Về làng Thiết Úng, xã Vân Hà, huyện Đông Anh (Hà Nội) từ lâu đã được biết đến là làng nghề chạm khắc gỗ tinh xảo. Sau bao nhiêu thăng trầm lịch sử, ngày nay, làng vẫn giữ gìn và phát triển được nghề truyền thống của cha ông một thời.
Hình thành từ thế kỷ 17, nghề chạm khắc Thiết Úng đã được triều đình phong kiến hai lần ban sắc phong ca ngợi tay nghề các nghệ nhân của làng.
Năm 2008, Thiết Úng được công nhận là Làng nghề truyền thống Hà Nội. Hiện, lớp nghệ nhân trẻ của làng đã phát triển mạnh về số lượng và chất lượng, chưa kể đến lớp nghệ nhân cao tuổi của lừng danh một thời như các ông: Đỗ Văn Hữu, Đỗ Văn Kỳ, Đồng Văn Sảng, Đào Văn Bồi, Nguyễn Văn Lưu…
Làng Thiết Úng hiện nay làm chủ yếu là các sản phẩm phục vụ tiêu dùng như bàn ghế, sập gụ, tủ chè… chạm khắc rất tinh vi. Tuy nhiên, những sản phẩm chạm khắc tượng mỹ nghệ thủ công truyền thống tinh xảo mới làm nên tiếng tăm và sự khác biệt của một làng nghề chạm khắc thủ công có một không hai vùng Kinh Bắc.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Truyền cho biết, ở Việt Nam có không ít những làng nghề chạm khắc mỹ nghệ. Tuy nhiên, để có được những danh hiệu làng nghề truyền thống và danh hiệu nghệ nhân thì không phải là nhiều. Bí quyết nằm chính ở những chi tiết hoa văn tinh tế, cầu kỳ và vẻ đẹp từ từng nhát đục đẽo để lại nguyên chất gỗ, vân gỗ, tạo vẻ đẹp tự nhiên, như vậy mới tạo nên phần hồn của một sản phẩm thủ công truyền thống.
Đất Việt giới thiệu một số hình ảnh ở làng chạm khắc gỗ Thiết Úng:
Hình thành từ thế kỷ 17, nghề chạm khắc Thiết Úng đã được triều đình phong kiến hai lần ban sắc phong. |
Ngày nay, làng ghề phát triển mạnh với những mặt hàng dân dụng như giường tủ, bàn ghế... |
Ở đây, người người làm nghề, nhà nhà làm nghề. |
Nghệ nhân Nguyễn Văn Truyền cho biết, chạm khắc tượng của làng đã khiến danh tiếng của Thiết Úng vang xa. |
Ông Truyền là một nghệ nhân có tiếng trong làng. Ông đã tự tay chạm khắc hàng trăm bức tượng tinh xảo. |
Nhiều lạo động trẻ cũng say sưa học và và gắn bó với nghề truyền thống của làng. |
Theo nghệ nhân Truyền, chính sự tinh xảo và độc đáo đã làm nên sự khác biệt trong những sản phẩm chạm khắc Thiết Úng. |
Nững sản phẩm có kích thước lớn cũng không kém nét cầu kỳ trong từng chi tiết. |
Bức tượng Quan Vân Trường đọc sách được tạc trên một gốc gỗ Trắc, một loại gỗ quý hiện nay. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét