Cửa biển Vàm Lũng thuộc ấp Dinh Hạng, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển - cách cửa biển Rạch Gốc 18km về hướng đông-bắc. Nhắc tới Vàm Lũng, người ta lại nhớ về chiến công thầm lặng của các chiến sĩ cách mạng trên những con tàu “không số”, vượt biển Đông chi viện cho miền Nam. Nhờ địa bàn hiểm trở với những cánh rừng phòng hộ dày đặc ven biển và nhiều kênh rạch chằng chịt, Vàm Lũng đã bảo vệ an toàn cho chiến sĩ cách mạng và những con tàu trong suốt 10 năm đạn bom ác liệt.
Bến cuối cùng của đường Hồ Chí Minh trên biển
Với vị trí là bến cuối cùng của đường Hồ Chí Minh trên biển, Vàm Lũng đã làm tròn sứ mệnh lịch sử, bảo vệ an toàn cho chiến sĩ và những con tàu trong 10 năm chống Mỹ. Địa danh Vàm Lũng còn gắn với tên tuổi người anh hùng Bông Văn Dĩa, người chọn quê mình làm bãi tiếp nhận vũ khí bí mật, rồi cùng các đồng chí trong Ðoàn 962 đưa những chiếc thuyền buồm, thuyền máy vượt biển ra miền Bắc, mở đường Hồ Chí Minh trên biển về tận mũi Cà Mau.
Những con rạch nhỏ, những cánh rừng đước từng là nơi trú an toàn cho những con tàu “không số”
Ngày nay, rừng lại tiếp tục phục vụ đời sống nhân dân
Ngày nay, rừng lại tiếp tục phục vụ đời sống nhân dân
Bến cuối cùng của đường Hồ Chí Minh trên biển
Với vị trí là bến cuối cùng của đường Hồ Chí Minh trên biển, Vàm Lũng đã làm tròn sứ mệnh lịch sử, bảo vệ an toàn cho chiến sĩ và những con tàu trong 10 năm chống Mỹ. Địa danh Vàm Lũng còn gắn với tên tuổi người anh hùng Bông Văn Dĩa, người chọn quê mình làm bãi tiếp nhận vũ khí bí mật, rồi cùng các đồng chí trong Ðoàn 962 đưa những chiếc thuyền buồm, thuyền máy vượt biển ra miền Bắc, mở đường Hồ Chí Minh trên biển về tận mũi Cà Mau.
Nơi đây, ngày 16.10.1962, chiếc tàu đầu tiên “Phương Đông I” do thuyền trưởng Lê Văn Một và chính trị viên Bông Văn Dĩa chở theo 35 tấn vũ khí từ miền Bắc về cập bến an toàn, đã khai thông con đường vận tải chiến lược trên biển Đông - đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Chiến tích ấy đã đi vào lịch sử, mở ra một nét mới, độc đáo, sáng tạo trong chiến tranh chống Mỹ của quân và dân ta. Trong 10 năm (1962 - 1972), đã có 77 chuyến tàu cặp bến thành công, cung cấp hàng ngàn tấn vũ khí, đạn dược phục vụ cho chiến trường miền Nam. Đồng thời, còn ghi dấu, chứng kiến những chiến công hiển hách, vang dội của quân, dân ta và cán bộ, chiến sĩ Đoàn 125 Hải quân và Đoàn 962 anh hùng, góp phần làm nên Đại thắng lịch sử mùa Xuân 1975, thống nhất đất nước.
Những ghe lưới cá của ngư phủ, hằng ngày vẫn ra vào cửa Vàm Lũng
Con gái Anh hùng Bông Văn Dĩa - bà Bông Thị Ưa kể lại kỷ niệm với từng di vật của cha mình
Phần mộ Anh hùng Bông Văn Dĩa luôn được chăm sóc cẩn thận
Con gái Anh hùng Bông Văn Dĩa - bà Bông Thị Ưa kể lại kỷ niệm với từng di vật của cha mình
Phần mộ Anh hùng Bông Văn Dĩa luôn được chăm sóc cẩn thận
Vàm Lũng ngày đổi mới
Chiến tranh đã lùi về quá khứ, Vàm Lũng ngày nay “thay da đổi thịt”, đời sống người dân ngày càng sung túc. Sống trong hòa bình, no ấm, người dân Tân Ân vẫn mãi tự hào về một quá khứ hào hùng. Người Tân Ân có cách ví von rất hay: “Vàm Lũng song song Kiến Vàng, như hé miệng cười tươi đón chào những chuyến tàu từ Bắc vào Nam. Và những con rạch Câu Lầu, Xẻo Lở, Nhà Ở, Xẻo Đôi, Giáp Ranh, Bào Lớn, Trầm Rộng, Xẻo Già... như hai bàn tay ôm chặt những con tàu... giống như đôi tay của người dân Tân Ân ôm ấp, bảo vệ, tròn nghĩa, tròn chung”. Và những cây mắm, cây đước ngày nào từng che chở cho những con tàu vẫn tiếp tục vươn mình thẳng đứng như khẳng định, thế hệ hôm nay sẽ vẫn sống mãnh liệt, kiên cường như cha anh thời khói lửa.
Chiến tranh đã lùi về quá khứ, Vàm Lũng ngày nay “thay da đổi thịt”, đời sống người dân ngày càng sung túc. Sống trong hòa bình, no ấm, người dân Tân Ân vẫn mãi tự hào về một quá khứ hào hùng. Người Tân Ân có cách ví von rất hay: “Vàm Lũng song song Kiến Vàng, như hé miệng cười tươi đón chào những chuyến tàu từ Bắc vào Nam. Và những con rạch Câu Lầu, Xẻo Lở, Nhà Ở, Xẻo Đôi, Giáp Ranh, Bào Lớn, Trầm Rộng, Xẻo Già... như hai bàn tay ôm chặt những con tàu... giống như đôi tay của người dân Tân Ân ôm ấp, bảo vệ, tròn nghĩa, tròn chung”. Và những cây mắm, cây đước ngày nào từng che chở cho những con tàu vẫn tiếp tục vươn mình thẳng đứng như khẳng định, thế hệ hôm nay sẽ vẫn sống mãnh liệt, kiên cường như cha anh thời khói lửa.
Ngày nay, về lại Vàm Lũng để được tận mắt nhìn những cánh rừng, những con rạch vốn hiền hòa nhưng chứa đầy kỳ tích; để nghe lại những huyền thoại về đất, về người nơi tận cùng Tổ quốc. Để cảm nhận niềm tự hào của người dân nơi đây qua những câu chuyện kể về những con tàu “không số” và bến cảng “không tên”. Tin rằng, thế hệ hôm nay sẽ giữ cho những chiến tích ở Vàm Lũng “là quá khứ nhưng không là dĩ vãng, là huyền thoại nhưng không là cổ tích”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét