Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

Thưởng thức món lươn cay cổng Thành nức tiếng xứ Nghệ

Xứ Nghệ nổi tiếng với nền ẩm thực phong phú, trong đó lươn đồng là một đặc sản nức tiếng nơi đây.

Khắp nơi ở Nghệ An đâu đâu cũng có bán lươn đồng. Và khắp các cánh đồng lúa của Nghệ An là giăng giăng các trúm bắt lươn. Lươn đồng có màu vàng mun, thân nhỏ hơn lươn nuôi, cho thịt dai và ngọt hơn.
Tại Vinh, người dân chế biến hàng chục món ăn từ lươn: cháo lươn, súp lươn, lươn xào, om... bán rộng rãi từ các nhà hàng đến nhiều quán xá trên phố cổng Thành. Tuy nhiên, nếu muốn thưởng thức một món lươn đúng điệu, phải đến quán lươn cay “Xuân Leo”, đối diện cổng 13 sân bóng.
Thưởng thức món lươn cay cổng Thành nức tiếng xứ Nghệ
Cận cảnh bát cháo lươn cay cổng Thành nức tiếng
Chị Lưu Thị Thủy là chủ nhân của quán lươn cay được lòng thực khách hơn 20 năm nay. Ngồi giữa những nồi nước dùng, lươn om cỡ lớn, chị Thủy cho biết món lươn cay chính hiệu phải hội tụ đủ 3 yếu tố "chua, cay, mặn". Mà vị cay phải là cay nồng, chị chỉ yên tâm khi sử dụng ớt sa tế được chế biến từ ớt Đà Nẵng do nhà tự làm.
Lươn đồng tươi nhập về, ngâm với vôi hoặc muối cho sạch. Sau đó, mổ tách thịt lươn và xương lươn. Xương lươn được hầm với cá để làm nước dùng. Thịt lươn được chế biến qua 2 lần lửa để ngấm các gia vị. Lươn cay chỉ sử dụng duy nhất hai gia vị là muối và mì chính, không có thêm bất kì phụ gia nào khác.
Một bát lươn cay gồm có: rau thơm, hành khô để sẵn, sau đó múc 1 lớp thịt, 1 muỗng nước dùng, trên cùng chan 1 lớp váng đỏ của sa tế. Mọi nguyên liệu đều nóng hổi, bốc hơi nghi ngút, nhân viên quán bưng đến đâu, hương thơm dậy mùi đến đó.
Mỗi ngày, quán lươn tiêu thụ hết 5 yến lươn đồng. Quán chỉ mở từ 5 giờ sáng, đến tầm 10 giờ là hết sạch.
Cháo lươn cay hoặc súp lươn cay thường ăn kèm với bánh đa, bánh mướt, bánh mì. Bánh đa bẻ nhỏ, thả trong bát đến khi ngấm mềm. Bánh mướt (miền Nam gọi là bánh ướt) trắng muốt, rắc hành phi thơm, ăn với thịt lươn chắc ngọt, ngấm vị. Còn bánh mì được rán qua một lớp mỡ, để ráo nên khi ăn giòn rụm.
Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, nếu khách gọi một bát lươn không cay có nghĩa là cay vừa, gọi bát cay thì có nghĩa là cực cay, đến chảy nước mắt.
Thưởng thức món lươn cay cổng Thành nức tiếng xứ Nghệ
Thưởng thức món lươn cay cổng Thành nức tiếng xứ Nghệ
Thưởng thức món lươn cay cổng Thành nức tiếng xứ Nghệ
 Vắt chanh vào bát súp lươn cay của người Vinh
Thưởng thức món lươn cay cổng Thành nức tiếng xứ Nghệ
Bánh mướt trắng...
Thưởng thức món lươn cay cổng Thành nức tiếng xứ Nghệ
... và bánh mì giòn rụm để khách tùy chọn ăn kèm súp lươn
Thưởng thức món lươn cay cổng Thành nức tiếng xứ Nghệ
Chị Lưu Thị Thủy - chủ quán lươn cay 20 năm tuổi
Nhân viên đang chuẩn bị bánh mướt cho khách
Lê Nam, Nhật Trường 
Ảnh: Lê Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét