PNO - Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 3km về hướng Đông Nam, Ghềnh Ráng là một địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến Quy Nhơn.
Hôm ấy, chúng tôi quyết định thuê xe máy để chủ động ngao du, dừng chân nghỉ ngơi, chụp hình. Trước đó, chúng tôi đã “nghiên cứu”, Ghềnh Ráng là khu đồi nằm dưới chân núi Xuân Vân rộng khoảng 35ha. Biển bên dưới là sự hợp thành của những bãi đá nối tiếp nhau, uốn lượn theo đường cong của núi. Bên trên có những khối đá thật lớn mà người đời thêu dệt nhiều huyền thoại càng khiến bước chân tò mò của du khách tìm đến nơi này. Từ cổng chào đi lên đồi, chúng tôi dừng lại để chụp hình và ngắm thành phố Quy Nhơn nằm dọc theo bờ biển hình vòng cung. Khung cảnh trời, mây, nước thật đẹp.
Mộ Hàn Mặc Tử
Điểm tham quan đầu tiên là mộ Hàn Mặc Tử, là ngôi mộ được cải táng di dời đến đây vào năm 1959 để thuận tiện cho khách thăm viếng. Mộ nằm ở vị trí cao, có bậc cấp đi lên hai bên hai hàng cau. Khu mộ đơn giản, sạch sẽ, quang cảnh đẹp và thanh bình. Mộ có tượng Đức Mẹ nhìn xuống. Nơi đây rất nhiều du khách, văn nhân thăm viếng thường xuyên nên không có vẻ lạnh lẽo, hoang phế mà ngược lại rất ấm cúng.
Có một điểm tham quan mà rất nhiều du khách bỏ qua (do không biết) khi đến Ghềnh Ráng bởi cổng vào hơi bị khuất, khó thấy, đó là nhà thờ đá đối diện với khu mộ Hàn Mặc Tử. Nhà thờ đá nằm sâu phía bên dưới, về hướng biển. Đứng trước cổng gỗ đơn sơ du khách khó tưởng tượng được quang cảnh thơ mộng bên trong. Bước qua cổng gỗ, một không gian xanh mát khiến bước chân du khách bị cuốn theo (lên, xuống) con đường lát đá, càng đi càng cảm thấy bị chinh phục bởi khung cảnh yên bình, dễ chịu. Cạnh nhà thờ đá còn có một nơi để tham quan nữa là Đền Bà Chúa Ngọc.
Cổng vào nhà thờ đá
Rời khỏi nhà thờ đá, chúng tôi vào một nhà hàng và thưởng thức ly cà phê trước khi tiếp tục cuộc hành trình. Từ trên nhìn xuống biển sẽ thấy các bãi tắm như Bãi Tiên, hay Bãi Trứng với đá được bàn tay sắp xếp của thiên nhiên trông rất đẹp và kỳ lạ, nơi này còn được gọi là Bãi tắm Hoàng Hậu. Tương truyền rằng, trong những lần theo vua Bảo Đại đi kinh lý các tỉnh miền Trung, hoàng hậu Nam Phương đã chọn nơi đây là bão tắm riêng cho mình.
Bãi Trứng
Rời Bãi Trứng, chúng tôi tiếp tục khám phá Ghềnh Ráng. Phía trên là rừng, bên dưới là biển. Cảnh đẹp hoang sơ. Vòng vèo theo núi, chúng tôi dừng lại trên một vị trí cao và nhìn xuống bãi biển Quy Hòa bên dưới trông rất nên thơ với biển xanh, cát trắng, tiếng sóng xa xa vọng lên, tiếng cây rừng cựa mình, tiếng chim ríu rít…
Bãi biển Quy Hòa
Rồi từ đây chúng tôi bắt đầu đổ dốc và đến cổng Bệnh viện Phong – Da liễu trung ương Quy Hòa. Sau khi mua vé vào cổng 10 ngàn đồng/người chúng tôi vào khu vực Quy Hòa. Theo các tài liệu, thung lũng Quy Hòa được linh mục người Pháp Paul Maheu (1869 - 1931) tìm ra cách đây hơn 80 năm, khi ông cảm nhận vẻ yên bình hiếm có, cách biệt với thế giới bên ngoài, thật lý tưởng để xây dựng một khu điều trị bệnh nhân phong mang tên Bệnh viện Laproserie de Quy Hòa. Năm 1932, Giám đốc bệnh viện, sơ Charles Antoine và người phụ tá là sơ Ozithe - vốn là kiến trúc sư, đã đặt ra chương trình xây dựng lại bệnh viện và xây dựng nhà ở để người mắc bệnh phong có nơi trú ngụ kiên cố, lâu dài dựa vào việc vận động các nhà hảo tâm. Khu điều trị phong Quy Hòa được đánh giá là một trong những bệnh viện đẹp và độc đáo nhất thế giới.
Làng phong Quy Hoà
Tại đây có mộ (cũ) của Hàn Mặc Tử, nơi chôn ông sau khi mất. Biển Quy Hòa sóng vỗ hiền hòa, tượng Chúa Giê-Su trên cây thập tự nhìn ra biển, một hang đá có tượng các thiên thần trông rất bình yên. Theo con đường bê tông chúng tôi đến khu vực vườn tượng. Ở đây có hơn 50 bức tượng của danh nhân Y học thế giới. Ngồi trên ghế đá, dưới bóng hàng dương, nhìn ra biển quanh năm sóng vỗ, những bức tượng trầm mặc, những con người hy sinh cuộc đời mình cho y học, mới cảm nhận được cuộc sống có ý nghĩa vô cùng. Nơi đây còn có Tu viện Phan Sinh Thừa sai Đức Mẹ.
Khu vườn tượng
Khu mộ cũ của Hàn Mặc Tử
Chúng tôi tiếp tục dạo quanh làng phong, ghé thăm Nhà trưng bày các di vật Hàn Mặc Tử và cảm thấy ngoài cuộc sống bình yên của những người bất hạnh còn có sự ấm áp tình người sẻ chia.
Những di vật của Hàn Mặc Tử
Khu vui chơi
Rời khỏi làng phong, chúng tôi bắt đầu lên dốc. Trên đường ra chúng tôi thấy cơ sở chính của Bệnh viện Da Liễu Quy Hòa khang trang nằm đường lớn. Chúng tôi không rẽ ra đường này mà theo con đường ôm vòng lấy núi. Đường láng nhựa, xe chạy êm. Và cuối cùng, về đích là cổng khu du lịch Ghềnh Ráng. Như vậy, chúng tôi đã đi một vòng hết Ghềnh Ráng, tham quan được nhiều địa điểm, cảm nhận nơi đây không chỉ có cảnh quan thiên nhiên đẹp mà còn có tấm lòng của con người với những mảnh đời bất hạnh… Một tour du lịch rất có ý nghĩa!
KIM DUY
PNO - Nằm trong khu du lịch nổi tiếng Ghềnh Ráng, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 3 km về phía Đông Nam, Nhà thờ đá là một nơi tham quan khá thú vị, nhưng có nhiều du khách bỏ qua do không biết hay không chú ý bởi cổng vào nhà thờ hơi bị khuất, và tâm điểm của du khách khi đến Ghềnh Ráng thường là khu mộ Hàn Mặc Tử và các cụm di tích khác…
Đối diện khu mộ thi sĩ Hàn Mặc Tử nằm trên
đồi cao, Nhà thờ đá khuất sâu phía dưới, về hướng biển. Đứng trước cổng
gỗ đơn sơ du khách khó tưởng tượng được quang cảnh thơ mộng bên trong.
Bước qua cổng gỗ, một không gian xanh mát khiến bước chân tò mò của du
khách bị cuốn theo (lên, xuống) con đường lát đá, càng đi càng cảm thấy
bị chinh phục bởi khung cảnh yên bình và ấm áp.
Tên gọi nhà thờ là Trung tâm Thánh Thể và Thánh Mẫu Ghềnh Ráng, giáo
phận Quy Nhơn. Nhà thờ mặt hướng ra biển, do nằm trên triền dốc nên mặt
bằng rất hạn chế, lối đi vào nhà thờ khá quanh co, tuy nhiên chính không
gian xanh và cách trang trí có chủ đề làm cho khách cảm thấy gần gũi.
Theo các tài liệu, Nhà thờ đá Ghềnh Ráng được khởi công ngày
11/2/1963 và khánh thành ngày 15/8/1964, do Linh Mục Phạm Châu Diên đứng
ra xây cất. Sau 40 năm trải qua mưa nắng, gió biển và có một thời gian
hoang phế, nhà thờ đã ọp ẹp, xuống cấp. Năm 2005, Nhà thờ đá được tái
thiết lại, và khánh thành ngày 02/02/2007.
Từ cổng vào nhà thờ có hàng cau, dây trầu, có những cụm đá ong làm nên một không gian Việt. Trong không gian Việt này có phù điêu Chúa Giêsu Thánh Thể và nhiều tượng Thánh, những chứng nhân tiêu biểu của Hội Thánh Việt Nam và của Giáo phận Quy Nhơn.
Mặt tiền tháp nhà thờ hướng về phương Bắc, được thiết kế theo ý tưởng
“con tàu Nôê” hình bầu dục, trên phần tháp phía Nam dưới chân Thánh
giá, có hình chim bồ câu ngậm cành lá. Phần dưới nhà thờ là các phòng ở.
Tượng Thánh Giuse ngự trị trên một tảng đá ngay đầu lối đi phía Đông
nhà thờ. Có dòng suối nhỏ chảy xuống thác, chân đồi hang đá Đức Mẹ, rồi
được bơm ngược lên thành vòng khép kín.
Song song phía Tây tháp nhà thờ là hang đá Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp bồng
Chúa Giêsu. Sân trước hang đá bao gồm hồ nước, bàn thờ dâng lễ với phù
điêu cảnh Tiệc ly. Trên bức tường phòng sinh hoạt có phù điêu bài giảng
trên núi. Chung quanh sân được tường kín bao bọc có tiểu cảnh tiệc cưới
Cana, tiểu cảnh tường than khóc...tất cả khung cảnh tạo nên bầu khí cầu
nguyện ấm cúng.
Đẩy nhẹ cánh cửa gỗ vào bên trong nhà thờ, khách khá bất ngờ khi thấy
cách bài trí ban thờ khá đơn giản và đặc biệt là ánh sáng được lấy từ
các ô kính phía trên. Quần thể khu di tích với cảnh quan đẹp và cách
trang trí hài hòa khiến bất cứ ai đến đây đều cảm nhận được sự thân
thiện, gần gũi và bình yên.
Từ cổng vào nhà thờ có hàng cau, dây trầu, có những cụm đá ong làm nên một không gian Việt. Trong không gian Việt này có phù điêu Chúa Giêsu Thánh Thể và nhiều tượng Thánh, những chứng nhân tiêu biểu của Hội Thánh Việt Nam và của Giáo phận Quy Nhơn.
BÌNH AN
Mộ Hàn Mặc Tử
Cổng vào nhà thờ đá
Bãi Trứng
Bãi biển Quy Hòa
Làng phong Quy Hoà
Khu vườn tượng
Khu mộ cũ của Hàn Mặc Tử
Những di vật của Hàn Mặc Tử
Khu vui chơi
Ghềnh Ráng Tiên Sa gắn liền một cuộc đời
Ghềnh
Ráng Tiên Sa sự hoà quyện tuyệt vời giữa biển trời bao la và núi đá
muôn hình vạn trạng, quê hương của thi sĩ tài danh nhưng bạc mệnh Hàn
Mặc Tử.
ằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn
khoảng 3 km về hướng đông nam. Thắng cảnh Ghềnh Ráng trải dài dọc bờ
biển, uốn lượn hàng cây số, nước biển trong xanh. Nơi đây có bãi Đá
Trứng (với vô số hòn đá tròn nhẵn như trứng chim khổng lồ) là quần thể
sơn thạch còn gọi là Bãi tắm Hoàng Hậu (Hoàng hậu Nam Phương từng đến
tắm ở đây), dấu vết tận cùng phía đông của dãy núi Xuân Vân.
Chạy dọc sát bờ biển, dấu vết tận cùng
về phía đông của dãy núi Xuân vân trùng điệp nằm cách Trung tâm thành
phố chừng hai cây số về phía Nam. Nơi đây đá chất ngổn ngang, tạo thành
hang, thành rạn, thành gành, quanh năm giỡn đùa cùng sóng biển.
Làn nước xanh biếc vỗ bờ
Bãi Tiên Sa có thể ví như một “Nha
Trang thứ hai” của Quy Nhơn. Những hàng thông xanh ngắt trải dài dài
dài, từng bờ cát trắng xóa, lấp lánh trong ánh trưa, gió biển lồng lộng…
Đến bãi Tiên Sa, du khách sẽ tự mình chiêm nghiệm được vì sao bãi biển
này lại có cái tên đậm màu cổ tích đến như vậy.
Ghềnh Ráng Tiên Sa
Bãi trứng dưới ánh mặt trời
Ghềnh Ráng Tiên Sa kì vĩ
Hoàng hôn - Bình minh
Còn gì tuyệt vời hơn khi được đi dạo
dưới ánh trăng bên bãi biển hiền hoà, ngồi trên bãi đá nhìn về phía xa
ngắm mặt trời lặn, chiêm ngưỡng những tia nắng cuối cùng của ngày dần
dần tắt, màn đêm buông suống, bạn không thể tận hưởng vẻ đẹp của nó bằng
mắt thì hãy cảm nhận bằng tâm hồn, nhắm mắt lại và thả hồn vào biển
khơi, bạn sẽ ngửi thấy vị mặn nồng của biển cả, êm ái dịu dàng của những
đợt sóng vỗ nhẹ nhàng, hãy để linh hồn bạn một lần được thuộc về đại
dương.
Ghềnh Ráng Tiên Sa về đêm
Hàn Mạc Tử
Những bài thơ tình chan chứa yêu
thương và khao khát đến cuồng loạn của một tâm hồn biết yêu và khao khát
yêu như Hàn Mặc Tử, cái tên Mạc Tử phải chăng đã chứa trong nó một nỗi u
uất, như được báo trước một cuộc đời bất hạnh.
Người đi một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ
trích lưu luyến-HMT
Ông đã buông suôi tất cả khi mới ở
tuổi 28, với biết bao ước hẹn cho tương lai phía trước bỗng vỡ tan,
những trang giấy hãy còn danh dở, để lại cho người đời sự hẫng hụt, nỗi
sót thương vô hạn, ở một nơi nào đó, có lẽ ông đang bắt đầu cuộc sống
mới, bắt đầu nụ cười vào mỗi sớm mai.
Nơi Hàn Mặc Tử yên nghỉ hướng ra biển khơi
pystravel
.
Đi hết Ghềnh Ráng
PNO - Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 3km về hướng Đông Nam, Ghềnh Ráng là một địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến Quy Nhơn.
Hôm ấy, chúng tôi quyết định thuê xe máy để chủ động ngao du, dừng chân nghỉ ngơi, chụp hình. Trước đó, chúng tôi đã “nghiên cứu”, Ghềnh Ráng là khu đồi nằm dưới chân núi Xuân Vân rộng khoảng 35ha. Biển bên dưới là sự hợp thành của những bãi đá nối tiếp nhau, uốn lượn theo đường cong của núi. Bên trên có những khối đá thật lớn mà người đời thêu dệt nhiều huyền thoại càng khiến bước chân tò mò của du khách tìm đến nơi này. Từ cổng chào đi lên đồi, chúng tôi dừng lại để chụp hình và ngắm thành phố Quy Nhơn nằm dọc theo bờ biển hình vòng cung. Khung cảnh trời, mây, nước thật đẹp.
Mộ Hàn Mặc Tử
Điểm tham quan đầu tiên là mộ Hàn Mặc Tử, là ngôi mộ được cải táng di dời đến đây vào năm 1959 để thuận tiện cho khách thăm viếng. Mộ nằm ở vị trí cao, có bậc cấp đi lên hai bên hai hàng cau. Khu mộ đơn giản, sạch sẽ, quang cảnh đẹp và thanh bình. Mộ có tượng Đức Mẹ nhìn xuống. Nơi đây rất nhiều du khách, văn nhân thăm viếng thường xuyên nên không có vẻ lạnh lẽo, hoang phế mà ngược lại rất ấm cúng.
Có một điểm tham quan mà rất nhiều du khách bỏ qua (do không biết) khi đến Ghềnh Ráng bởi cổng vào hơi bị khuất, khó thấy, đó là nhà thờ đá đối diện với khu mộ Hàn Mặc Tử. Nhà thờ đá nằm sâu phía bên dưới, về hướng biển. Đứng trước cổng gỗ đơn sơ du khách khó tưởng tượng được quang cảnh thơ mộng bên trong. Bước qua cổng gỗ, một không gian xanh mát khiến bước chân du khách bị cuốn theo (lên, xuống) con đường lát đá, càng đi càng cảm thấy bị chinh phục bởi khung cảnh yên bình, dễ chịu. Cạnh nhà thờ đá còn có một nơi để tham quan nữa là Đền Bà Chúa Ngọc.
Cổng vào nhà thờ đá
Rời khỏi nhà thờ đá, chúng tôi vào một nhà hàng và thưởng thức ly cà phê trước khi tiếp tục cuộc hành trình. Từ trên nhìn xuống biển sẽ thấy các bãi tắm như Bãi Tiên, hay Bãi Trứng với đá được bàn tay sắp xếp của thiên nhiên trông rất đẹp và kỳ lạ, nơi này còn được gọi là Bãi tắm Hoàng Hậu. Tương truyền rằng, trong những lần theo vua Bảo Đại đi kinh lý các tỉnh miền Trung, hoàng hậu Nam Phương đã chọn nơi đây là bão tắm riêng cho mình.
Bãi Trứng
Rời Bãi Trứng, chúng tôi tiếp tục khám phá Ghềnh Ráng. Phía trên là rừng, bên dưới là biển. Cảnh đẹp hoang sơ. Vòng vèo theo núi, chúng tôi dừng lại trên một vị trí cao và nhìn xuống bãi biển Quy Hòa bên dưới trông rất nên thơ với biển xanh, cát trắng, tiếng sóng xa xa vọng lên, tiếng cây rừng cựa mình, tiếng chim ríu rít…
Bãi biển Quy Hòa
Rồi từ đây chúng tôi bắt đầu đổ dốc và đến cổng Bệnh viện Phong – Da liễu trung ương Quy Hòa. Sau khi mua vé vào cổng 10 ngàn đồng/người chúng tôi vào khu vực Quy Hòa. Theo các tài liệu, thung lũng Quy Hòa được linh mục người Pháp Paul Maheu (1869 - 1931) tìm ra cách đây hơn 80 năm, khi ông cảm nhận vẻ yên bình hiếm có, cách biệt với thế giới bên ngoài, thật lý tưởng để xây dựng một khu điều trị bệnh nhân phong mang tên Bệnh viện Laproserie de Quy Hòa. Năm 1932, Giám đốc bệnh viện, sơ Charles Antoine và người phụ tá là sơ Ozithe - vốn là kiến trúc sư, đã đặt ra chương trình xây dựng lại bệnh viện và xây dựng nhà ở để người mắc bệnh phong có nơi trú ngụ kiên cố, lâu dài dựa vào việc vận động các nhà hảo tâm. Khu điều trị phong Quy Hòa được đánh giá là một trong những bệnh viện đẹp và độc đáo nhất thế giới.
Làng phong Quy Hoà
Tại đây có mộ (cũ) của Hàn Mặc Tử, nơi chôn ông sau khi mất. Biển Quy Hòa sóng vỗ hiền hòa, tượng Chúa Giê-Su trên cây thập tự nhìn ra biển, một hang đá có tượng các thiên thần trông rất bình yên. Theo con đường bê tông chúng tôi đến khu vực vườn tượng. Ở đây có hơn 50 bức tượng của danh nhân Y học thế giới. Ngồi trên ghế đá, dưới bóng hàng dương, nhìn ra biển quanh năm sóng vỗ, những bức tượng trầm mặc, những con người hy sinh cuộc đời mình cho y học, mới cảm nhận được cuộc sống có ý nghĩa vô cùng. Nơi đây còn có Tu viện Phan Sinh Thừa sai Đức Mẹ.
Khu vườn tượng
Khu mộ cũ của Hàn Mặc Tử
Chúng tôi tiếp tục dạo quanh làng phong, ghé thăm Nhà trưng bày các di vật Hàn Mặc Tử và cảm thấy ngoài cuộc sống bình yên của những người bất hạnh còn có sự ấm áp tình người sẻ chia.
Những di vật của Hàn Mặc Tử
Khu vui chơi
Rời khỏi làng phong, chúng tôi bắt đầu lên dốc. Trên đường ra chúng tôi thấy cơ sở chính của Bệnh viện Da Liễu Quy Hòa khang trang nằm đường lớn. Chúng tôi không rẽ ra đường này mà theo con đường ôm vòng lấy núi. Đường láng nhựa, xe chạy êm. Và cuối cùng, về đích là cổng khu du lịch Ghềnh Ráng. Như vậy, chúng tôi đã đi một vòng hết Ghềnh Ráng, tham quan được nhiều địa điểm, cảm nhận nơi đây không chỉ có cảnh quan thiên nhiên đẹp mà còn có tấm lòng của con người với những mảnh đời bất hạnh… Một tour du lịch rất có ý nghĩa!
KIM DUY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét