Cũng như các nhóm dân tộc ít người khác ở Việt Nam, người Nùng Phàn Sình ở huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn, có nhiều phong tục tập quán liên quan tới cưới hỏi, đặc biệt là lễ đi sêu thông gia vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán.
Người Nùng Phàn Sình coi hôn nhân là chuyện trọng đại, mà theo tục từ xa xưa, ăn hỏi xong phải để vài năm sau người Nùng mới tiến hành làm lễ cưới. Nên vào ngày Tết Nguyên đán, nhà trai phải làm lễ đi sêu tết bên nhà thông gia đều đặn hàng năm cho đến khi cưới. Tục sêu tết này là điều khẳng định sự gắn bó giữa hai gia đình, là cách làm thân giữa hai họ.
Tục sêu tết hàng năm được người Nùng Phàn Sình giữ gìn từ bao đời nay.Ảnh: Nguyễn Hoàn. |
Người Nùng xưa có ý thức muốn tự sắm tự túc đầy đủ tất cả thứ đồ dùng thứ đựng cần thiết cho đời sống. Từ sau rằm tháng Bảy, đồng bào chuẩn bị nuôi gà và vỗ béo lợn cho ngày tết Nguyên đán. Nếu nhà nào phải làm lễ Siêu tết sang nhà thông gia thì phải chuẩn bị lễ vật là một đôi gà sống thiến to và béo, một vò rượu, một cân gạo nếp, một cân thịt lợn.
“Lễ vật phải mang đến nhà gái trước các ngày tết từ 5 đến 7 ngày. Chàng rể sẽ cùng bố mẹ, hoặc người đại diện nhà trai mang lễ đến đặt lên bàn thờ tổ tiên. Như vậy, họ hàng mới thấy được tấm lòng của chàng rể đối với nhà vợ” Bà Mã Nghiệm ( Tồng Riền, Lạng Sơn) cho biết.
Người Nùng có hai ngày tết cổ truyền là Tết Nguyên đán và Tết Rằm tháng bảy âm lịch. Theo phong tục, ngoài dịp Tết Nguyên đán đến Tết Rằm tháng bảy người Nùng phải sêu tết lần nữa. Vì Rằm tháng bảy là mùa hè nên Lễ vật là một đôi vịt bầu to béo mập, một cân gạo nếp, một chai rượu, một cân thịt lợn.
Nếu nhà có con dâu con trai phải đi sêu tết bố mẹ vợ thì chỉ cần sêu tết vào dịp Tết nguyên đá,n còn Rằm tháng bảy thì không phải sêu nữa. Lễ vật sau khi cưới để sêu tết cũng khác, chỉ là hai cặp bánh trưng, một vò rượu, một cân thịt lợn.
Theo ông Hoàng Hùng Sơn, Bí thư Đảng ủy xã Hải Yến, Lạng Sơn: “Tục sêu tết hàng năm là nét đẹp trong văn hóa truyền thống dân tộc của người Nùng Phàn Sình. Nó sẽ tiếp tục được lưu giữ cho tới mai sau, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”.
“Lễ vật phải mang đến nhà gái trước các ngày tết từ 5 đến 7 ngày. Chàng rể sẽ cùng bố mẹ, hoặc người đại diện nhà trai mang lễ đến đặt lên bàn thờ tổ tiên. Như vậy, họ hàng mới thấy được tấm lòng của chàng rể đối với nhà vợ” Bà Mã Nghiệm ( Tồng Riền, Lạng Sơn) cho biết.
Người Nùng có hai ngày tết cổ truyền là Tết Nguyên đán và Tết Rằm tháng bảy âm lịch. Theo phong tục, ngoài dịp Tết Nguyên đán đến Tết Rằm tháng bảy người Nùng phải sêu tết lần nữa. Vì Rằm tháng bảy là mùa hè nên Lễ vật là một đôi vịt bầu to béo mập, một cân gạo nếp, một chai rượu, một cân thịt lợn.
Nếu nhà có con dâu con trai phải đi sêu tết bố mẹ vợ thì chỉ cần sêu tết vào dịp Tết nguyên đá,n còn Rằm tháng bảy thì không phải sêu nữa. Lễ vật sau khi cưới để sêu tết cũng khác, chỉ là hai cặp bánh trưng, một vò rượu, một cân thịt lợn.
Theo ông Hoàng Hùng Sơn, Bí thư Đảng ủy xã Hải Yến, Lạng Sơn: “Tục sêu tết hàng năm là nét đẹp trong văn hóa truyền thống dân tộc của người Nùng Phàn Sình. Nó sẽ tiếp tục được lưu giữ cho tới mai sau, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét