Bột chiên là món ăn vặt thích hợp cho ngày tháng 10 se lạnh bởi những cơn mưa bất chợt của Sài Gòn.
Bột chiên Võ Văn Tần
Bột chiên là món ăn vặt của người Hoa được du nhập vào Sài Gòn theo những gia đình định cư. Cùng năm tháng bột chiên ngày nay đã trở thành món quà được nhiều người Sài thành ưa thích.
Bột
chiên được làm từ bột mì và bột năng trộn thêm ít dầu ăn, sau đó đem
đun nhỏ lửa cho bột săn chắc lại và ngả màu trắng ngà. Tiếp đến người
bán đem hấp bột trong khuôn hình vuông rồi đổ ra đĩa để nguội, cắt nhỏ
hình quân cờ rồi đem chiên trên chảo dầu nóng. Bột thường được chiên nhỏ
lửa. Khi áng chừng bột gần chín, người bán sẽ đập thêm trứng gà và ít
hành thái nhỏ cho dậy mùi thơm.
Cách
làm bột chiên không khó nhưng làm sao để miếng bột có ruột mềm,
vỏ ngoài giòn, không cháy cạnh và thơm thì không phải quán nào cũng làm
được. Có đầy đủ các yếu tố trên cộng thêm ít dầu mỡ, quán bột chiên
nằm ở góc đường Cách mạng tháng 8 và Võ Văn Tần (Quận 3) được rất nhiều
người sành ăn ưa chuộng.
Bột chiên Võ Văn Tần được nhiều người Sài Gòn yêu thích
Vì chủ quán là người Hoa nên nước chấm bột chiên
được pha chế cầu kì từ mắm, đường, giấm đen, nước tương, tương ớt sao
cho có vị chua, mặn, ngọt cay vừa miệng với khách theo đúng vị người
Hoa. Biết ăn nhiều bột chiên sẽ nhanh ngán nên chủ quán đã khéo léo thêm
đĩa đu đủ chua ngọt cho khách ăn kèm.
Giá
một đĩa bột chiên đầy đặn như vậy là 20.000 đồng, Ngoài bột chiên,
quán còn bán thêm bánh hẹ, gỏi bò, bì cuốn, bún riêu... khá phong phú. Ở
đây đông người ăn, nhưng phục vụ khá nhanh. Tuy nhiên, thi thoảng bột
chiên ở đây bị khô do hơi quá lửa, khiến nhiều thực khách lần đầu đến ăn
chưa thấy thỏa mãn. Quán mở cửa từ 3h chiều.
Bột chiên gần bưu điện Chợ Lớn
Chỉ
là một xe nhỏ nằm trên đường Hải Thượng Lãn Ông ở khu Chợ Lớn (Quận 5) -
nơi tập trung đông người Hoa sinh sống, quán bột chiên này hàng ngày
thu hút khá đông thực khách ghé ăn.
Bột chiên Chợ Lớn cắt hình chữ nhật
Khác
với bột chiên ở Võ Văn Tần cắt hình vuông, bột chiên ở gần bưu điện Chợ
Lớn cắt hình chữ nhật. Quán không đợi đến lúc ăn mới bắt đầu chiên mà
người bán chiên sẵn ở nhà rồi khi có khách thì chiên lại, đập trứng,
thêm hành thái nhỏ, ít tỏi và cải như cách ăn của người Trung Quốc. Cũng
vì có nhiều rau hơn nên bột chiên ở đây ăn ít ngán hơn.
Bột ở đây được chủ quán chiên sẵn ở nhà
Vì
chủ quán là người Hoa nên bột chiên vẫn giữ nguyên hương vị Trung Hoa,
không có biến tấu nhiều. Tuy nhiên bột chiên đã được chiên trước ở nhà
nên miếng bột không còn mềm nữa mà có phần cứng, giòn. Quán cũng không
dọn đu đủ kèm theo món ăn. Tuy nhiên, với giá 15.000 đồng/suất bột chiên
đầy đặn, thì đây vẫn là sự lựa chọn của nhiều thực khách trong buổi
chiều lạnh muốn "vỗ no" cái dạ dày.
Bột chiên Lê Hồng Phong
Quán
bột chiên nằm ở góc đường Lê Hồng Phong và Phan Văn Trị (Quận 5), do
một bác phụ nữ trung tuổi người Hoa mở bán. Quán được rất nhiều người ưa
chuộng, đặc biệt tầm khoảng 9-10h tối có rất đông người đến ăn.
Cách
chế biến của quán bột chiên Lê Hồng Phong giống như quán ở Võ Văn Tần,
nhưng bột chiên ở đây có phần đậm đà hơn vì gia vị được nêm nếm nhiều.
Ngoài ra, bột chiên được chiên ngay tại chỗ nên vẫn giữ vị ấm nóng,
không cứng nguội như bột chiên ở bưu điện Chợ Lớn. Đặc biệt bột chiên Lê
Hồng Phong không ăn chung với đu đủ như những chỗ khác mà ăn kèm với
cải bào chua ngọt.
Đĩa bột chiên hấp dẫn ở Lê Hồng Phong
Sam - Theo Trí Thức Trẻ
Bột chiên Sài
Gòn khởi nguồn chắc chắn từ Chợ Lớn, nơi tập trung đông đảo cộng đồng
người Hoa sinh sống. Nhưng "công lớn" phổ biến món ăn này với người Sài
Gòn có lẽ là con đường Võ Văn Tần ở quận 03. Tôi còn nhớ những năm đầu
thập niên 90 của thế kỷ trước, khi những món ăn chơi còn khan hiếm,
thì cả một dãy đường Võ Văn Tần đã nở rộ món bột chiên này.
Cũng xuất phát từ những gia đình gốc Hoa, nhưng cách chiên bột đường Võ Văn Tần lại rất khác trong Chợ Lớn. Điểm dễ thấy nhất là cách chiên này rất nhiều dầu, thậm chí có cảm giác miếng bột như ngập trong dầu. Trong khi đó trong Chợ Lớn phần này lại được tiết chế rất nhiều. Có lẽ vì vậy mà miếng bột chiên "kiểu Sài Gòn" này lại giòn, nóng hơn rất nhiều so với cách chiên truyền thống.
Một điểm dễ phân biệt nữa là miếng bột được cắt ô vuông chứ không
phải miếng dài như thường thấy trong Chợ Lớn. Một dĩa bột chiên nóng hổi
dọn ra, phủ lên trên là một chút tiêu với hành lá xắt nhỏ. Chỉ cần chấm
nước nước tương và ớt, ăn kèm với đu đủ cà rốt chua là đủ ngon rồi.
Trên đường Võ Văn Tần còn lại 2 quán bột chiên khá nổi tiếng là Đạt Thành và Vạn Thành. Đạt Thành nằm ngay mặt tiền đường (số 277), còn Vạn Thành thì nằm trong con hẻm ăn uống 185 ở gần đó.
Ngoài bột chiên, bạn còn có thể gọi thêm nui chiên, khoai môn hay bánh hẹ cũng rất ngon. Tất cả đều được chiên giòn rụm với hương vị đậm đà cố hữu của món này. Menu món ăn kèm cũng rất phong phú: gỏi bò, há cảo, gỏi cuốn... đủ làm mê đắm những tín đồ ăn vặt Sài Gòn.
Nếu có dịp đến Singapore hay Malaysia, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy "người anh em" của bột chiên Sài Gòn với tên gọi "carrot cake"
(dù chẳng có miếng cà rốt nào trong phần bột cả). Bột được chiên mềm
chứ không giòn, đậm đà vị ngọt của hắc xì dầu, tuy nhiên lại thiếu vắng
chén nước chấm ớt quen thuộc như ở Sài Gòn. Có 2 cách ăn là "đen" (nhiều
hắc xì dầu) và "trắng" (ít hắc xì dầu), trong đó cách ăn "trắng" là gần
gũi với bột chiên Sài Gòn nhất.
Bột chiên của người Hoa, cơm tấm Nam kì lục tỉnh, hủ tiếu Nam Vang đến từ Phnompenh xa xôi... mà sao mỗi khi xa Sài Gòn lại thấy nhớ?
Hay là, chất cởi mở của người Sài Gòn làm cho mọi người từ khắp nơi tự đến với Sài Gòn? (*)
Bột chiên Vạn Thành
306/26 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 05, quận 03
(hẻm 185 Võ Văn Tần)
Mở cửa: từ 3h30 chiều đến 12h khuya
Giá bán: Bột chiên, nui chiên, khoai môn, bánh hẹ (30.000đ/dĩa), gòi khô bò (20.000đ/dĩa)
Nhắc đến bột chiên Sài Gòn tôi nghĩ phần lớn mọi người đều nghĩ đến khu bán món này trên đường Võ Văn Tần ở quận 03 (khúc giữa Cao Thắng và Cách Mạng Tháng 8). Trong trí nhớ của tôi thì cách đây hơn 20 năm đã hình thành khu bột chiên này. Ngày đó có đến 3, 4 quán nằm kế nhau tạo ra một khu bán món này khá sầm uất. Sài Gòn những năm 90 thế kỷ trước chưa thịnh hành món ăn này nên khá đông cư dân từ các khu vực khác đến đây để thưởng thức. Ban đầu các quán chỉ bán duy nhất một món bột chiên, rồi từ từ phát triển ra nui chiên, rồi bánh hẹ, bánh khoai môn chiên… cũng khá lạ miệng. Đây là các món ăn của người Hoa du nhập vào Sài Gòn, tuy nhiên đã qua chỉnh sửa khá nhiều về cách chế biến để phù hợp với khẩu vị địa phương hơn.
Đơn cử như món bột chiên ở quán Đạt Thành. Món này có cách thức chế biến hao hao món bánh củ cải chiên (tên quốc tế là "Turnip cake") trong thực đơn điểm tâm của các trà quán người Hoa gốc Quảng mà tôi đã từng đề cập , chỉ khác là phiên bản “Việt hóa” có thêm nước tương và gỏi đu đủ ăn kèm cho đỡ ngán. Phiên bản gốc còn có tên gọi là “Carrot cake” (hoặc “Chai tow kwai”) ở một số nước Đông Nam Á như Singapore hay Malaysia với 2 cách ăn phổ biến là “black” – được nêm nếm với hắc xì dầu và đường, “white” – được nêm với nước tương và nước mắm. Phiên bản Singapore bột được chiên mềm hơn và chỉ ăn kèm với ớt sa tế. Nếu có dịp ghé ngang đảo quốc nhỏ bé này bạn cũng nên thử qua.
Bột chiên Đạt Thành cũng như bao quán Sài Gòn khác có thêm nước tương và gỏi đu đủ ăn kèm. Nước tương ở đây khá đặc biệt với một hương thơm đặc trưng mà chỉ mới dọn ra cũng đã làm bạn cồn cào rôi. Chan nước tương lên bề mặt dĩa bột chiên, lấy muỗng sắn từng miếng bột nhỏ và ăn kèm với đủ đủ mới thấy hết cái ngon của nó. Bên trong lớp vỏ bột dòn dòn kia là một lớp bột khác rất mịn và nóng sốt. Vị chua của đu đủ, chút cay cay của ớt sa tế, vị ngọt của bột hòa cùng với trứng… hẳn sẽ "hớp hồn" bạn.
Ngoài các món chiên là chủ đạo, Đạt Thành còn có các món ăn chơi như
bò bía, gỏi cuốn, gỏi bò… Bò bía (tên gốc là "Popiah") cũng là một món
ăn gốc Hoa mà bạn dễ dàng tìm thấy ở các quốc gia lân cận như Singapore
hay Malaysia. Món bò bía ở đây cũng khá ngon với các phần nhân được sắp
xếp hài hòa như xà lách, củ sắn, lạp xưởng và tôm khô. Bạn sẽ ngạc nhiên
hơn khi biết món bò bía nguyên bản cuốn to hơn rất nhiều, và có thể ăn
mà không cần... tương đen. Cái khác biệt của bò bía so với các món cuốn
quen thuộc ở Sài Gòn như gỏi cuốn hay bì cuốn nằm ở chỗ phần nhân lúc
nào cũng nóng (vì củ sắn), chứ không ăn nguội như những loại cuốn kia.
Một địa điểm thú vị cho những món ăn chơi quen thuộc của Sài Gòn, nhất là về đêm. Những phiên bản "Việt hóa" thú vị của những món Hoa như bột chiên hay bò bía tự khi nào đã trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa ẩm thực Sài Gòn.
Bột chiên Đạt Thành
277 Võ Văn Tần, phường 05, quận 03
Mở cửa: 4h chiều đến 10h tối
Giá: bột chiên (18.000đ/dĩa), gỏi bò (15.000đ/dĩa), bò bía (3.000đ/cuốn)
Thèm lắm bột chiên Sài Gòn!
Chảo bột chiên với rất nhiều dầu, giúp miếng bột giòn và giữ được độ nóng |
Cũng xuất phát từ những gia đình gốc Hoa, nhưng cách chiên bột đường Võ Văn Tần lại rất khác trong Chợ Lớn. Điểm dễ thấy nhất là cách chiên này rất nhiều dầu, thậm chí có cảm giác miếng bột như ngập trong dầu. Trong khi đó trong Chợ Lớn phần này lại được tiết chế rất nhiều. Có lẽ vì vậy mà miếng bột chiên "kiểu Sài Gòn" này lại giòn, nóng hơn rất nhiều so với cách chiên truyền thống.
Khách đông nên quán phải chiên cả 2 chảo mới kịp Bột chiên Sài Gòn Đu đủ cà rốt chua ăn kèm |
Trên đường Võ Văn Tần còn lại 2 quán bột chiên khá nổi tiếng là Đạt Thành và Vạn Thành. Đạt Thành nằm ngay mặt tiền đường (số 277), còn Vạn Thành thì nằm trong con hẻm ăn uống 185 ở gần đó.
Ngoài bột chiên, bạn còn có thể gọi thêm nui chiên, khoai môn hay bánh hẹ cũng rất ngon. Tất cả đều được chiên giòn rụm với hương vị đậm đà cố hữu của món này. Menu món ăn kèm cũng rất phong phú: gỏi bò, há cảo, gỏi cuốn... đủ làm mê đắm những tín đồ ăn vặt Sài Gòn.
Nui và khoai môn chiên Bánh hẹ Gỏi khô bò |
Bột chiên của người Hoa, cơm tấm Nam kì lục tỉnh, hủ tiếu Nam Vang đến từ Phnompenh xa xôi... mà sao mỗi khi xa Sài Gòn lại thấy nhớ?
Hay là, chất cởi mở của người Sài Gòn làm cho mọi người từ khắp nơi tự đến với Sài Gòn? (*)
Tân Nhân
Trích từ tản văn Sài Gòn - Vùng đất đa văn hóa, Lê Thiết Cương (2011)306/26 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 05, quận 03
(hẻm 185 Võ Văn Tần)
Mở cửa: từ 3h30 chiều đến 12h khuya
Giá bán: Bột chiên, nui chiên, khoai môn, bánh hẹ (30.000đ/dĩa), gòi khô bò (20.000đ/dĩa)
Bột chiên Đạt Thành: “Việt hóa” món ăn chơi
Dĩa bột chiên trứ danh Đạt Thành |
Nhắc đến bột chiên Sài Gòn tôi nghĩ phần lớn mọi người đều nghĩ đến khu bán món này trên đường Võ Văn Tần ở quận 03 (khúc giữa Cao Thắng và Cách Mạng Tháng 8). Trong trí nhớ của tôi thì cách đây hơn 20 năm đã hình thành khu bột chiên này. Ngày đó có đến 3, 4 quán nằm kế nhau tạo ra một khu bán món này khá sầm uất. Sài Gòn những năm 90 thế kỷ trước chưa thịnh hành món ăn này nên khá đông cư dân từ các khu vực khác đến đây để thưởng thức. Ban đầu các quán chỉ bán duy nhất một món bột chiên, rồi từ từ phát triển ra nui chiên, rồi bánh hẹ, bánh khoai môn chiên… cũng khá lạ miệng. Đây là các món ăn của người Hoa du nhập vào Sài Gòn, tuy nhiên đã qua chỉnh sửa khá nhiều về cách chế biến để phù hợp với khẩu vị địa phương hơn.
Đơn cử như món bột chiên ở quán Đạt Thành. Món này có cách thức chế biến hao hao món bánh củ cải chiên (tên quốc tế là "Turnip cake") trong thực đơn điểm tâm của các trà quán người Hoa gốc Quảng mà tôi đã từng đề cập , chỉ khác là phiên bản “Việt hóa” có thêm nước tương và gỏi đu đủ ăn kèm cho đỡ ngán. Phiên bản gốc còn có tên gọi là “Carrot cake” (hoặc “Chai tow kwai”) ở một số nước Đông Nam Á như Singapore hay Malaysia với 2 cách ăn phổ biến là “black” – được nêm nếm với hắc xì dầu và đường, “white” – được nêm với nước tương và nước mắm. Phiên bản Singapore bột được chiên mềm hơn và chỉ ăn kèm với ớt sa tế. Nếu có dịp ghé ngang đảo quốc nhỏ bé này bạn cũng nên thử qua.
Bột chiên Đạt Thành cũng như bao quán Sài Gòn khác có thêm nước tương và gỏi đu đủ ăn kèm. Nước tương ở đây khá đặc biệt với một hương thơm đặc trưng mà chỉ mới dọn ra cũng đã làm bạn cồn cào rôi. Chan nước tương lên bề mặt dĩa bột chiên, lấy muỗng sắn từng miếng bột nhỏ và ăn kèm với đủ đủ mới thấy hết cái ngon của nó. Bên trong lớp vỏ bột dòn dòn kia là một lớp bột khác rất mịn và nóng sốt. Vị chua của đu đủ, chút cay cay của ớt sa tế, vị ngọt của bột hòa cùng với trứng… hẳn sẽ "hớp hồn" bạn.
Những cuốn bò bía lúc nào cũng nóng hổi khi dọn ra |
Một địa điểm thú vị cho những món ăn chơi quen thuộc của Sài Gòn, nhất là về đêm. Những phiên bản "Việt hóa" thú vị của những món Hoa như bột chiên hay bò bía tự khi nào đã trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa ẩm thực Sài Gòn.
Tân Nhân
277 Võ Văn Tần, phường 05, quận 03
Mở cửa: 4h chiều đến 10h tối
Giá: bột chiên (18.000đ/dĩa), gỏi bò (15.000đ/dĩa), bò bía (3.000đ/cuốn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét