Cùng chúng tôi tìm đến và khám phá nét khác biệt của những bảo tàng tư nhân tại Việt Nam nhé!
1. Việt phủ Thành Chương, Hà Nội
Việt
Phủ Thành Chương ra đời mục đích nhằm lưu giữ, tôn vinh và phát triển
nghệ thuật, văn hóa tâm linh truyền thống của người Việt. Nơi đây mang
nhiều nét kiến trúc mang phong cách dân gian và là địa điểm tổ chức
nhiều sự kiện của các tổ chức, đoàn thể. Phủ thuộc địa bàn xã Hiền Lĩnh,
huyện Sóc Sơn (Hà Nội) do hoạ sĩ Thành Chương đầu tư xây dựng với diện
tích 10.000m2, Việt Phủ bắt đầu được xây dựng vào cuối năm 2001 và được
hoàn thành vào năm 2004.
Ngày
nay Việt phủ Thành Chương trở thành một trong những điểm du lịch văn
hóa nghệ thuật hàng đầu, không thể bỏ qua của du khách đến thăm Hà Nội.
Đồng thời Việt phủ Thành Chương là công trình nghệ thuật cá nhân độc
đáo nhất, chứa đựng trong mình những giá trị xã hội và nhân văn vô
cùng lớn lao.
2. Bảo tàng không gian văn hóa Mường, Hòa Bình
Bảo
tàng “ Không gian Văn hoá Mường” là một công trình văn hoá, nghệ thuật
bắt nguồn từ niềm cảm hứng sâu sắc của người hoạ sĩ với khát vọng tái
hiện lại toàn bộ không gian sống của người Mường.
Đây
là Bảo tàng tư nhân đầu tiên về văn hoá của dân tộc Mường, một dân tộc
có bề dày truyền thống Văn hoá nằm trong đại gia đình các dân tộc Việt
Nam. Công trình được chính chủ nhân củaa nó bỏ vốn thiết kế và xây dựng.
Bảo tàng gồm hai khu vực chính: Tái hiện và trưng bày, khu tái hiện gồm
bốn khu nhà, đại diện cho các tầng lớp, giai cấp trong một xã hội Mường
thu nhỏ, khu trung bày gồm các khối nhà trưng bày theo chủ đề, trưng
bày cố định, thư viện. Các khối nhà này được liên kết với nhau bởi hệ
thống đường đi và các khu trưng bày ngoài trời. Bảo tàng tiếp tục hoàn
thiện phần hạ tầng và một số khu trưng bày trong thời gian sắp tới.
Có
thể nói Bảo tàng “ Không gian Văn hoá Mường”, là một trung tâm trưng
bầy và lưu giữ quý giá về Văn hoá dân tộc Mường ở mảnh đất Hoà Bình nói
riêng và của tộc người Mường sinh sống trên mảnh đất Việt Nam nói chung.
Khách du lịch đến đây không chỉ để tham quan, giải trí, mà còn là để
tìm hiểu, nghiên cứu về một dân tộc có bề dày lịch sử, và truyền thống
văn hoá lâu đời. Một dân tộc được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định là
người Việt cổ, nằm trên vùng đất văn hoá lớn đã được thế giới công nhận.
Nền VĂN HOÁ HOÀ BÌNH. Vì vậy, từ nhân dân các miền trong cả nước, đến
khách nước ngoài, từ sinh viên đến các nhà khoa học đều có thể tìm thấy
sự hấp dẫn ở đây.
3. Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày, Hà Nội
Địa chỉ: Thôn Nam Quất, xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên - TP Hà Nội
Bảo
tàng các chiến sĩ cách mạng bị bắt tù đày là nơi tái hiện chân thật
“địa ngục trần gian” với những đòn tra tấn dã man nơi nhà tù Côn Đảo đã
được một nhóm các cựu chiến binh tự nguyện thành lập và xây dựng tại
thôn Nam Quất, xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Nơi đây đã lưu giữ
hơn 3.000 hiện vật của các chiến sĩ cách mạng từng bị giam cầm tại các
nhà tù trong cả nước.
Ban
đầu, nơi đây là khu trưng bày với cái tên giản dị là “Phòng truyền
thống chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày”. Sau mấy chục năm ông Bảng
dồn tiền lương thương binh cộng thêm tiền gom góp của bạn bè, anh em họ
hàng, đến năm 2007, khi hệ thống cơ sở vật chất được hoàn thành, bảo
tàng chính thức được tỉnh Hà Tây (cũ) quyết định công nhận với tên gọi
“Bảo tàng các chiến sĩ cách mạng bị bắt tù đày”. Đây là lần đầu tiên một
bảo tàng tư nhân ở Việt Nam thành lập và được công nhận.
Toàn
bộ khu bảo tàng có tới 10 phòng trưng bày với hơn 3.000 hiện vật, kỷ
vật vô giá. Mỗi hiện vật tại đây là một câu chuyện bi hùng mà những
chiến sỹ cách mạng phải đổi bằng xương, bằng máu và cả tính mạng để giữ
gìn, bảo quản để mang từ nhà tù của địch ra.
4. Bảo tàng Cội nguồn, Phú Quốc
Toàn
bộ khuôn viên bảo tàng tọa lạc trên ngọn đồi rộng 4ha, riêng khu nhà
trưng bày cổ vật có diện tích 1.152m2. Bảo tàng Cội Nguồn giống như một
Phú Quốc thu nhỏ, là câu chuyện kể về một nền văn hóa, một thời kỳ lịch
sử. Đến tham quan Cội Nguồn, du khách có cái nhìn tổng quan về tự nhiên
biển, rừng Phú Quốc. Những mảng trưng bày ở tầng trệt tòa nhà giới
thiệu những hiện vật từ nanh heo rừng, rêu hóa thạch đến xương bò biển,
cá voi, hay những mảnh san hô, vỏ trai, đồi mồi trong lòng biển Phú
Quốc.
Bảo
tàng Cội Nguồn hiện lưu giữ trên 3.000 hiện vật, trong đó 2.645 cổ vật
đã được Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt Nam thẩm định có
niên đại từ thế kỷ thứ 15 Tr.CN đến đầu thế kỷ 20. Không ai nghĩ đó là
thành quả sưu tập của một cá nhân. “Mô hình này cứ như là cả một tập
đoàn kinh tế - văn hóa, trong đó có bảo tàng...”, GS-TS Nguyễn Văn Huy,
nguyên giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, đã nhận xét như vậy trong
một lần đến đây.
5. Bảo tàng Mỹ thuật Họa sỹ Phan Thị Ngọc Mỹ, Hà Nội
Sở
hữu trong tay bộ sưu tập tranh, cổ vật vào loại lớn nhất Việt Nam hiện
nay, nữ họa sỹ đầu tiên thành lập bảo tàng tư nhân - nhà sưu tập Phan
Thị Ngọc Mỹ.
Trong suốt hơn 20 năm sưu tập, hiện bà thành lập một bảo tàng nghệ thuật tư nhân ở vùng quê Sài Sơn, Quốc Oai (Hà Nội).
Bảo
tàng Phan Thị Ngọc Mỹ được xây dựng trên cơ sở bộ sưu tập nghệ thuật
khá đồ sộ từ 1988. Bà đã gom góp hàng ngàn tác phẩm và hiện vật hội họa,
đồ họa, thư pháp (Hán, Việt), đồ gốm, đồ đồng, đồ thủ công mỹ nghệ dân
gian.
Ngoài
các tác phẩm sưu tập, một phần quan trọng không thể không nhắc tới
trong bảo tàng là những bức tranh do chính Phan Thị Ngọc Mỹ sáng tác.
Với phong cách hiện thực mới mẻ, bà đã thể hiện khá thành công chuyên đề
phong cảnh nông thôn tươi sáng, đầy trữ tình.
Bảo
tàng sẽ góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa của người dân Sài
Sơn. Cạnh chùa Thầy một điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước,
bảo tàng sẽ là một điểm đến của những tour du lịch về cội ở xứ Đoài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét