Làng dệt thổ cẩm truyền thống Lùng Tám (xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) có lịch sử lâu đời, không chỉ đem lại nguồn thu nhập cho hàng trăm hộ gia đình mà còn góp phần lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống của người Mông…
Từ cổng trời Quản Bạ, vượt qua những con đèo quanh co, khúc khuỷu, chúng tôi xuống một thung lũng xanh mát mắt toàn cây lanh, thứ nguyên liệu chính để sản xuất các sản phẩm thổ cẩm Lùng Tám.
Bà Cứ Thị Hòa, dân tộc Mông cần mẫn bên khung cửi. |
Trong tiếng khung dệt và tiếng máy khâu dồn dập, chị Vàng Thị Mai, Chủ nhiệm Hợp tác xã sản xuất lanh truyền thống Hợp Tiến (HTX Hợp Tiến) nói: “Đồng bào Mông ở Lùng Tám giờ rất vui và yên tâm vì đã khôi phục và phát triển thành công nghề dệt thổ cẩm truyền thống, góp phần giới thiệu, quảng bá một nét văn hóa của dân tộc tới người tiêu dùng và du khách trong, ngoài nước".
Hoa văn, họa tiết trên các sản phẩm thổ cẩm Lùng Tám đều được làm thủ công. |
Năm 1998, chị Mai cùng chồng là anh Sùng Mí Quả đã đứng ra vận động bà con trong xã góp vốn xây dựng Cơ sở dệt thổ cẩm Hợp Tiến. Năm 2000, chị tiếp cận được với Dự án duy trì và phát triển làng nghề truyền thống, giúp phát triển thị trường, quảng bá sản phẩm trong Chương trình hợp tác Việt Nam - Thụy Điển.
Cũng vào thời điểm này, UBND xã cấp 300m2 đất xây dựng nhà xưởng, tạo điều kiện cho cơ sở này đi vào ổn định sản xuất. Năm 2001, HTX Hợp Tiến ra đời, đánh dấu bước phát triển mới trong việc sản xuất thổ cẩm Lùng Tám. Nhiều người Mông tin tưởng xin vào làm việc, số lượng xã viên lên đến hơn 100 người. Đến nay, HTX Hợp Tiến đã có 120 khung dệt truyền thống, sản phẩm đa dạng, xuất khẩu sang 20 nước, trong đó có những thị trường đặc biệt ưa chuộng sản phẩm thổ cẩm Lùng Tám như Mỹ, Nhật, Pháp…
Cũng vào thời điểm này, UBND xã cấp 300m2 đất xây dựng nhà xưởng, tạo điều kiện cho cơ sở này đi vào ổn định sản xuất. Năm 2001, HTX Hợp Tiến ra đời, đánh dấu bước phát triển mới trong việc sản xuất thổ cẩm Lùng Tám. Nhiều người Mông tin tưởng xin vào làm việc, số lượng xã viên lên đến hơn 100 người. Đến nay, HTX Hợp Tiến đã có 120 khung dệt truyền thống, sản phẩm đa dạng, xuất khẩu sang 20 nước, trong đó có những thị trường đặc biệt ưa chuộng sản phẩm thổ cẩm Lùng Tám như Mỹ, Nhật, Pháp…
Một trong những mẫu mã, sản phẩm thổ cầm Lùng Tám được khách hàng ưa chuộng. |
Để duy trì và phát triển bền vững, HTX Hợp Tiến đã hợp tác với Trung tâm Hỗ trợ làng nghề truyền thống Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam Craftlink… nhằm hỗ trợ quảng bá, tìm kiếm thị trường, giúp các xã viên làm quen với các hoa văn, họa tiết, sản phẩm mới.
Uy tín của HTX Hợp Tiến ngày một nâng cao. Tháng 3/2009, HTX Hợp Tiến ký kết hợp tác với Association Batik International, một tổ chức hướng nghiệp quốc tế của Pháp giúp nghiên cứu, phát triển thị trường, mở lớp hướng dẫn nâng cao tay nghề may, dệt thổ cẩm. Sự hợp tác này tạo điều kiện cho xã viên có cơ hội được học hỏi, tham gia tập huấn nâng cao tay nghề, tiếp cận máy móc hiện đại, làm ra nhiều sản phẩm đẹp, có chất lượng hơn.
Uy tín của HTX Hợp Tiến ngày một nâng cao. Tháng 3/2009, HTX Hợp Tiến ký kết hợp tác với Association Batik International, một tổ chức hướng nghiệp quốc tế của Pháp giúp nghiên cứu, phát triển thị trường, mở lớp hướng dẫn nâng cao tay nghề may, dệt thổ cẩm. Sự hợp tác này tạo điều kiện cho xã viên có cơ hội được học hỏi, tham gia tập huấn nâng cao tay nghề, tiếp cận máy móc hiện đại, làm ra nhiều sản phẩm đẹp, có chất lượng hơn.
Những chiếc khăn, túi, quần áo, vỏ gối được làm từ chất liệu lanh Lùng Tám đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới. |
Du khách đến Lùng Tám bây giờ đã biết tới sản phẩm thổ cẩm với hoa văn, sắc màu mang đậm bản sắc văn hóa người Mông. Ngoài các sản phẩm thổ cẩm truyền thống có nhiều sản phẩm mới cách điệu hơn nhưng rất được thị trường nước ngoài ưa chuộng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét