chỉ trắng dùng trong lễ buộc chỉ cổ tay khi gia đình có người thân mất đi... Đặc biệt, sợi chỉ này khi đã buộc vào cổ tay thì không được tự tháo ra mà phải để cho sợi chỉ đó tự đứt, có như vậy mới giữ được ý nghĩa của lễ buộc chỉ cổ tay...”- ông Hồng nói.
Buộc chỉ cổ tay trong lễ “giải hạn” tại gia đình anh Lang Đình Tiệp, tại xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu. Ảnh: nhân vật cung cấp
Trong khi đó anh Lang Đình Tiệp trú tại xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) thì chia sẻ: "Nghi lễ này không chỉ đem lại may mắn mà còn cho chúng tôi cảm giác bình an trong cuộc sống, bản thân tôi cũng mới trải qua lễ buộc chỉ cổ tay trong ngày sinh nhật của con nên tôi cảm thấy rất an tâm và hạnh phúc...”.Cũng theo anh Tiệp, lễ buộc chỉ cổ tay không chỉ cầu cho bản thân mình và người thân trong gia đình mà lễ còn có thể cho người khác, như mỗi dịp nhà có khách thân thiết hoặc bàn bè thân đến nhà chơi, lễ buộc chỉ cổ tay cũng có thể làm, bởi theo quan niệm của người Thái nơi đây, khi mình cầu điều tốt lành cho người khác, tất nhiên họ sẽ cầu chúc điều tốt lành đến với mình...
Tìm hiểu tục làm vía của người Thái Tây Bắc
Làm vía thực chất là việc động viên, khích lệ người được làm vía để họ phấn chấn, vui vẻ vượt qua những tai ương trong cuộc sống.
Tục làm vía là một tập tục thiêng liêng đầy ý nghĩa của đồng bào dân tộc Thái. Đồng bào làm vía để cầu mong cho người ốm đau, bệnh tật, gặp tai nạn, đi xa nhà lâu ngày, hoặc con dâu về nhà chồng, trẻ em mới sinh…được dồi dào sức khoẻ, an lành, hạnh phúc. Làm vía thực chất là việc động viên, khích lệ người được làm vía để họ phấn chấn, vui vẻ vượt qua những tai ương trong cuộc sống.
Theo quan niệm của người Thái, từ khi sinh ra đến khi trở về với cát bụi, một người Thái phải ít nhất hai lần được làm vía.Vía trong tiếng Thái là "khoắn" (hồn vía) và "làm vía" hay "gọi vía" (họng khoắn) là gọi hồn vía trở về nhà bố mẹ, vợ con, trở về với thể xác, để vía không đi lang thang nơi đất người, nơi bờ suối, bờ sông, bờ vực hay tránh xa các loài vật nguy hiểm trong rừng...Người ta còn làm vía chúc mừng: một cô gái trước khi lấy chồng sẽ được anh em bên nhà mẹ đẻ làm vía để chúc mừng và tiễn sang nhà chồng; một đứa trẻ sau khi sinh 3 ngày sẽ được làm vía báo với ma nhà; tết đến ông bà ngoại phải chuẩn bị một đôi gà to để làm vía cho các cháu ngoại, cầu mong cháu có được sức khỏe đi hết 5 con suối, 7 quả đồi mà mắt vẫn sáng, chân vẫn vững... Còn khi một người già sắp qua đời, nghĩa là hồn vía họ sẽ vĩnh viễn rời khỏi cơ thể. Đây cũng là lúc cần được làm vía để linh hồn không bị lạc lối mà tìm đúng đường trở về với tổ tiên, ông bà.
Trong đời sống tinh thần của đồng bào người Thái, thầy Mo có vai trò hết sức quan trọng. Đó là nhân vật có quyền năng có thể thông quan với thế giới thần linh. Vì thế trong lễ làm vía ( cầm vía), thầy Mo là người không thể thiếu để dẫn dắt và thực thi các thủ tục. Trước khi làm vía, người Thái thường chọn ngày lành tháng tốt, cùng với đó, chuẩn bị một cái túi vải dệt đựng áo của người được làm vía, bởi đồng bào quan niệm vía người ở trong cái áo thường mặc, đặc biệt chú ý không dùng áo có màu trắng để làm lễ. Trong túi có một quả trứng luộc, một con cá nướng chín gói lại và một cái vợt xúc cá, một bó đóm dài gần bằng sải tay. Chuẩn bị xong, thày mo đeo cái túi trên vai, tay cầm vợt xúc cá, tay cầm bó đuốc đốt ngồi xuống gọi vía ở chân cầu thang lên xuống cho đến khi hết bài khấn gọi vía kết thúc. Ông Quàng Văn Oai, ở bản Phàng, xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên cho biết: “Từ xa xưa người ta quan niệm con người có vía. Người ta làm vía khi vía bị lưu lạc, con người không được khoẻ mạnh. Ông mo bảo gia chủ chuẩn bị có rượu, có lợn mời hồn vía về…”
Sau khi làm xong các thủ tục gọi vía ở chân cầu thang, gia chủ người được làm vía chuẩn bị sẵn con gà luộc hoặc con lợn luộc chín. Trong mâm làm lễ còn có một bát gạo, một gói xôi, 6 chén rượu trắng, một bát hương, có hoa quả, bánh trưng, bánh kẹo, một bát nước canh luộc thịt, thịt gà hoặc lợn đều có đủ lục phủ ngũ tạng để gọi vía đến ăn. Nếu làm vía cho người lớn thường mổ thịt lợn và thày mo sẽ gọi vía từ trên thiên đàng xuống, còn làm vía cho trẻ nhỏ thường gọi vía ở nơi trần gian nơi vía lưu lạc về nhà. Bà con quan niệm con người có rất nhiều vía cho nên ông mo sẽ gọi vía từ đầu xuống đến vía thân thể, chân tay đều về đủ.
Theo ông mo Mè Văn Dinh ở bản Nà Huổi, xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La: tục làm vía được lưu truyền từ thế hệ này sang thế khác. Đồng bào làm vía trong nhiều trường hợp, ví dụ như: Khi người ta gặp rủi ro tai nạn, ốm đau bệnh tật, nhà có người mới đi xa mới về, đặc biệt con dâu mới về nhà chồng hoặc trẻ mới sinh đều được làm vía để báo cáo với tổ tiên gia đình có thêm thành viên mới với cầu mong phù hộ độ trì cho con cháu luôn mạnh khoẻ: Gọi vía cho người lớn thì gọi từ then xuốn. Rồi lần lượt thứ tự từ cõi thiên đàng qua các địa danh nơi mà người trần tiễn hồn người chết về mương trời, rồi đến nơi trú ngụ của người được làm vía. Trẻ nhỏ thì gọi vía nơi trần gian ...”
Khi ông mo làm xong thủ tục gọi vía sẽ gọi cả nhà đến cùng ăn một chút thức ăn trong mâm cúng và uống 2 chén rượu chúc cho người được làm vía luôn khoẻ mạnh, vui vầy cùng gia đình. Sau khi làm lễ cúng gọi vía xong, gia đình và đại diện nội, ngoại 2 bên sẽ chúc phúc cho người được làm vía và cầu mong cho đại gia đình luôn mạnh khoẻ, may mắn và hạnh phúc.
Tục làm vía của đồng bào Thái Tây Bắc thường giới hạn trong nội bộ gia đình. Làm vía cũng thể hiện sự quan tâm của các thành viên trong gia đình với nhau, cầu mong cho mọi người đều mạnh khoẻ, an lành, hạnh phúc. Một phần tốt đẹp của tục làm vía chính là củng cố sự cố kết cộng đồng.
NÊN ĐỌC
Theo VOV5
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét