Sau khi Hoàng hậu Nam Phương qua đời (1963), quốc ấn Hoàng đế Chi Bửu nằm trong tay Hoàng thái tử Bảo Long. Khoảng năm 1982, sau ngày Bảo Đại làm giấy hôn thú với bà Monique Baudot (người Pháp), ông nhận lại chiếc ấn từ con trai mình. Từ đó, không còn thấy ai nhắc gì tới chiếc ấn này nữa.
Quốc ấn - mệnh vua
Ông hoàng Bảo Đại tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, sinh ngày 22/10/1913 (ngày 23 tháng 9 năm Quý Sửu) tại Huế. Với chiếc ấn Hoàng đế Chi Bửu, vị hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyễn đã ban hành nhiều chiếu chỉ cải cách triều chính.
Cụ thể, năm 1926, sau khi lên ngôi, vua Bảo Đại đã ra chiếu chỉ cho bỏ một số tập tục mà các tiên vương đã bày ra như: thần dân không phải quỳ lạy mà có thể ngước nhìn long nhan nhà vua khi nhà vua tới; mỗi khi vào chầu các quan Tây không phải chắp tay xá lạy mà chỉ bắt tay vua; các quan ta cũng không phải quỳ lạy...
Ông hoàng Bảo Đại tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, sinh ngày 22/10/1913 (ngày 23 tháng 9 năm Quý Sửu) tại Huế. Với chiếc ấn Hoàng đế Chi Bửu, vị hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyễn đã ban hành nhiều chiếu chỉ cải cách triều chính.
Cụ thể, năm 1926, sau khi lên ngôi, vua Bảo Đại đã ra chiếu chỉ cho bỏ một số tập tục mà các tiên vương đã bày ra như: thần dân không phải quỳ lạy mà có thể ngước nhìn long nhan nhà vua khi nhà vua tới; mỗi khi vào chầu các quan Tây không phải chắp tay xá lạy mà chỉ bắt tay vua; các quan ta cũng không phải quỳ lạy...
Quốc ấn Ấn Hoàng đế Chi Bửu. |
Năm 1932, cũng với chiếc ấn này, Bảo Đại đã ban hành một đạo dụ cải tổ nội các, quyết định tự mình chấp chính và sắc phong các thượng thư xuất thân từ giới học giả và hành chính. Ông thành lập Viện Dân biểu trình bày nguyện vọng lên nhà vua và quan chức bảo hộ Pháp và cho phép Hội đồng tư vấn Bắc Kỳ được thay mặt Nam triều trong việc hợp tác với chính quyền bảo hộ, tháng 12 năm 1933, Bảo Đại ngự du Bắc hà thăm dân chúng…
Tiếp đó, năm 1934, Bảo Đại làm đám cưới với Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan và tấn phong bà làm Nam Phương Hoàng hậu. Đây là một việc làm phá lệ bởi vì kể từ khi vua Gia Long khai sáng triều Nguyễn cho đến vua Khải Định, các vợ vua chỉ được phong tước Vương phi, sau khi mất mới được truy phong Hoàng hậu.
Vua Bảo Đại lúc còn nhỏ. (Ảnh tư liệu) |
Sau khi Nhật đảo chính Pháp và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam, ngày 11 tháng 3 năm 1945, Bảo Đại ra đạo dụ Tuyên cáo Việt Nam độc lập, tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam....
Chiếc ấn đỏ từng hiện diện trên hàng ngàn văn bản thể hiện sức mạnh quyền uy của vị vua thứ 13 triều Nguyễn cũng như số phận của vị đế vương. Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Bảo Đại thoái vị. Tự tay ông đã trao quốc ấn Hoàng đế Chi Bửu và thanh kiếm bạc nạm ngọc cho đại diện của chính phủ lâm thời. Hoàng đế Bảo Đại trở thành công dân Vĩnh Thụy và quốc ấn Hoàng đế Chi Bửu từ đây cũng như trở thành "cổ vật".
Số phận long đong của Hoàng đế Chi Bửu
Theo nhiều tài liệu ghi lại, năm 1952, khi Pháp tấn công Hà Nội, ấn Hoàng đế Chi Bửu và kiếm ngọc được chính phủ cách mạng lâm thời chôn ở Bắc Bộ phủ, không mang ra chiến khu.
Về sau, trong thời gian Hà Nội bị tạm chiếm, Pháp có đào thấy chiếc kiếm (đã bị gãy làm 3 đoạn). Pháp cho hàn lại nhưng vẫn phát hiện ra nếu nhìn kỹ. Sau này, người Pháp mang kiếm trao cho bà Từ Cung (mẹ Bảo Đại) và bà Mộng Điệp (người tình Bảo Đại). Về sau, không biết ai quản chiếc kiếm này tiếp theo.
Về sau, trong thời gian Hà Nội bị tạm chiếm, Pháp có đào thấy chiếc kiếm (đã bị gãy làm 3 đoạn). Pháp cho hàn lại nhưng vẫn phát hiện ra nếu nhìn kỹ. Sau này, người Pháp mang kiếm trao cho bà Từ Cung (mẹ Bảo Đại) và bà Mộng Điệp (người tình Bảo Đại). Về sau, không biết ai quản chiếc kiếm này tiếp theo.
Còn chiếc ấn của Bảo Đại, sau khi Hà Nội giải phóng, Chính phủ đào lên vẫn còn nguyên vẹn, giao cho Viện Bảo tàng lịch sử bảo quản. Không may đã bị trộm lấy mất!
Cũng có thông tin cho rằng, cặp ấn kiếm này được mang ra Hà Nội. Sau ngày toàn quốc kháng chiến, người Pháp tìm được trong một thùng thiếc và trả lại triều Nguyễn. Bà Bùi Mộng Điệp đã nhận ấn và kiếm từ tay người Pháp. Khi Bảo Đại từ Pháp về Đà Lạt, đã nhận lại những báu vật này.
Năm 1953, chiến tranh chống Pháp diễn ra ác liệt, Bảo Đại giao cho bà Mộng Điệp mang sang Pháp. Tại Pháp, bà Mộng Điệp đã trao lại cho Hoàng hậu Nam Phương và Hoàng tử Bảo Long, trưởng nam của Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu. Khoảng năm 1982, sau ngày Bảo Đại làm giấy hôn thú với bà Monique Baudot (người Pháp), ông nhận lại chiếc ấn từ con trai mình. Từ đó, không còn thấy ai nhắc gì tới chiếc ấn này nữa
13 đời vua 46 ấn, tỷ Theo nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đắc Xuân, dấu của vua có hai loại là tỷ và ấn. Tỷ làm bằng ngọc nên gọi là ngọc tỷ, bửu ty. Ấn đúc bằng vàng gọi là ngự ấn, bửu ấn. Ấn, tỷ của nhà vua đều có hình vuông. Các vua Nguyễn có rất nhiều tỷ, ấn. 13 đời vua nhà Nguyễn có tổng cộng khoảng 46 tỷ ấn. Trong đó, triều Gia Long có 6 chiếc ấn bằng vàng; triều Minh Mạng, chế thêm 8 chiếc… Những chiếc ấn, tỷ đều có tên gọi và sử dụng riêng. Chẳng hạn, chiếcHoàng đế chi bửu: đóng trên giấy tờ liên quan đến lễ khánh tiết, ghi ân, dụ thân huân, tuần du các địa phương, ban sắc thư cho nước ngoài; Hoàng đế tôn thân chi bửu: dùng trong dịp kính dâng huy hiệu; Quốc gia tín bửu: dụ chỉ gọi phát quân lính, tuyên gọi tướng soái… Các tỷ, ấn cùng với các loại kim sách, ngân sách, phù tín (hổ phù) bằng vàng, bạc được cất giữ trong các tráp, hòm tại điện Cần Chánh. Đến đời Khải Định và Bảo Đại, một số báu vật được lưu giữ tại điện Càn Thành và được bảo mật tuyệt đối. Nếu không có lệnh vua thì không một người nào được tự tiện mở ra xem. Hằng năm, trước khi nghỉ Tết, được lệnh vua, các quan làm lễ Phất thứcmở các hòm, các tráp kiểm kê các báu vật rồi dùng nước thơm rửa từng chiếc. Tiếp đó dùng khăn vải điều lau khô và đặt vào chỗ cũ theo danh sách viết bằng chữ Hán. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét