Trên
những nẻo đường khám phá đất nước Campuchia xinh đẹp, quý khách sẽ tình
cờ bắt gặp hình ảnh đám cưới của người Campuchia, đó là một nét văn hóa
đẹp và đặc thù của dân tộc Khmer.
Tập tục cưới hỏi của dân tộc Khmer có những nét riêng mang đậm bản sắc
của dân tộc mình, làm phong phú cho kho tàng văn hoá truyền thống của
dân tộc Khmer. Điều đó được khắc họa rõ nét qua những nghi thức cưới hỏi
của người Khmer.
Phong tục cưới hỏi của người dân tộc Khmer
Trước hết, đàng trai nhờ ông bà Mai đi làm mối.
Lễ nói:
Khi đàng gái chấp thuận rồi, họ nhà trai lối 4 người mang lễ vật sang
nhà gái. Lễ vật gồm một mâm trầu cau, 5 bánh thuốc hút, 1 bầu rượu, 2
chén bằng sành, 1 vòng bạc, 1 xâu chuỗi hổ. Ông bà Mai thường là người
đủ vợ chồng và không được chắp nối.
Lễ hỏi, cưới
Đàng gái định ngày làm đám hỏi. Trong buổi tiệc này, hai bên định ngày
cưới và định lễ cưới do bên nào gánh chịu, trai cũng được, gái cũng
được, có khi hai bên hùn nhau. Mặc dầu lễ hỏi có định ngày, nhưng hầu
hết đều cử hành chung với lễ cưới. Trước ngày cưới, chú rể phải qua nhà
vợ làm lụng cực nhọc, có khi 2,3 năm mới được cưới. Có người chỉ vì một
chút lỗi lầm mà có khi bị mất vợ.
Đến ngày cưới, hai họ nhờ hai ông trưởng lão thay mặt hai họ điều khiển buổi lễ.
Trong lễ cưới của người Khmer, rạp đám cưới trang trí rất cầu kỳ, hoa
mỹ. Nhưng dù dựng rạp đám cưới ngày nay có tân tiến như thế nào đi chăng
nữa phía trước cổng rạp lúc nào cũng có hai cây chuối có hai buồng
chuối, một buồng sơn vàng, một buồng sơn bạc, mà hai buồng chuối phải
đều nhau thể hiện làm ăn phát tài, phát lộc, con đàn cháu đống, sung túc
tròn đầy.
Đúng ngày giờ coi theo sách vở, đàng trai mang lễ vật sang tặng đàng
gái các món quà để cử hành hôn lễ bao gồm nữ trang: bông tai, dây
chuyền, vòng vàng, mùng, mền, chiếu gối, 1 con heo 100 kg, 30 con gà, 30
chén cốm dẹp, 3 chai rượu nhỏ, tiền đền ơn sữa mẹ, 1 mâm trầu. Trong
buổi lễ này, thân nhân đến dự chúc tụng nhau bằng lời ca tiếng hát.
Trong lễ cưới có lễ “Cột Tay”, có nghĩa là để vợ chồng khắn khít suốt
đời. Lễ này cử hành từ sáng tới tối để thân nhân, bè bạn vừa dự tiệc cột
tay vừa giúp tiền hoặc tặng phẩm vật. Mỗi lần có người cho tiền hay
tặng phẩm vật đều có cột vào tay cô dâu, chú rể một vòng chỉ trắng để
cầu chúc cho sự bền chặt. Tặng vật có thể là trâu, bò, gà vịt, tiền bạc,
vàng vòng để vợ chồng mới làm vốn.
Nguồn hình Internet
Cô dâu bới tóc cao, choàng lên đầu một vòng hoa, áo tay dài bằng the,
vận chăn đỏ. Chú rể mặc áo trắng tay dài quấn chăn màu hung đỏ.
Sáng hôm sau, trước khi mặt trời mọc, hai họ làm lễ “Chọn Thì Giờ Tốt”
trước sân nhà. Cha mẹ đôi bên, hai ông trưởng lão và thân nhân lần lượt
chúc tụng, và sau đó họ nhà trai đưa chú rể về nhà gái. Nghi thức này
đặt dưới sự chứng kiến tinh thần của một hay nhiều vị sư. Từ đó về sau
chú rể là người vĩnh viễn của họ nhà gái. Ngày nay thì mỗi gia đình có
bắt rể hay không, đó còn tuỳ thuộc mỗi gia đình hai bên thoả thuận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét