Chiều thứ bảy tuần rồi, một người bạn rủ tôi đi ăn gỏi lá tại quán 246 Phan Đình Phùng (phường Yên Đổ, TP Pleiku - Gia Lai). Tên quán cũng rất đơn giản: “246”.
Cái sự đơn giản còn được minh chứng thêm khi không gian của quán được bố trí giống như các quán phở vẫn thường thấy với những chiếc bàn đá rộng lát gạch men trắng. Điều đập vào mắt thực khách đầu tiên đó là quán rất sạch sẽ, đũa muỗng được bọc nilon rất kỹ, trông rất vệ sinh.
“Gỏi lá xuất hiện cách đây khá lâu” -ông Minh - chủ quán, kiêm luôn phục vụ cho biết. Và, ông Minh nhân tiện giới thiệu cho chúng tôi về “lịch sử” cũng như “công thức” của món gỏi nghe khá lạ tai này: “Hồi đó, những đồng nghiệp thích đến nhà tôi để tận hưởng món gỏi lá ăn kèm với cá lóc sống do tôi chế biến. Trong một cuộc nhậu, có người bạn đã gợi ý mở quán gỏi lá và tôi quyết định bỏ nghề xe, mở quán".
“Gỏi lá xuất hiện cách đây khá lâu” -ông Minh - chủ quán, kiêm luôn phục vụ cho biết. Và, ông Minh nhân tiện giới thiệu cho chúng tôi về “lịch sử” cũng như “công thức” của món gỏi nghe khá lạ tai này: “Hồi đó, những đồng nghiệp thích đến nhà tôi để tận hưởng món gỏi lá ăn kèm với cá lóc sống do tôi chế biến. Trong một cuộc nhậu, có người bạn đã gợi ý mở quán gỏi lá và tôi quyết định bỏ nghề xe, mở quán".
Món gỏi
"Gỏi lá đúng kiểu phải có khoảng 40 loại lá gồm: Lá mơ, đinh lăng, sung, cải, tía tô, bứa, hồng ngọc, ổi, chùm ruột, xoài, lộc vừng…, kèm một số rau gia vị như hành, húng, é, chuối chát, khế chua... Tôi có “hợp đồng miệng” với một anh người dân tộc thiểu số, anh này có trách nhiệm mỗi buổi sáng vào rừng hái lá, chiều về cung cấp cho quán tôi đều đặn mỗi ngày”.
Gọi là gỏi lá đương nhiên phải có gỏi, gỏi được làm từ cá lóc. Cá đang bơi trong hồ được bắt ra cạo sạch vây, vảy, thái lấy thịt, cắt nhỏ ướp với thính. Thính để ướp cá được làm từ đậu phộng, đậu xanh rang, xay nhỏ kèm theo một số gia vị rồi trộn đều.
Ăn kèm với gỏi lá là đĩa thịt heo ba chỉ luộc thái mỏng (càng nhiều mỡ càng tốt) có tác dụng tạo độ béo và một loại nước chấm được chế biến theo công thức đặc biệt (gia chủ không tiết lộ). Nước chấm có dạng sền sệt, màu đỏ, không đặc quá để tiện múc úp lên gỏi lá. Bên cạnh còn có thêm đĩa tiêu hạt tươi, muối sống (muối hột) và ớt bay.
“Ăn gỏi lá nhất thiết phải uống rượu. Tôi đã yêu cầu anh chàng hái lá kiêm cả việc nấu rượu bằng loại gạo dẻo của người dân tộc thiểu số, phải ủ men có tên tuổi đàng hoàng để cung cấp cho quán”-ông Minh cho biết thêm
Món “chữa lửa” là cháo, cá sau khi lóc lấy thịt làm gỏi, đầu và xương dùng để nấu cháo, món cháo cá nấu với hành lá, tía tô, cải đắng cắt nhỏ được hâm liên tục trên bếp tỏa mùi nghi ngút.
Theo ông Minh, ăn gỏi lá cũng phải có “bài”. Đầu tiên là sắp những chiếc lá thật đều đặn, đặt miếng gỏi cá lóc, thịt heo lên, sau đó gói tròn dạng hình phễu để đổ nước chấm vào rồi bỏ vào miệng nhai. Ăn kèm theo là hạt muối, hạt tiêu, trái ớt...
Vị béo của cá, thịt; chua chua, chát chát, thơm thơm của lá hòa quyện cùng vị mặn của muối và cay của tiêu, ớt làm cho những người trông thấy cá lóc sống ban đầu còn e ngại nhưng sau khi đã xơi xong 1 cuốn cộng với ly rượu trắng cay nồng, thơm phức, không ai bảo ai, tay lại tự động làm thêm 1 cuốn nữa, rồi cuốn nữa…
Điều làm tôi ngạc nhiên là giá cả ở đây rất rẻ, cả một bàn ăn hoành tráng nhưng thực khách chỉ trả khoảng 200 ngàn đồng, đặc biệt cái chứng lâm râm ở bụng dường như cũng biến đi đâu mất tiêu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét